Nhiều người vẫn chủ quan khi bị đau bụng dưới bên trái vì nó là một triệu chứng thường thấy. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những bệnh lý có liên quan đến đau bụng dưới bên trái mà bạn không nên chủ quan.
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Đau bụng dưới bên trái do bệnh lý đường tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích ( Irritable bowel syndrome - IBS)
Đau bụng dưới bên trái có thể là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt, là bệnh mà nhu động ruột bị rối loạn chức năng dẫn đến tình trạng đau bụng có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, ợ chua, co thắt dạ dày, nhu động ruột từng cơn.
Trong trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích người bệnh cần chú ý:
- Ăn nhiều chất xơ khi bị táo bón và hạn chế chúng nếu đang gặp tình trạng tiêu chảy,
- Cắt giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng,
- Hạn chế các đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,..
- Chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá nhiều vào một lúc,
- Rèn luyện sức khỏe và tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Sử dụng sản phẩm BoniBaio + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần. Sau khoảng 2-3 tuần các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm, bệnh nhân sẽ giảm hẳn tần suất bị đau bụng dưới bên trái, đủ liệu trình 3 tháng bệnh sẽ được kiểm soát ổn định.
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị tổn thương (khu trú hoặc lan tỏa) do quá trình viêm gây ra các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, đau vùng bụng dưới bên trái lúc âm ỉ lúc đau quặn dữ dội, tiêu chảy, phân lỏng nát, lẫn máu và nhầy. Người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, thiếu máu, huyết áp bất thường, chán ăn, mệt mỏi.
Khi không có phương pháp điều trị phù hợp, viêm đại tràng sẽ chuyển thành thể mạn tính với các triệu chứng lặp đi lặp lại thường xuyên.
Bệnh nhân viêm loét đại tràng bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ còn cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên và sử dụng BoniBaio + để giúp làm lành vết loét và các tổn thương niêm mạc, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng.
Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng một hoặc nhiều túi thừa đại tràng ( những cấu trúc dạng túi nhỏ phát triển trong thành của đại tràng) bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng và đỏ. Bệnh lý này có thể nhẹ đến nặng phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm của túi thừa có nghiêm trọng hay không.
Viêm túi thừa gây đau bụng dưới bên trái.
Một số triệu chứng của viêm túi thừa:
- Đau vùng bụng dưới bên trái, lúc đầu chỉ đau nhẹ nhưng cơn đau dữ dội hơn trong vài ngày tiếp theo;
- Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đi đại tiện, phân lúc lỏng lúc khô, thậm chí bị táo bón;
- Buồn nôn, nôn, chán ăn; đầy hơi;
- Sốt, rét run, có người còn sốt rất cao;
- Phân có máu tươi;
- Khí hư bất thường.
Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa để loại bỏ đoạn đại tràng có túi thừa viêm cho bệnh nhân.
Đau bụng dưới bên trái do các bệnh lý đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, thường gặp nhất là nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo.
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nhân có thể bị đau vùng bụng dưới bên trái kèm theo các triệu chứng khác như nước tiểu đục hoặc sẫm màu, đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu liên tục, ….
Thông thường, bác sĩ sẽ điều trị bệnh đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh. Nhưng các chuyên gia tiết niệu khuyên nên thực hiện nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng hiệu quả hơn, bằng cách như uống nhiều nước, tránh nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín từ trước ra sau, tắm vòi hoa sen, không nên tắm chậu tắm bồn…
Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận và ống niệu, lâu ngày kết lại thành cục cứng. Chúng có kích thước như hạt cát, viên sỏi to, thậm chí to bằng nắm tay.
Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu có thể bị đau bụng dưới bên trái.
Sỏi ở thận trái gây ra những cơn đau quặn thắt ở bụng dưới. Ngoài ra cơn đau này sẽ lan đến lưng bên trái và bẹn bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiểu buốt, tiểu ra máu,...
Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới
Ngoài các bệnh lý về đường tiêu hóa và tiết niệu, đau bụng dưới bên trái ở nữ giới còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản ở phụ nữ, cụ thể:
Sảy thai
Nếu bạn đang mang thai và gặp triệu chứng đau bụng dưới có thể ở bên trái hoặc toàn bộ bụng dưới kèm theo chảy máu âm đạo ( máu có thể biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu màu đỏ tươi hoặc vón thành cục) thì bạn nên đi đến trung tâm y tế ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu của sảy thai.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh không đến tử cung “làm tổ” mà phát triển tại một vị trí khác bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng.
Phụ nữ bị mang thai ngoài tử cung có thể thấy đau bụng dữ dội, bên trái hoặc toàn bộ, đi kèm cảm giác co cứng ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt.
Đây là trường hợp biến chứng sản khoa có tính nguy hiểm cao, đòi hỏi phải điều trị ngay lập tức. Nếu không có thể gây chảy máu trong ồ ạt, đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai phụ.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu, phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Những khối u sau khi phát triển lớn hơn sẽ chèn ép phần bụng dưới, khiến những bộ phận trong khoang bụng bị chèn ép dẫn đến căng tức, khó chịu, đau bụng, đặc biệt là đau bụng dưới bên trái hoặc toàn bộ.
U xơ tử cung
U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của tử cung. U xơ hình thành do có sự phân chia tế bào bất thường ở cơ trơn của tử cung. Bệnh nhân u xơ tử cung bị đau bụng dưới có thể ở bên trái, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục, bụng phình to,... Nếu gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân cần được đi khám ngay.
Bệnh nhân u xơ tử cung cần được đi khám ngay.
Đau bụng dưới bên trái ở nam giới
Ở nam giới, đau bụng trái bên dưới còn có thể là dấu hiệu của các bệnh sau:
Viêm tuyến tiền liệt
Đau bụng dưới bên trái ở nam giới có thể do viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng tại tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt có khả năng gây đau vùng bụng dưới kèm theo đau lưng, đau quanh gốc dương vật, khó tiểu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc đau nhức, tinh dịch có máu kèm theo.
Nhiễm trùng/ viêm túi tinh
Nhiễm trùng túi tinh hay viêm túi tinh là tình trạng túi tinh bị nhiễm trùng gây viêm, khiến bệnh nhân có các cơn đau quặn vùng bụng bên dưới, có thể là bên trái. Bệnh này ảnh hưởng mạnh đến chất lượng và số lượng tinh trùng, do đó nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng làm cha.
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn lại, ngăn chặn con đường vận chuyển máu đến tinh hoàn, từ đó làm giảm lưu lượng máu, gây sưng đau đột ngột và dữ dội.
Xoắn tinh hoàn gây đau bụng dưới đột ngột và dữ dội đi kèm với tinh hoàn sưng to, nhạy cảm tại vùng tinh hoàn, bầm tím.
Nam giới đau bụng dưới bên trái có thể do xoắn tinh hoàn.
Ngoài ra thì bệnh sa ruột hay thoát vị ruột cũng gây đau ở vùng bụng dưới có thể ở bên trái.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn biết thêm được một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái và một số triệu chứng đi kèm. Đau bụng dưới bên trái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và không dễ nhận biết nguyên nhân chính xác. Do vậy cách tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của bản thân và có phác đồ điều trị phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Loét dạ dày tá tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- U máu gan là bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?