"Làm cách nào để đẩy lùi bệnh gút, trút bỏ những cơn đau gút cấp tấn công liên tục?"- Đây là thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân gút đang đi tìm câu trả trả lời. Theo các chuyên gia, muốn chiến thắng bệnh gút, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 nguyên tắc mà bệnh nhân gút nên thực hiện trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh nhân gút cần tuân thủ những nguyên tắc gì trong chế độ ăn uống hàng ngày?
Nguyên tắc 1, bệnh nhân gút cần hạn chế các thực phẩm giàu đạm
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu dẫn đến sự tích tụ các tinh thể muối natri urat tại các mô.
Trong khi đó, các loại thực phẩm giàu đạm khi vào cơ thể dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase sẽ được cắt nhỏ thành các acid amin -> nhân purin -> xanthin -> acid uric. Như vậy, acid uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa đạm. Khi ăn các loại thực phẩm này, người bệnh gút đã vô tình làm nồng độ acid uric tăng cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tần suất xuất hiện cơn gút cấp tăng, người bệnh gút phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, nguyên tắc đầu tiên bệnh nhân gút cần thực hiện là giảm các thực phẩm giàu đạm như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt chó...
- Nội tạng động vật: Lòng, tim, gan, mề...
- Hải sản: Mực, hàu, tôm, sò huyết....
Bệnh nhân gút cần hạn chế thực phẩm giàu đạm
Nguyên tắc 2, bệnh nhân gút nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ
Bệnh nhân gút cần hạn chế các loại thực phẩm chiên rán, đồ dầu mỡ. Bởi nếu ăn quá nhiều các loại thực phẩm này, chúng sẽ hấp thu vào cơ thể làm giảm khả năng đào thải acid uric, nhất là các loại mỡ động vật.
Ngoài ra, chúng còn làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, béo phì và tăng nguy cơ đột quỵ... Vì thế, bệnh nhân gút nên hạn chế chiên rán, thay vào đó hãy hấp, luộc...và sử dụng dầu thực vật thay cho dầu động vật.
Bệnh nhân gút nên sử dụng dầu thực vật
Nguyên tắc 3, bệnh nhân gút nên tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi
Bệnh nhân gút nên tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả tươi, đặc biệt là rau cần tây, rau cải bẹ xanh, chuối, bơ, quả anh đào đen....
Người bệnh cũng nên uống thêm nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric máu ra ngoài theo đường nước tiểu.
Mặc dù rau xanh tốt cho bệnh nhân gút nhưng không phải tất cả đều có lợi cho họ. Một số loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Nấm, giá đỗ, măng tây… hoặc các loại đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu cove) thì người bệnh gút cũng nên tránh xa. Bởi nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể, khiến bệnh trở nặng thêm.
Bệnh nhân gút nên tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả
Nguyên tắc 4, bệnh nhân gút cần kiêng sử dụng rượu bia
Để kiểm soát bệnh gút, giảm tần suất cơn gút cấp tái phát, một nguyên tắc bệnh nhân gút cần nhớ đó là kiêng sử dụng rượu bia.
Thành phần chính của rượu bia là ethanol. Khi chất này vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa tạo ra nhiều sản phẩm có gốc acid, trong đó có acid acetic. Acid này sẽ cạnh tranh với acid uric, làm giảm đào thải acid uric ra ngoài dẫn tới tăng ứ đọng muối urat ở các tổ chức, khiến bệnh gút trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bia còn là đồ uống giàu nhân purin, người bệnh gút uống nhiều bia sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Đây chính là lý do vì sao sau mỗi bữa nhậu, người bệnh sẽ dễ gặp các cơn gút cấp.
Bệnh nhân gút cần kiêng sử dụng rượu bia
Nguyên tắc 5, bệnh nhân gút cần giảm thiểu sử dụng đồ uống có tính lợi tiểu
Các loại đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, cà phê, ... cũng là nhóm thức uống bệnh nhân gút cần hạn chế. Bởi chúng có cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu. Các đồ uống này còn chứa một lượng đường khá cao làm tăng nguy cơ béo phì, nặng thêm bệnh gút.
Bệnh nhân gút nên tránh xa các loại nước ngọt có ga
Trên đây là 5 nguyên tắc trong việc xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày cho bệnh nhân gút. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi chế độ ăn uống thôi là chưa đủ. Người bệnh còn cần kết hợp thêm các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng giúp hạ và giữ acid uric ổn định. Nổi bật nhất phải kể đến sản phẩm BoniGut + đến từ Mỹ. Đây là sản phẩm đã và đang được hàng vạn người tin dùng.
BoniGut +- Chiến thắng bệnh gút, trút bỏ gánh lo cơn gút cấp tái phát
BoniGut + là sự kết hợp tuyệt vời của 12 loại thảo dược tự nhiên, bao gồm:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: giảm tổng hợp acid uric máu. Ngoài ra, chiết xuất hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng giúp lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường nước tiểu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau. Chúng hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Công thức vượt trội của BoniGut +
Dùng BoniGut + sau bao lâu có hiệu quả?
Người bệnh chỉ cần sử dụng 4-6 viên/ ngày, BoniGut + sẽ giúp:
- Giảm tần suất và mức độ của các cơn đau sau 1-2 tháng sử dụng.
- Đủ liệu trình khoảng 3 tháng, acid uric máu sẽ hạ dần về ngưỡng an toàn hơn. Khi acid uric máu giảm các hạt tophi (nếu có) sẽ tan dần ra. Ngoài ra, lúc này chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng bớt hà khắc hơn.
Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc những nguyên tắc bệnh nhân gút cần thực hiện trong việc xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày, đồng thời biết thêm giải pháp BoniGut + giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát tối ưu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Chuyên gia giải đáp: Uống nhiều allopurinol có tốt không?
- Top 5 nguyên nhân gây đau ngón chân cái có thể bạn chưa biết!