Nấm móng tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Cập nhập: Thứ bảy, 20/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Nấm móng tay là một bệnh da liễu trong đó móng tay bệnh nhân bị đổi màu, giòn, dễ bị vỡ khiến họ đau đớn và mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây nấm móng tay là do đâu, cách điều trị như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

 

 Nấm móng tay nguyên nhân do đâu?

Nấm móng tay nguyên nhân do đâu?

 

Nấm móng tay là gì?

   Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên rất thuận lợi cho các chủng nấm phát triển. Các bệnh nấm ở Việt Nam phát triển rất phong phú, gồm các bệnh nấm nông như nấm da, nấm tóc, nấm móng và các bệnh nấm sâu ở xương, phủ tạng.

   Nấm móng tay là một loại bệnh nấm nông trong đó móng tay của bệnh nhân bị nhiễm nấm, khiến móng tay bị thay đổi hình dạng, độ bóng trên bề mặt móng cũng như màu sắc của móng.

   Có 3 hình thái nấm móng tay đặc trưng thường gặp:

  • Nấm dày sừng: Bệnh nhân bị nấm móng hình thái này sẽ có móng tay bị nấm dày hơn và cứng hơn với móng thông thường, có thể xuất hiện khối cứng dưới bề mặt móng.
  • Móng teo: Móng tay của bệnh nhân bị teo dần từ hai bên móng đến chân móng.
  • Nấm móng bình thường: Móng tay chỉ bị đổi màu sang trắng hoặc vàng mà không thay đổi hình dạng.

 

Nguyên nhân gây nấm móng tay

   Nấm móng tay do nhiều loại vi nấm gây ra, phổ biến là nấm sợi tơ Dermatophytes (gồm các chủng Trichophyton violaceum, Trichophyton tonsurans, Trichophyton  rubrum) và nấm men Candida.

   Bệnh nhân có thể bị lây nấm móng tay khi sử dụng chung đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt,... với người bị nhiễm nấm. Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị nấm móng tay:

  • Nam giới có tiền sử gia đình có người mắc nấm.
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc nhiều với nước như: nhân viên vệ sinh, nông dân, người làm vườn, công nhân vệ sinh lòng cống,...
  • Người bị bệnh tiểu đường, rối loạn mạch máu, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người bị Down, loạn dưỡng móng,..
  • Người bị đổ mồ hôi tay nhiều.
  • Người lớn tuổi.
  • Người đang sống chung với người bị nấm móng.
  • Người đã từng bị nấm móng chân.

 

Nhân viên vệ sinh không có nguy cơ bị nấm móng cao.

Nhân viên vệ sinh không có nguy cơ bị nấm móng cao.

 

Triệu chứng nấm móng tay

   Tùy theo chủng nấm gây nấm móng mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau:

  • Nấm móng do Dermatophytes: Móng tay của bệnh nhân bị tổn thương bắt đầu từ bờ tự do rồi lan vào trong. Đầu tiên, móng sẽ ngả vàng, mất bóng rồi dày lên, dưới móng có một khối sừng dễ mủn. Ngoài ra, nấm có thể bị teo, mòn dần từ bờ tự do đến chân móng.
  • Nấm móng do Candida: Khác hẳn với nấm móng do Trichophyton bắt đầu ở bờ tự do. Bệnh nhân bị nấm móng do Candida thường bị viêm quanh móng, da quanh móng sưng đỏ, phù nề và có mủ. Móng gồ ghề và tổn thương từ gốc móng ra bờ tự do.

 

Chẩn đoán nấm móng tay như thế nào?

   Để chẩn đoán nấm móng tay, các bác sĩ sẽ dựa theo:

  • Các triệu chứng lâm sàng: Các thương tổn cơ bản trên móng tay.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng:
  1. Soi tươi tìm nấm từ chất sừng mủn ở dưới móng và mủn ở gốc móng.
  2. Nuôi cấy hoặc phản ứng chuỗi polymerase (PCR): Để phân biệt với bệnh vẩy nến móng.
  3. Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud: Định loại chủng nấm gây bệnh.

 

Thuốc trị nấm móng tay

   Tùy vào chủng nấm mà các bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể:

Điều trị nấm móng tay do Trichophyton

  • Nếu móng bị thương tổn ít, mủn ở bờ tự do thì bệnh nhân chỉ cần bôi tại chỗ:
  1. Buổi sáng: Sử dụng dung dịch BSI 2%.
  2. Buổi tối: Thuốc trị nấm dạng bôi như nizoral hoặc kem fazol.
  • Nếu móng của bệnh nhân bị thương tổn nhiều, móng bị hỏng từ bờ tự do đến chân móng thì bệnh nhân phải kết hợp cả điều trị bôi tại chỗ và thuốc trị nấm dạng uống như Griseofulvin và ketoconazol.

   Chú ý không dùng thuốc cho bệnh nhân mắc các bệnh về gan, thận, phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi  và những người bị quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Điều trị nấm móng tay do Candida

   Bệnh nhân bị nấm móng tay do Candida sẽ được điều trị tại chỗ kết hợp uống toàn thân:

  • Thuốc bôi nizoral, lamisil, trosyd: ngày bôi 1 - 2 lần trong từ 2 - 3 tuần.
  • Thuốc dạng uống: ketoconazol hoặc itraconazole trong 1 - 2 tháng (Chú ý tuyệt đối không dùng itraconazole  cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, viêm gan cấp).

   Trong trường hợp bệnh nhân nấm móng tay không đáp ứng điều trị với cả thuốc dạng uống và dạng bôi, bác sĩ sẽ cân nhắc làm thủ thuật loại bỏ móng để bôi thuốc trị nấm trực tiếp vào vị trí nhiễm trùng. Nếu móng bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tổn thương và hoại tử ở các vùng da xung quanh thì bác sĩ có thể lựa chọn loại bỏ móng vĩnh viễn.

 

Phòng ngừa nấm móng tay

   Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng ngừa nấm móng tay hoặc tránh nấm lây lan sang các bộ phận khác:

  • Giữ bàn tay luôn khô ráo, sạch sẽ, đeo găng tay khi tiếp xúc với nước.
  • Không dùng chung đồ dùng, khăn lau với người khác.
  • Thường xuyên cắt móng tay để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, nấm tích tụ dưới móng.
  • Nếu móng tay quá cứng và mềm, nên làm mềm bằng cách ngâm móng trong nước để tránh làm tổn thương móng, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  • Khi đi tiệm chăm sóc móng, bạn nên nhắc nhân viên dùng dụng cụ sạch sẽ, đã khử trùng để tránh làm tổn thương cho móng. Nếu bạn thường xuyên đi chăm sóc móng và làm nail, bạn nên mua một bộ chăm sóc móng riêng. Hạn chế tẩy móng bằng aceton.
  • Thay thế những đồ dùng như bao tay, khăn lau, khăn tắm đã sử dụng khi bị nấm móng tay..
  • Tránh cho móng tiếp xúc với nhiều chất tẩy rửa, xà phòng, dầu nhớt,.. vì những chất này dễ làm móng yếu đi.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, pyridoxine, sắt, canxi amino acid, gelatin và biotin….để nuôi dưỡng móng khỏe và đẹp.

 

Nên đeo găng tay khi cần tiếp xúc với chất tẩy rửa.

Nên đeo găng tay khi cần tiếp xúc với chất tẩy rửa.

 

   Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần biết về nấm móng tay. Nấm móng tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, nếu bạn có dấu hiệu bị nấm móng, hãy đến gặp các bác sĩ để được khám bệnh và điều trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà