Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19 lên tới 75%

Cập nhập: Thứ ba, 23/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, hầu hết người từng nhiễm Covid-19 sẽ hồi phục hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, có một số người vẫn gặp những di chứng hậu Covid kéo dài đến nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh.

    Mới đây, một nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy, người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19 lên đến 75% so với những người không bị.

 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19 tới 75%

Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19 tới 75%

 

Các nghiên cứu về chứng ngưng thở khi ngủ và nguy cơ hậu Covid-19

   Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, di chứng hậu Covid-19 là một hội chứng xảy ra ở người từng nhiễm virus SARS-COV2. Tình trạng này kéo dài ít nhất 2 tháng sau khi đã khỏi bệnh.

   Người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện như: ho, khó thở, đau tức ngực, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế, mệt mỏi, sương mù não, lú lẫn, mất ngủ, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, mất vị giác, khứu giác, lo lắng, hồi hộp,...

   Theo ước tính, khoảng 35% người bệnh có thể mắc phải hội chứng hậu Covid-19. Trong đó, những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn, ví dụ như: hội chứng ngưng thở khi ngủ.

   Mới đây, một nghiên cứu dựa trên dữ liệu sức khỏe điện tử của gần 1,8 triệu người cho thấy, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng hậu Covid-19 lên tới 75%. Trong đó, phụ nữ mắc bệnh có nguy cơ cao hơn với 89%, còn nam giới là khoảng 59%.

   Một nghiên cứu thứ 2 trên 330.000 người trưởng thành cũng cho thấy, có mối liên hệ giữa hai tình trạng này. Tuy nhiên, mức độ rủi ro chỉ rơi vào khoảng 12%.

 

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc di chứng hậu Covid-19

 

   Tác giả của nghiên cứu Lorna Thorpe, lãnh đạo của RECOVER Clinical Science Core tại NYU Langone Health cho biết, phạm vi từ 12% đến 75% có thể là do sự khác biệt trong các quần thể nghiên cứu và mức độ mắc bệnh khác nhau. Những người trong nghiên cứu thứ nhất có thể mắc thêm các vấn đề về sức khỏe đi kèm, ví dụ như béo phì, tăng huyết áp, và tiểu đường.

 

Vì sao chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc hậu Covid-19?

   Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn giấc ngủ có liên quan đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Đặc trưng của tình trạng này là người bệnh xuất hiện những khoảng thời gian ngưng thở kéo dài khoảng 10 giây lặp đi lặp lại trong khi ngủ.

  Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến người bệnh bị ngưng thở khi ngủ dễ mắc hậu covid-19 hơn là do tăng tình trạng viêm và chất lượng giấc ngủ giảm sút. Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ làm giảm khả năng miễn dịch cũng như tăng khả năng nhiễm trùng. Điều này khiến cho những đối tượng trên cũng có nguy cơ mắc và tái nhiễm Covid-19 cao hơn.

   Các chuyên gia cũng đưa ra một số giả thuyết về việc, tại sao nữ giới có tỷ lệ mắc lên tới 89%, trong khi đó nam giới chỉ có 59%. Tiến sĩ Phyllis Zee, giám đốc Trung tâm Y học Sinh học và Giấc ngủ tại Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago cho biết, sự khác biệt có thể nằm ở phản ứng miễn dịch.

 

Ngưng thở khi ngủ làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch ở phụ nữ

Ngưng thở khi ngủ làm giảm đáng kể khả năng miễn dịch ở phụ nữ

 

   Theo đó, phụ nữ thường có phản ứng miễn dịch mạnh hơn khi nhiễm virus, do đó tình trạng viêm cũng nặng và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, không chỉ những người mắc ngưng thở khi ngủ, phụ nữ nói chung cũng bị mất ngủ nhiều hơn và khi mắc bệnh thì có xu hướng xuất hiện các triệu chứng hậu Covid nhiều hơn.

    Tác giả của nghiên cứu Lorna Thorpe cũng cho biết, một lý do khác có thể là do tình trạng ngưng thở khi ngủ ở phụ nữ thường nặng hơn so với nam giới. Nguyên nhân là vì căn bệnh này thường được coi là bệnh của nam giới. Nữ giới ít được quan tâm hơn, nên khi được chẩn đoán tình trạng đã nặng hơn. Các dữ liệu trong hồ sơ sức khỏe điện tử cũng ghi nhận điều này.

 

Chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm như thế nào? Cách nhận biết mình mắc bệnh

   Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người trung niên trở lên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Nguy cơ mắc phải tình trạng này cũng gia tăng ở người bị béo phì (cao gấp 3 lần), người có cấu trúc đường hô hấp bất thường, nghiện rượu, dùng thuốc an thần, tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp, bệnh mạch máu não,...

   Chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng đáng lo ngại, vì có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến tâm trạng, giảm ham muốn. Hội chứng này cũng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và đột quỵ,... Tuy nhiên, nhiều người hoàn toàn không hay biết về việc mình mắc bệnh.

 

Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần

Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần

 

   Các dấu hiệu để nhận biết căn bệnh này là: Ngáy to, thở hổn hển trong khi ngủ, khó ngủ, mất ngủ, khô miệng sau khi ngủ dậy, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ quá mức vào ban ngày, khó tập trung, giảm chú ý, cáu gắt,... Bạn cũng có thể nhận biết người thân mắc bệnh thông qua những giai đoạn ngừng thở trong khi người bệnh ngủ.

    Khi có những dấu hiệu này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

   Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì những thói quen lành mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Các thói quen này có thể kể đến là: bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, duy trì cân nặng ổn định,  ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung lợi khuẩn, tắm nắng,...

   Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm làm tăng nguy cơ mắc di chứng hậu covid-19. Những nghiên cứu mới nhất sẽ được chúng tôi cập nhật trong các bài viết tiếp theo. Mời quý độc giả cùng đón đọc!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Dấu hiệu bệnh tim mạch và một số căn bệnh thường gặp nhất hiện nay

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, mạch đập không đều, khó thở, hụt hơi, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ.

Uốn ván nguy kịch từ vết thương nhỏ ở bàn chân

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên vừa cấp cứu thành công một nam bệnh nhân 16 tuổi nguy kịch tính mạng từ một vết thương rất nhỏ ở bàn chân do giẫm phải đinh.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách phòng ngừa

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên do các dấu hiệu của bệnh này dễ gây nhầm lẫn vì vậy nhiều người mắc hội chứng này đã không phát hiện mình bị mắc bệnh, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngủ ngáy: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm

Ngủ ngáy: Nguyên nhân và phương pháp điều trị dứt điểm

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do làm giảm thời gian ngủ sâu, và giảm nồng độ oxy trong máu.
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà