Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm?

Cập nhập: Thứ ba, 21/02/2023

 

      Việt Nam trong những năm gần đây được xem là “Vùng sỏi thế giới” với tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu khoảng 10% và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng cao do chính những thói quen thiếu khoa học của người Việt. Kể cả khi đã được điều trị thì vẫn có khoảng 30% trường hợp bị tái phát sỏi tiết niệu sau 3-5 năm và 50% sau 10 năm. Vậy có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu không? Xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết.

 

sỏi tiết niệu

Phương pháp điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu

 

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là gì?

    Sỏi là hệ quả của quá trình lắng đọng các tinh thể khoáng chất trong cơ thể. Sỏi xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu (bao gồm hai quả thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo) đều được gọi chung là sỏi tiết niệu. Trong đó, sỏi thận là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 40% trường hợp sỏi tiết niệu.

 

Phân loại sỏi tiết niệu

   Dựa vào vị trí, đặc điểm tính chất của sỏi, có thể phân loại sỏi tiết niệu theo 2 cách sau:

Dựa vào vị trí

  • Sỏi thận: Bao gồm sỏi bể thận, sỏi đài bể thận, sỏi đài thận.
  • Sỏi niệu quản: Chia nhỏ thành sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
  • Sỏi bàng quang.
  • Sỏi niệu đạo.

Dựa vào thành phần hóa học của sỏi

- Sỏi canxi: Khoảng 80-90% trường hợp sỏi tiết niệu là sỏi canxi, trong đó bao gồm sỏi canxi oxalat (loại phổ biến nhất), canxi photphat, canxi cacbonat.

   Oxalat là một chất được tổng hợp hàng ngày ở gan hoặc do tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat như socola, rau bina, củ cải, đậu bắp… sẽ khiến nước tiểu bão hòa hàm lượng chất này. Oxalat kết hợp với canxi sẽ tạo nên sỏi canxi oxalat. Các yếu tố như sử dụng vitamin D liều cao, phẫu thuật cắt bỏ ruột và một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa có thể làm tăng nồng độ canxi hoặc oxalat trong nước tiểu.

   Sỏi canxi photphat còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, hậu quả của nhiễm trùng tiết niệu lâu ngày, đặc biệt là do vi khuẩn Proteus. Đặc trưng của loại sỏi này là có màu vàng, hơi bở, kích thước lớn và hình san hô đặc trưng. Sỏi canxi photphat cũng có thể liên quan tới một số loại thuốc dùng để điều trị chứng đau nửa đầu hoặc động kinh như topiramate.

- Sỏi struvite: Nguyên nhân hình thành sỏi là do nhiễm trùng đường tiết niệu lâu ngày không được điều trị triệt để. Vi khuẩn giải phóng men urease, men này phân giải ure thành amoniac, làm nước tiểu bị kiềm hóa, dẫn tới giảm hòa tan struvite, tạo điều kiện hình thành sỏi.

- Sỏi acid uric: Sự gia tăng nồng độ acid uric trong máu thúc đẩy quá trình lắng đọng tinh thể muối urat tại nhiều nơi trong cơ thể, tại khớp hình thành các hạt tophi, tại thận hình thành sỏi acid uric (sỏi urat). Những đối tượng dễ mắc bệnh có thể kể đến như người bệnh gút, béo phì, người đang sử dụng thuốc độc tế bào hoặc người có chế độ ăn giàu đạm…

- Sỏi cystin: Loại sỏi tiết niệu này thường xuất hiện ở những người mắc chứng rối loạn di truyền gọi là chứng cystin niệu, làm tăng nồng độ cystin ở nước tiểu và đồng thời giảm khả năng hòa tan của chúng, từ đó hình thành sỏi.

 

Triệu chứng sỏi tiết niệu

   Tùy từng vị trí có sỏi và kích thước của sỏi mà có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng của sỏi tiết niệu có thể rất mờ nhạt trong những giai đoạn đầu nhưng sẽ rất rầm rộ khi viên sỏi kích thước lớn bắt đầu di chuyển dọc theo đường tiết niệu. Các biểu hiện điển hình của sỏi tiết niệu bao gồm:

- Đau thắt lưng: Cảm giác đau nặng nề, tức và khó chịu vùng thắt lưng ở một hoặc cả hai bên. Các cơn đau có thể kéo dài dai dẳng hoặc xuất hiện thành từng đợt. Đau thắt lưng là dấu hiệu cảnh báo việc xuất hiện sỏi tại thận.

 

Đau thắt lưng

Đau thắt lưng - Dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng sỏi tiết niệu

 

- Cơn đau cấp tính: Là các cơn đau quặn, có thể xuất phát từ vùng thắt lưng, đi dọc xuống dưới vùng bộ phận sinh dục. Nguyên nhân là do sỏi bắt đầu rơi khỏi thận và đi xuống dọc theo đường niệu quản. Kích thước sỏi quá lớn làm chèn ép lên thành niệu quản, từ đó tạo nên những cơn đau dữ dội.

- Đi tiểu ra máu: Sỏi tiết niệu làm tổn thương thận hoặc ống niệu quản gây chảy máu.

- Nước tiểu đục, người bệnh có thể kèm sốt, tiểu buốt, tiểu rắt: Đây là hệ quả của nhiễm khuẩn đường tiết niệu do sỏi gây ứ nước.

- Đi tiểu ra sỏi: Những viên sỏi tiết niệu kích thước nhỏ có thể dễ dàng đào thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên triệu chứng này thường ít xuất hiện.

 

Sỏi tiết niệu: Khi nào cần can thiệp phẫu thuật?

   Sau khi sỏi tiết niệu được hình thành, nếu kích thước nhỏ, sỏi có thể tự đào thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên qua đường tiết niệu. Người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc giãn cơ trơn đường tiết niệu, thuốc tán sỏi, kết hợp với việc uống nhiều nước hoặc sử dụng một số loại thảo dược như mã đề giúp thúc đẩy quá trình đào thải sỏi.

   Tuy nhiên, với những trường hợp sỏi tiết niệu có kích thước lớn, viên sỏi bị vướng lại trên đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp can thiệp nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn kéo dài và nhiễm trùng sẽ làm hư hại nhu mô thận, suy thận.

   Các biện pháp can thiệp phổ biến bao gồm: phẫu thuật mổ mở, tán sỏi (tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể). Mỗi biện pháp lại phù hợp với từng trường hợp sỏi tiết niệu khác nhau, tùy theo vị trí, kích thước và tính chất viên sỏi. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được can thiệp, khả năng tái phát sỏi tiết niệu vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Theo thống kê, có tới 30% trường hợp tái phát sau khi tán sỏi từ 3-5 năm, và có tới 50% trường hợp tái phát sau 10 năm.

 

Sỏi tiết niệu: Biện pháp nào giúp điều trị triệt để?

   Không có bất kỳ phương pháp nào giúp điều trị triệt để sỏi tiết niệu. Thay đổi lối sống, sinh hoạt chính là biện pháp tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa sỏi tiết niệu lâu dài. Sau đây là 3 nguyên tắc vàng giúp ngăn ngừa sỏi tiết niệu tái phát:

Uống đủ nước, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh

   Uống đủ nước (khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày): Đây là biện pháp đơn giản mà hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa việc hình thành sỏi tiết niệu. Uống nhiều nước giúp làm loãng nồng độ các thành phần cấu tạo nên sỏi, từ đó hạn chế quá trình kết tinh hình thành sỏi. Đối với những viên sỏi đã được hình thành từ trước, uống nhiều nước giúp làm nhỏ kích thước viên sỏi theo nguyên lý “nước chảy đá mòn”.

   Tuy nhiên, lựa chọn nguồn nước hợp vệ sinh cũng là điều rất quan trọng. Nước giếng khoan chứa khá nhiều nước cứng, đây là nguồn nước chứa hàm lượng khoáng chất cao. Nhưng ở đó có hai loại khoáng chất có hàm lượng vượt quá mức cho phép là Canxi và Magie. Hàm lượng canxi quá cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành sỏi tiết niệu.

 

Nước cứng

Nước cứng làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu

 

   Biện pháp tốt nhất để làm mềm nước (loại bỏ bớt lượng Canxi) đó là đun sôi nước hoặc sử dụng máy lọc nước RO.

Thay đổi chế độ ăn

- Hạn chế bớt thực phẩm nhiều oxalat: bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, đào, hành tây…

- Ăn nhạt đi: Ăn mặn làm tăng lượng Natri trong nước tiểu khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này khiến canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi tiết niệu.

- Giảm đạm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, hải sản, thịt có màu đỏ, nấm, măng tây, giá đỗ… vì những thực phẩm này thúc đẩy hình thành sỏi acid uric.

- Hạn chế bổ sung vitamin C: Việc bổ sung vitamin C làm tăng bài tiết oxalat trong nước tiểu, do đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu, đặc biệt ở nam giới.

Kiểm soát một số bệnh lý nền có thể dẫn đến sỏi tiết niệu

   Bên cạnh các lý do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thì hình thành sỏi tiết niệu còn là hệ quả của một số bệnh lý mãn tính như: bệnh tuyến giáp, bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bệnh gút. Kiểm soát tốt các bệnh lý này sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm BoniMen (cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến) và BoniGut + (cho bệnh gút).

   Trên đây là một số thông tin cơ bản về sỏi thận và sỏi tiết niệu. Tóm lại, không có biện pháp nào giúp điều trị triệt để sỏi tiết niệu. Xây dựng một lối sống, chế độ dinh dưỡng khoa học chính là giải pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa lâu dài việc hình thành sỏi tiết niệu. Hãy theo dõi chúng tôi hoặc liên hệ 1800 1044 (miễn cước) để nhận được những thông tin hữu ích về sức khỏe.

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tuy ít được nhắc đến như sỏi tiết niệu, nhưng sỏi mật cũng rất thường gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Tất cả những thông tin về căn bệnh này sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Chuyên gia giải đáp: Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?

Chuyên gia giải đáp: Nước tiểu có bọt có phải là bệnh thận không?

Nguyên nhân và cách điều trị sỏi thận

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh sỏi thận như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844