Theo số liệu thống kê, trên thế giới có khoảng 50 triệu người mắc chứng sa sút trí tuệ. Mỗi năm, thế giới cũng ghi nhận gần 10 triệu ca mắc mới, trong đó, chủ yếu là người từ 60 tuổi trở lên. Đây là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại, nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này nhé!
5 loại bệnh gây sa sút trí tuệ hàng đầu và cách phòng ngừa
Sa sút trí tuệ là bệnh gì?
Sa sút trí tuệ (Dementia) là một căn bệnh đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng não bộ, trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của người bệnh.
Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng sa sút trí tuệ là việc giảm khả năng ghi nhớ, nhanh quên, lẫn lộn các mốc thời gian và sự kiện xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp khó khăn khi giao tiếp, vận động, thường xuyên đi lạc đường, không nhận thức được các sự việc đang xảy ra, gặp ảo giác, dễ bị kích động, thu mình, trầm cảm,....
Sa sút trí tuệ không phải là một bệnh cụ thể. Nó có rất nhiều dạng với những đặc điểm khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân và các giai đoạn phát triển.
5 loại bệnh gây sa sút trí tuệ thường gặp là gì?
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sa sút trí tuệ, nhưng điểm chung giữa chúng đều là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh, cũng như các kết nối của chúng ở trong não.
Tùy thuộc vào từng khu vực não bị ảnh hưởng, thì chứng sa sút trí tuệ sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, 5 loại bệnh gây sa sút trí tuệ thường gặp nhất có thể kể đến như:
Bệnh Alzheimer
Đây là nguyên nhân đứng đầu bảng của chứng sa sút trí tuệ. Hiện nay, nguyên nhân gây Alzheimer chưa được xác định cụ thể, nhưng các chuyên gia đều cho rằng sự đột biến gen trong di truyền, lối sống không lành mạnh, và đặc biệt là mất ngủ triền miên là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Những điều này khiến cho các mảng amyloid và đám rối tơ thần kinh xuất hiện nhiều hơn trong não bộ. Đây chính là tác nhân hủy hoại các tế bào thần kinh và làm đứt các liên kết thần kinh, từ đó gây sa sút trí tuệ.
Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ não mạch
Loại sa sút trí tuệ này hình thành do các mạch máu cung cấp máu cho não bộ bị hư hại. Nguyên nhân có thể đến từ di chứng sau đột quỵ, xơ vữa động mạch, hoặc các yếu tố khác. Các triệu chứng điển hình nhất của sa sút trí tuệ não mạch là gặp khó khăn khi làm việc, suy nghĩ chậm, khó tập trung, mất trí nhớ, ảnh hưởng đến thị lực.
Sa sút trí tuệ thể Lewy
Sa sút trí tuệ thể Lewy là là do sự lắng đọng protein alpha-synuclein bất thường trong các tế bào thần kinh. Điều này ngăn cản việc tạo ra acetylcholine và dopamin. Đây là 2 chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với hoạt động và chức năng của não. Trong đó, acetylcholin thường liên quan đến trí nhớ và khả năng học tập. Còn dopamin ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, tâm trạng và giấc ngủ.
Bệnh sa sút trí tuệ tiền đình thái dương
Chứng sa sút trí tuệ này đặc trưng bởi sự thoái hóa của các tế bào thần kinh và các liên kết giữa chúng ở thùy trán và thùy thái dương. Đây là các khu vực ảnh hưởng đến tính cách, hành vi và ngôn ngữ.
Sa sút trí tuệ hỗn hợp
Đây là chứng sa sút trí tuệ hình thành do sự kết hợp của các nguyên nhân kể trên. Trong đó, trường hợp thường thấy nhất là bệnh Alzheimer đi kèm với sa sút trí tuệ não mạch.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể dẫn đến sa sút trí tuệ gồm có: Nhiễm HIV, bệnh đa xơ cứng, Huntington, Parkinson, hội chứng Wernicke-Korsakoff vì thiếu vitamin B1 (do suy dinh dưỡng, nhiễm trùng mãn tính, nghiện rượu,...), stress, trầm cảm, đường huyết cao, thiếu vitamin D, ăn nhiều chất béo có hại,...
Phòng ngừa sa sút trí tuệ bằng cách nào?
Sa sút trí tuệ là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Theo các chuyên gia, hồi hải mã ở não bộ vẫn có khả năng sản xuất ra những tế bào thần kinh mới để bù đắp cho những tế bào chết đi trong suốt cuộc đời.
Bằng việc đẩy nhanh tốc độ sản sinh các tế bào thần kinh mới, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ tiến triển theo tuổi tác. Theo đó, các biện pháp này có thể kể đến như:
Giữ cho não bộ hoạt động thường xuyên
Học tập, lao động trí óc, đọc sách, tìm hiểu các kiến thức mới, chơi các trò chơi trí tuệ, và viết nhật ký sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp thu, rèn luyện trí nhớ, xử lý các thông tin và công việc hàng ngày một cách trơn tru.
Đọc sách sẽ giúp rèn luyện trí nhớ, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Vận động thường xuyên
Tăng cường các hoạt động thể chất, chơi thể thao và tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng sẽ giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Một thí nghiệm cho thấy, những con chuột được chạy bộ sản sinh ra nhiều tế bào thần kinh hơn những con chuột không được vận động. Do đó, bạn hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất và duy trì ít nhất 5 ngày/tuần.
Tham gia hoạt động xã hội
Tham gia vào các hoạt động xã hội, giữ tương tác với bạn bè, đồng nghiệp và mở rộng các mối quan hệ với mọi người xung quanh cũng là một cách để giúp ngăn cản chứng sa sút trí tuệ.
Tránh xa các chất kích thích
Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, hay chất kích thích khác là những việc cần làm càng sớm càng tốt nếu bạn muốn bảo vệ não bộ của mình. Để bỏ thuốc lá dễ dàng và nhanh chóng, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn hãy chú ý bổ sung đầy đủ tất cả các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D, A và B1 trong các bữa ăn hàng ngày. Vitamin A có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu cam đỏ (cà rốt, cà chua, ớt chuông, dưa hấu,...) và các loại rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn, xà lách xoong, súp lơ xanh,...).
Vitamin B1 có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, lúa mạch đen, kiều mạch,...) và thịt nạc, rau bina, nấm mỡ, các loại đậu, cải Brussel, cá hồi, gan động vật,... Vitamin D có trong dầu gan cá (cá ngừ, cá tuyết, cá hồi), hàu, sò, ngũ cốc nguyên hạt, trứng cá, lòng đỏ trứng,... hoặc có thể bổ sung bằng cách tắm nắng vào sáng sớm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần giảm ăn chất béo có hại, đường, tinh bột để tránh bị mỡ máu, đường huyết, insulin tăng cao. Thay vào đó, bạn hãy dùng những loại thực phẩm giàu acid béo Omega-3, chất béo có lợi, chất chống oxy hóa flavonoid, curcumin, và các dưỡng chất thiết yếu như: sắt, kẽm, acid folic,...
Kiểm soát các bệnh lý mắc kèm
Bạn cũng cần kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm như: thừa cân, béo phì, mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, viêm nhiễm, phì đại tuyến tiền liệt, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu,... bằng việc tuân thủ điều trị và thăm khám định kỳ.
Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên sử dụng sản phẩm BoniDiabet + để giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu về mức an toàn. Nếu mắc phì đại tuyến tiền liệt, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniMen.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ chất lượng sẽ có thời lượng từ 7 - 8 tiếng, ngủ sâu, không bị tỉnh giấc, chập chờn, hay trằn trọc khó ngủ. Để có giấc ngủ tốt, bạn nên thực hiện vệ sinh giấc ngủ, thư giãn, tắm nắng, ngủ và thức dậy vào đúng một khung giờ nhất định để tạo thành thói quen.
Nếu đang gặp các vấn đề về giấc ngủ, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniHappy + và BoniSleep +. Trong đó, BoniHappy + là sản phẩm hàng đầu dành cho người có tuổi bị mất ngủ, hoặc người bị mất ngủ mãn tính. Sản phẩm kích thích tuyến yên tăng sản xuất hormone tăng trưởng, từ đó giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý một cách tự nhiên.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận mà bạn cần biết
- Thiếu máu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa