Parkinson và những điều cần biết

Cập nhập: Thứ tư, 15/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Parkinson là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất hiện nay với số ca mắc mới hàng năm không ngừng tăng cao. Bệnh không trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những phiền toái mà nó gây ra cho cuộc sống người bệnh lại rất lớn.

 

bệnh Parkinson

Những thông tin cần biết về bệnh Parkinson

 

Parkinson là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh parkinson

   Parkinson là bệnh rối loạn thần kinh mãn tính, tiến triển chậm, xảy ra do sự thoái hóa nhóm tế bào trong não, gây ảnh hưởng tới khả năng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của người bệnh.

   Các nhà khoa học đã nhận thấy có sự suy giảm đáng kể hàm lượng Dopamin ở bệnh nhân Parkinson. Dopamin là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra Dopamin này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng của bệnh.

   Nguyên nhân vì sao các tế bào sản sinh ra Dopamin ở não lại bị thoái hóa và chết đi, ngày nay khoa học vẫn chưa thể lý giải được mà chỉ đưa ra được một số yếu tố có thể dẫn tới Parkinson như:

  • Tuổi tác: khi càng lớn tuổi, chức năng của tất cả hệ cơ quan và tế bào đều suy giảm, trong đó có các tế bào sản sinh Dopamin ở não.
  • Môi trường: những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có nguy cơ mắc Parkinson cao hơn người bình thường.
  • Sau viêm não (viêm não virus nhóm B) hoặc chấn thương sọ não.
  • Di truyền.

 

Triệu chứng của Parkinson

   Trong những giai đoạn đầu của bệnh, các biểu hiện thường khá mờ nhạt, nhưng khi bệnh đã tiến triển, các triệu chứng dần trở nên rõ ràng và đặc trưng hơn.

Triệu chứng vận động

   Bao gồm 4 triệu chứng điển hình:

  • Run: là động tác không chủ ý, người bệnh không thể điều khiển được. Các cơ dễ bị run nhất là cơ ở tay, chân, môi, lưỡi, cằm… với đặc điểm biên độ nhỏ, tăng khi nghỉ hoặc xúc động, giảm khi bệnh nhân ngủ hoặc thực hiện các hành động có chủ đích.

 

Run tay chân

Run tay chân là triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson

 

  • Tăng trương lực cơ: cơ bắp và xương bắt đầu cứng dần. Lúc này, tại các vị trí như: cổ, vai, lưng sẽ xuất hiện cảm giác tê cứng. Người bệnh ít chớp mắt và khả năng nháy mắt cũng bị ức chế. Đặc biệt, các cơ vùng mặt bị co cứng khiến khuôn mặt mất dần vẻ tự nhiên và giảm biểu đạt cảm xúc.
  • Giảm vận động: giọng nói đều, không lên hoặc xuống giọng. Viết chữ khó khăn, chữ nhỏ dần và khó dừng lại. Bắt đầu bước đi khó khăn, bước đi chậm và ngắn, đi được rồi thì khó dừng lại.
  • Bất thường về dáng đi và tư thế: người bệnh Parkinson có dáng đi trọng tâm dồn ra phía trước, hai tay không vung, khép vào thân mình (tư thế gấp).

Triệu chứng thần kinh

   Parkinson gây một số rối loạn trung khu thần kinh, trong đó chủ yếu là suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, trầm cảm.

Triệu chứng khác

   Ngoài các triệu chứng về vận động và thần kinh, bệnh nhân Parkinson cũng có thể gặp một số biểu hiện khác như: mất ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, hạ huyết áp, tiểu không tự chủ, táo bón

 

Điều trị Parkinson như thế nào?

   Cho đến hiện nay, Parkinson vẫn đang là một bệnh lý thần kinh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị có ý nghĩa trong việc làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

   Các thuốc điều trị Parkinson bao gồm một số loại chính sau đây:

  • Các thuốc thay thế Dopamin chứa Levodopa: là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson, tuy nhiên sau khoảng 3 – 5 năm thì thường bắt đầu có hiện tượng nhờn thuốc. Trong khi sử dụng thuốc không nên kết hợp chung với vitamin B6.
  • Thuốc đồng vận Dopamin: có tác dụng kích thích trực tiếp đến các thụ thể dopamin như: sifrol, trivastal, bromocriptine…
  • Thuốc kháng tiết Cholin (Artan, Trihex).
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamin: những loại thuốc thuộc nhóm này thường ít có ở Việt Nam.

   Sau một thời gian sử dụng các loại thuốc này, người bệnh có xu hướng phải tăng liều hoặc đổi thuốc mới đạt được hiệu quả điều trị như ban đầu. Người bệnh nên thay đổi từ từ, không ngưng thuốc đột ngột. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ do thuốc gây ra như: khô miệng, tim đập nhanh, dị ứng, đau bụng, buồn nôn,… nặng hơn có thể gây lú lẫn, ảo giác…

 

Thuốc điều trị Parkinson

Thuốc điều trị Parkinson tiềm ẩn một số tác dụng phụ

 

Các phương pháp điều trị Parkinson khác

   Trong điều trị bệnh Parkinson, lựa chọn đầu tiên là điều trị bằng thuốc, phương pháp khác là phẫu thuật kích thích não sâu chỉ sử dụng khi điều trị nội khoa ít kết quả.

   Các phương pháp điều trị phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh khắc phục những triệu chứng run rẩy, co cứng cơ… Một số phương pháp người bệnh có thể tham khảo như: vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, các bài tập yoga, thái cực quyền, dưỡng sinh.

 

Parkinson có nguy hiểm không?

   Không gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng Parkinson cũng có thể dẫn tới tàn phế hoặc thậm chí tử vong bởi các di chứng, biến chứng của nó. Trên toàn cầu, tình trạng tàn tật và tử vong do bệnh Parkinson đang gia tăng nhanh hơn bất kỳ chứng rối loạn thần kinh nào khác. Tỷ lệ mắc bệnh Parkinson đã tăng gấp đôi trong 25 năm qua. Ước tính toàn cầu vào năm 2019 cho thấy hơn 8,5 triệu người mắc Parkinson và khoảng 329.000 ca tử vong, tăng hơn 100% kể từ năm 2000.

   Các tai biến, biến chứng có thể gặp của Parkinson bao gồm:

  • Tai biến do tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson.
  • Suy kiệt do chức năng đường ruột kém, bệnh nhân run nhiều mất năng lượng.
  • Thiếu vitamin D nên dễ gây loãng xương do tình trạng ít vận động.
  • Dễ bị ngã do mất thăng bằng, kết hợp với loãng xương vì vậy nguy cơ gãy xương cao, nhất là gãy cổ xương đùi.
  • Viêm phổi nhất là ở giai đoạn nặng do bệnh nhân suy kiệt kết hợp co cứng cơ nên mất khả năng ho khạc.

 

Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

   Chăm sóc bệnh nhân Parkinson đòi hỏi sự tham gia tích cực của người thân, gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên cho người thân của người bệnh Parkinson:

  • Việc suy giảm khả năng vận động, lệ thuộc vào người khác có thể dẫn tới tâm lý mặc cảm, tự ti của người bệnh. Do đó, người thân của bệnh nhân Parkinson cần giữ một thái độ tích cực, dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, động viên người bệnh. Đồng thời khuyến khích họ tham gia các hoạt động tập thể để tăng sự giao tiếp xã hội. Đây là “liều thuốc” tự nhiên giúp người bệnh Parkinson vượt qua những trở ngại tâm lý, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị..
  • Xây dựng một chế độ ăn đủ chất, thức ăn dễ tiêu, nhiều hoa quả, rau xanh.
  • Thường xuyên giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân.
  • Hỗ trợ người bệnh Parkinson trong quá trình đi lại và tập luyện để tránh té ngã.

 

Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

Chăm sóc bệnh nhân Parkinson

 

  • Bạn có thể đưa người thân đi dạo, tập luyện dưới ánh nắng sớm để tăng sự tổng hợp vitamin D, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Sắp xếp lại đồ đạc trong nhà để người bệnh Parkinson hạn chế té ngã, chấn thương.

   Trên đây là một số thông tin cần thiết mà người thân cũng như người bệnh Parkinson nên biết. Mọi băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

 

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà