Với bệnh viêm họng mạn tính, khi hiểu rõ về nó thì bạn sẽ có cách cải thiện hiệu quả. Và bạn chỉ cần bỏ ra 5 phút để theo dõi bài viết sau đây đồng thời thực hiện theo các phương pháp chúng tôi đưa ra, bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực, giúp bạn thoát khỏi những khổ sở do nó gây ra.
Viêm họng mạn tính - Làm sao để cải thiện?
Tìm hiểu về bản chất của viêm họng mạn tính
Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ, bên trên nối liền với mũi (phía trên) và miệng (phía trước), bên dưới nối liền với thanh quản và thực quản. Cơ quan này giống như một cái phễu, phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp có vai trò vận chuyển thức ăn từ miệng xuống thực quản. Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer bao gồm các amidan với vai trò sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.
Họng là nơi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn và không khí ngoài môi trường, nó có điều kiện rất thuận lợi cho các tác nhân như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Viêm họng mạn tính là bệnh rất thường gặp, là tình trạng viêm ở họng kéo dài dai dẳng, thường kéo dài trên 1 tuần và không hoặc kém đáp ứng với thuốc điều trị.
Người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Đau rát họng, đau tăng lên và có cảm giác vướng khi nuốt, đôi khi kèm theo nóng, rát, ngứa và khô họng.
- Ho kéo dài.
- Có đờm hoặc không.
- Có khàn giọng hoặc không.
Đau rát họng là biểu hiện điển hình của viêm họng mạn tính
Viêm họng mạn tính chính là thể quá phát của giai đoạn cấp tính, nguyên nhân gây ra tình trạng này do: viêm và nhiễm trùng ở họng do vi khuẩn và không được điều trị hiệu quả, kịp thời; viêm amidan mãn tính; thường xuyên hít phải khói bụi và các chất độc trong không khí ô nhiễm; viêm xoang mạn tính; do hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày thực quản; tắc mũi mạn tính do vẹo ngăn vách, polyp cuống mũi; cơ địa dị ứng như viêm thực quản bạch cầu.
Viêm họng mãn tính có khỏi được không
Viêm họng mạn tính có thể chữa khỏi nếu người bệnh thăm khám sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng như ho, đau rát họng kéo dài, bạn nên khám sớm để có hướng điều trị chính xác.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay khi có những biểu hiện ho, đờm, đau họng, người bệnh thường không đi khám mà tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc tây. Điều đáng chú ý là để có hiệu quả nhanh, người bệnh thường kết hợp nhiều loại thuốc như giảm ho, chống viêm, kháng sinh… nhưng lại uống không đúng cách.
Hậu quả là, vì uống kháng sinh không đủ thời gian nên làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, vì chưa điều trị dứt điểm đã ngưng thuốc nên bệnh tái đi tái lại, triệu chứng kéo dài dai dẳng.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm họng mạn tính không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng sưng viêm kéo dài không điều trị thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng trên phổi: viêm phổi, viêm phế quản cấp…
- Hình thành nhiều tổ chức lympho dẫn tới các ổ áp-xe, viêm tấy quanh vòm họng.
- Hội chứng viêm mũi, viêm xoang, trào ngược dạ dày
- Viêm ngoài màng tim, viêm khớp,...
- Ung thư vòm họng
Thuốc trị viêm họng mãn tính
Sau đây là các thuốc dùng trong điều trị viêm họng mạn tính:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Dùng khi nguyên nhân gây viêm họng là vi khuẩn, người bệnh bị nhiễm khuẩn hô hấp với biểu hiện ho có đờm. Các kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, Augmentin, Azithromycin, Clindamycin…
- Thuốc long đờm, tiêu đờm: Dùng khi người bệnh có triệu chứng ho có đờm. Thuốc thường dùng là Bromhexin, Acetylcystein… . Các thuốc này sẽ làm giảm độ đặc của đờm để dịch nhầy được khạc ra ngoài dễ dàng hơn.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Lysozyme, Alphachymotrypsin….Đây là nhóm thuốc giúp làm giảm các dấu hiệu sưng đau, phù nề, áp xe… do viêm họng gây ra.
- Thuốc hạ sốt: Trong trường hợp bị viêm và nhiễm trùng, người bệnh có thể bị sốt. Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol, 1 số trường hợp có thể được chỉ định thuốc Ibuprofen.
- Thuốc giảm ho: Codein, Dextromethorphan.
- Một số thuốc khác: Trong trường hợp bệnh nhân viêm họng do bị trào ngược dạ dày thực quản thì bắt buộc bác sĩ sẽ phải kê các thuốc trị bệnh này để giải quyết gốc rễ bệnh viêm họng. Nếu người bệnh bị dị ứng cơ địa dẫn đến viêm họng thì cần sử dụng các thuốc chống dị ứng.
Có nhiều thuốc dùng trong điều trị viêm họng mạn tính
Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê thuốc thích hợp. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về để tự điều trị tại nhà, đặc biệt là đối với thuốc kháng sinh.
Cải thiện viêm họng mạn tính bằng đông y
Theo y học cổ truyền, viêm họng mạn tính là do đàm nhiệt lâu ngày làm tổn thương phế âm mà gây ra bệnh. Có nhiều bài thuốc được dùng để dùng cho người mắc bệnh này, đó là:
- Sinh địa 16g; xạ can 6g; huyền sâm 16g; kê huyết đằng 12g; mạch môn 12g; thạch hộc 12g; tang bạch bì 12g; tầm vôi 8g; cam thảo nam 12g, đem sắc, uống ấm.
- Sa sâm16g; thiên hoa phấn 12g; ngọc trúc 12g; tang diệp 8g; mạch môn 12g; cát cánh 4g; hoàng cầm 12g; cam thảo 4g; tang bạch bì 12g.
- Xạ can 6g; Cam thảo 2g; Hoàng cầm 4g, cát cánh 2g đem sắc, uống sau khi để nguội.
Các lưu ý cần biết trong sinh hoạt của người bị viêm họng mạn tính
Để bệnh cải thiện hiệu quả, bạn cần chú ý:
- Giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng đều đặn hàng ngày.
- Súc miệng họng bằng nước muối ấm mỗi tối.
- Khi thay đổi thời tiết, trời chuyển lạnh thì cần giữ ấm cổ.
- Không hút thuốc lá. Nếu đang nghiện thuốc lá thì dùng Boni-Smok để bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
- Tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm.
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà và ở nơi làm việc.
- Tránh uống nước lạnh, hạn chế ăn kem.
- Có chế độ sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức đề kháng: Không thức khuya, tránh căng thẳng stress, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, tắm nắng đều đặn.
Khi thực hiện theo các phương pháp trên kết hợp với dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y, bệnh viêm họng mạn tính sẽ được cải thiện tốt. Nếu còn băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: