Suy giáp và cường giáp - Bạn biết gì về 2 căn bệnh này?

Cập nhập: Thứ ba, 14/02/2023

 

    Suy giáp và cường giáp là hai căn bệnh khá thường gặp. Chúng đều xảy ra ở tuyến giáp - một trong những tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Hai bệnh lý này có cơ chế hoàn toàn trái ngược, nhưng lại có mối liên quan với nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hai bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Suy giáp và cường giáp

Suy giáp và cường giáp - Bạn biết gì về 2 căn bệnh này?

 

Suy giáp và cường giáp khác gì nhau?

   Tuyến giáp là nơi sản xuất ra hai loại hormone vô cùng quan trọng là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Chúng có những tác dụng như:

  • Giúp tăng cường chuyển hóa glucid, lipid tạo năng lượng cho cho cơ thể hoạt động.
  • Tăng nhịp tim, nhịp thở, lưu lượng máu qua tim để đưa oxy đến các cơ quan.
  • Tăng cường hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
  • Giúp cơ thể tăng trưởng, đặc biệt là não bộ.
  • Ổn định lượng canxi trong máu.

   Suy giáp được hiểu đơn giản là tình trạng thiếu hụt hormone T3 và T4. Ngược lại, cường giáp lại đặc trưng bởi sự gia tăng của hai hormon này. Cụ thể như sau:

Suy giáp

    Suy giáp còn được gọi là nhược giáp, giảm chức năng tuyến giáp. Bệnh lý này gần như không có triệu chứng đặc trưng. Người bệnh có thể mệt mỏi, giảm trí nhớ, sợ lạnh, da khô, nhịp tim chậm, táo bón,...

    Nguyên nhân của suy giáp có thể kể đến như:

  • Nguyên phát: bệnh tự miễn, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, xạ trị vùng cổ, viêm nhiễm, dùng thuốc ảnh hưởng chức năng tuyến, thiếu hoặc thừa i-ốt,... hoặc do bẩm sinh.
  • Nguyên nhân thứ phát: Suy tuyến yên, phẫu thuật hay xạ trị tuyến yên, nhồi máu tuyến yên, thiếu TSH (hormon kích thích tuyến giáp) vô căn.
  • Nguyên nhân khác: Rối loạn chức năng vùng dưới đồi, đề kháng với hormon tuyến giáp ở ngoại biên.

 

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp

 

Cường giáp

    Cường giáp là một hội chứng, với nhiều biểu hiện đặc trưng như: Hồi hộp đánh trống ngực, sợ nóng, tiêu chảy, run tay, bướu cổ, sụt cân, ra mồ hôi nhiều, dễ cáu giận, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi,...

    Nguyên nhân gây cường giáp có thể kể đến như:

  • Bệnh Basedow chiếm khoảng 70% tổng số trường hợp, có xu hướng phát triển trong gia đình và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ có độ tuổi từ 20 - 50 tuổi. Bệnh lý này hình thành do các kháng thể trong máu kích hoạt, làm cho tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormone.
  • Các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Tăng tiêu thụ i-ốt.
  • Sử dụng quá nhiều hormone tuyến giáp.

 

Suy giáp và cường giáp bệnh nào nguy hiểm hơn?

   Suy giáp và cường giáp đều gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến nhiều ảnh hưởng khác nhau với cơ thể. Cả hai bệnh lý này đều nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau như:

Biến chứng của suy giáp

   Thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ khiến hàm lượng LDL- cholesterol tăng cao, làm giảm khả năng co bóp của tim, hoặc gây giãn buồng tim và suy tim. Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng cao hơn khi lượng hormone thiếu hụt trong thời gian dài. Suy giáp còn làm tổn thương thần kinh ngoại biên, gây tê, đau, ngứa ran, yếu cơ, mất khả năng kiểm soát vận động cơ.

   Thiếu hormone tuyến giáp cũng có thể gây vô sinh, do cản trở quá trình rụng trứng, hoặc gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giáp là hôn mê sâu, mất tri giác,... Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời.

Biến chứng của cường giáp

   Khi dư thừa hormone tuyến giáp, nhịp tim của người bệnh sẽ nhanh hơn, và có thể gặp phải những rối loạn nghiêm trọng như rung nhĩ, và suy tim. Trong trường hợp cường giáp do Basedow, người bệnh có thể bị lồi mắt, thường xuyên chảy nước mắt và nhạy cảm hơn đối với ánh sáng, đồng thời kèm theo viêm kết mạc, tổn thương giác mạc.

   Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ bị cường giáp sẽ có thể bị sảy thai, sinh non, cân nặng thai nhi thấp. Biến chứng nguy hiểm nhất của cường giáp là cơn bão giáp. Khi các hormon tăng quá cao, người bệnh sẽ sốt cao lên đến 39 - 41 độ C, đổ mồ hôi nhiều gây mất nước, kích động, loạn thần, hôn mê, nhịp tim trên 140 lần/phút, phù phổi cấp, trụy tim mạch, nôn mửa, tiêu chảy, hoại tử tế bào gan, nhược cơ,... Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.

 

Biến chứng của cường giáp

Người bệnh sẽ sốt rất cao trong cơn bão giáp

 

Suy giáp và cường giáp chuyển hóa lẫn nhau như thế nào?

  Điều đặc biệt ở suy giáp và cường giáp là chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Trong đó, người bị cường giáp chuyển thành suy giáp thường phổ biến hơn so với trường hợp ngược lại. Những quá trình này diễn ra như sau:

Từ suy giáp sang cường giáp

   Suy giáp là căn bệnh không thể chữa khỏi, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể kiểm soát được thông qua thay thế lượng hormone mà tuyến giáp thiếu hụt bằng các loại thuốc thay thế hormone.

  Thuốc thyroxine tổng hợp chứa hormone giống với T4 của tuyến giáp. Nếu dùng thyroxine không giảm được các triệu chứng, người bệnh có thể được dùng bổ sung thuốc liothyronin (giống với hormone T3). Tuy nhiên, nếu dùng liều quá cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng của cường giáp. Do đó, người bệnh cần xét nghiệm hormone thường xuyên khi dùng hai loại thuốc này.

Từ cường giáp sang suy giáp

   Người bệnh cường giáp sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng giáp, phẫu thuật cắt tuyến giáp, hoặc uống i-ốt phóng xạ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích kiềm chế sự sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị này, nhiều người bệnh cường giáp lại được chẩn đoán suy giáp.

    Do đó, người bệnh cần thăm khám thường xuyên, nhằm đánh giá tình trạng sau thời gian điều trị và điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về mối quan hệ giữa hai bệnh lý suy giáp và cường giáp. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: cường giáp Suy giáp

Bài viết cùng chủ đề

Hội chứng ống cổ tay là gì? Làm sao để cải thiện?

Có rất nhiều bệnh nhân bị đau, tê, mất cảm giác ở tay và áp dụng nhiều cách nhưng không cải thiện. Cho đến khi đi khám, được chẩn đoán bị hội chứng ống cổ tay và sử dụng đúng phương pháp thì bệnh đã cải thiện rất nhanh.

Người lớn bị chán ăn là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Người lớn bị chán ăn là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Nhập viện nguy kịch do ngộ độc thuốc tiểu đường

Bệnh nhân nữ 70 tuổi, bị ngộ độc do sử dụng thuốc điều trị tiểu đường liều cao dẫn tới suy thận, tổn thương gan.

Tìm hiểu về mổ tuyến giáp - Khi nào bệnh nhân cần phải mổ tuyến giáp?

  Bác sĩ thường chỉ định mổ tuyến giáp trong trường hợp tuyến giáp hoạt động không tốt, dẫn đến các vấn đề sức khỏe và các bệnh lý nguy....
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844