Gout là bệnh lý chuyển hóa mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Hạt tophi là một biến chứng làm hạn chế khả năng vận động và có nguy cơ gây tàn phế ở người bệnh gout. Chúng ta cùng tìm hiểu về hạt tophi, những tác hại của nó tới cơ thể và biện pháp để phòng ngừa nhé!
Hạt tophi gây ra những hậu quả gì?
Hạt tophi là gì?
Gout là bệnh lý chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu. Acid uric trong cơ thể được tổng hợp tự nhiên hoặc là sản phẩm của quá trình phân giải purin đến từ thực phẩm giàu đạm (protein).
Acid uric lắng đọng thành tinh thể sắc nhọn ở khớp và mô mềm xung quanh, đồng thời gây viêm tại đây. Những tinh thể này tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên các hạt tophi.
Thông thường, bệnh cần khoảng 10 năm (hoặc có thể ít hơn) kể từ thời điểm khởi phát để tiến triển thành giai đoạn này.
Các vị trí phổ biến của hạt tophi
Hạt tophi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như:
- Các khớp ngón chân.
- Mắt cá chân.
- Đầu gối.
- Khớp ngón tay.
- Cổ tay.
- Trên vành tai.
Ngoài ra, hạt tophi còn có thể tích tụ tại các mô như: bao hoạt dịch khớp, màng hoạt dịch lót sụn khớp, sụn xung quanh khớp, mô mỡ, dây chằng...
Đặc điểm hạt tophi trong gout
Hạt tophi thường có hình tròn hoặc ovan. Kích thước thay đổi từ rất nhỏ (0.5 – 1mm) đến rất to (3-10cm).
Bên trong hạt tophi thường chứa dịch lỏng, sệt hoặc tinh thể rắn của axit uric. Bạn có thể thấy màu trắng nhạt của tinh thể urat trong hạt tophi qua lớp da.
Hạt có thể gây tình trạng viêm cấp (da nóng, đỏ), chảy ra chất nhão và trắng như phấn, hoặc rỉ dịch vàng.
Hạt tophi tích tụ tại các khớp
Hạt tophi khi hình thành sẽ khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng sưng, tổn thương các tổ chức khớp và xuất hiện các phản ứng viêm.
Khi xuất hiện cơn gout cấp kèm theo hạt tophi, bệnh nhân sẽ gặp thêm những triệu chứng như:
- Khu vực xung quanh hạt sưng đau và nóng.
- Khó cử động khớp trong nhiều ngày, kể cả khi cơn đau đã thuyên giảm.
- Cường độ đau khớp trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là khi đợt cấp bắt đầu.
- Khả năng vận động của khớp bị giảm đi đáng kể.
Hạt tophi gây ra những tác hại gì?
Hạt tophi lắng đọng lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Tăng nguy cơ tàn phế
Những hạt tophi hình thành tại các khớp sẽ gây đau và cản trở người bệnh vận động. Nếu tích tụ lâu ngày, những hạt tophi này sẽ gây ra:
- Phá hủy sụn khớp.
- Tổn thương gân kết nối các cơ và khớp.
- Tổn thương bao hoạt dịch.
- Tổn thương mô mềm trong khớp (mô mỡ, dây chằng).
Kích thước hạt tophi càng lớn thì khả năng vận động của người bệnh càng bị suy giảm. Nếu không xử lý sớm, người bệnh có nguy cơ cao tàn phế.
Hạt tophi có thể gây ra tàn phế.
Ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan khác
Ngoài khớp, hạt tophi lắng đọng tại các cơ quan sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của chúng. Cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng của hạt tophi là thận.
Tinh thể urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản lâu ngày sẽ hình thành sỏi urat.
Sỏi có hình dáng xù xì, kích thước thay đổi gây tắc nghẽn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ ở thận.
Sỏi urat có hình dáng xù xì
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu máu có thể xảy ra do sự cọ sát của sỏi. Bệnh nhân cũng sẽ gặp phải cơn đau quặn thận dữ dội do sỏi di chuyển.
Bệnh thận mạn là biến chứng thường gặp và nguy hiểm trên những người bị gout mãn tính, làm suy giảm chức năng lọc cầu thận.
Những biến chứng tại thận sẽ kéo theo những bệnh lý tại các cơ quan khác như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Nếu không có giải pháp khắc phục và xử lý kịp thời, hạt tophi sẽ lớn dần và vỡ ra, rò rỉ muối urat khiến vết thương khó liền. Lúc này, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội, lở loét và hoại tử da.
Những vết thương này rất khó để chữa lành, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Các cách chữa hạt tophi phổ biến hiện nay
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp khác nhau:
Sử dụng thuốc điều trị hạt tophi có kích thước nhỏ
Đối với các hạt tophi mới hình thành, kích thước chưa quá lớn, không gây đau hay ảnh hưởng đến vận động của người bệnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc tây giúp hạ acid uric máu để làm tan các hạt tophi:
- Allopurinol, febuxostat: giúp ức chế tổng hợp axit uric máu.
- Pegloticase: giúp xúc tác quá trình chuyển hóa axit uric thành allantoin dễ tan và dễ đào thải.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể được kê thêm một số thuốc khác giúp giảm đau trong cơn gút cấp như: Colchicine, NSAIDs, Corticoid... Tất cả các loại thuốc tây y này đều gây ra rất nhiều tác dụng phụ , bệnh nhân gút cần hết sức thận trọng.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về các thuốc tây y này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bệnh gút uống thuốc gì?
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp co nhỏ hạt tophi
Để giúp hạn chế các tác hại do thuốc tây y gây ra, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp hạ và kiểm soát nồng độ acid uric máu hiệu quả như quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù... Và tất cả chúng đã có mặt trong viên uống BoniGut+ của Mỹ.
BoniGut+ là sản phẩm từ Mỹ
Người bệnh chỉ cần dùng với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần, sau khoảng 1-2 tháng axit uric máu sẽ hạ dần, tần suất cũng như mức độ cơn đau gút cấp sẽ thuyên giảm và đủ liệu trình 3 tháng, bệnh sẽ được kiểm soát hiệu quả, hạt tophi sẽ co nhỏ dần.
Phẫu thuật cắt hạt tophi có kích thước lớn
Khi hạt tophi quá lớn, các bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp mổ hạt tophi. Đây là phương pháp hiện đại và nhanh chóng để loại bỏ hạt tophi ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng hậu phẫu như: đau đớn kéo dài, lâu lành, dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy… Với người bệnh có hạt tophi ở nhiều vị trí khác nhau sẽ phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật, đồng nghĩa với việc gặp những rủi ro sau phẫu thuật cũng gia tăng. Vì thế, phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng các bác sĩ lựa chọn khi người bệnh không đáp ứng với việc dùng thuốc, hạt tophi có nguy cơ bị vỡ và nhiễm trùng....
Chắc hẳn bạn đang băn khoăn không biết trường hợp nào nên thực hiện phẫu thuật cắt hạt tophi, nếu vậy, đừng bỏ lỡ bài viết: Tất tần tật những điều cần biết về phẫu thuật cắt hạt tophi!
Hạt tophi bị vỡ phải làm sao?
Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng mà không ít bệnh nhân phải đối mặt. Khi thấy hạt tophi bị vỡ, người bệnh cần đến bệnh viện sớm để bác sĩ xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, trước đó, người bệnh cũng cần vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng theo các bước sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch pha loãng betadine vệ sinh sạch hạt tophi bị vỡ ra.
- Sát trùng vết thương với oxy già.
- Sử dụng băng, bông để băng kín vết thương hở, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Xử lý nhiễm trùng hạt tophi
Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, hạt tophi khi bị nhiễm trùng sẽ vô cùng nguy hiểm. Do đó, đến gặp bác sĩ và xử lý kịp thời là điều ưu tiên hàng đầu người bệnh cần làm. Trong trường hợp , bác sĩ sẽ xử lý sạch sẽ khu vực viêm nhiễm, đồng thời kê thêm các loại thuốc kháng sinh khác nhau. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngưng hay giảm liều kháng sinh.
Biện pháp phòng ngừa biến chứng hạt tophi
Để hạn chế những tác hại của hạt tophi cũng như ngăn ngừa sự hình thành của các hạt tophi mới, người bệnh nên thực hiện những biện pháp sau:
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh gout. Phần lớn lượng acid uric trong cơ thể tới từ chất đạm trọng chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy, người bệnh gout nên có chế độ ăn ít các loại thực phẩm như:
- Thịt đỏ: thịt chó, thịt bò,…
- Các loại hải sản, nội tạng động vật,…
- Các loại rau có tính sinh trưởng mạnh: nấm, giá đỗ, măng tây,…
Người bệnh gout nên hạn chế các loại thịt đỏ.
Ngoài ra, người bệnh gout cần hạn chế sử dụng:
- Những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận.
- Thay thế những loại mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu để hạn chế những biến chứng trên tim mạch, béo phì,…
- Uống nhiều nước và bổ sung chất xơ để làm giảm quá trình hấp thu đạm và phòng ngừa ứ đọng tinh thể urat tại thận.
Duy trì chế độ vận động hợp lý
Người bệnh gout nên có chế độ vận động hợp lý từ sớm để hạn chế hình thành hạt tophi và duy trì chức năng vận động của khớp.
Vận động hợp lý sẽ giúp người bệnh nâng cao chức năng chuyển hóa và bài tiết. Qua đó, người bệnh gout sẽ kiểm soát được cân nặng, giúp giảm áp lực lên các khớp và tăng cường chức năng bài tiết của thận.
Những bộ môn mà người bệnh gout nên lựa chọn như: bơi lội, yoga, thể dục dưỡng sinh,…
Tuy nhiên, những bệnh nhân gout đã có biến chứng hạt tophi nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có chế độ vận động phù hợp với thể trạng của mình. Vận động quá sức có thể làm trầm trọng thêm những khớp vốn đã bị tổn thương.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát acid uric máu
Kiểm soát tốt acid uric máu là điều kiện cần để giảm nguy cơ hình thành các hạt tophi và co nhỏ những hạt tophi đã xuất hiện trên các khớp. Lúc này, BoniGut + chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho bạn.
Hy vọng, bài viết trên đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về hạt tophi cũng như giải pháp phòng ngừa được biến chứng hạt tophi nguy hiểm. BoniGut+ là sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp người bệnh hạ acid uric máu hiệu quả và có lại cuộc sống thoải mái hơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!!
XEM THÊM:
- Điểm danh những cách giảm đau cơn gút cấp tại nhà
- Dùng BoniGut kết hợp thuốc tây được không?
- Người bệnh gút tập thể dục như thế nào?