Người bệnh gout thường được các chuyên gia y tế khuyên rằng nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purine. Vậy purine là gì? Mối quan hệ giữa purine và bệnh gout như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!
Purine là gì?
Purin là gì?
Purin hay purine là hợp chất hóa học phổ biến, được tạo thành từ các nguyên tử cacbon và nitơ, tìm thấy trong DNA và RNA của tế bào. Purine trong cơ thể con người có hai loại như sau:
- Purin nội sinh: Khoảng 2/3 purin trong cơ thể là nội sinh, được sản xuất ra trong quá trình chuyển hóa của acid nucleotide. Purine nội sinh thường tìm thấy bên trong tế bào.
- Purin ngoại sinh: Purin ngoại sinh là loại đi vào cơ thể thông qua đường thức ăn, được chuyển hóa như một phần của quá trình tiêu hóa.
Chức năng của purin:
- Purin tham gia vào quá trình hình thành DNA và RNA. Ngoài ra, nó còn là thành phần của các phân tử sinh học quan trọng khác, như ATP, GTP, AMP vòng, NADH và coenzym A,...
- Đóng vai trò là tín hiệu trao đổi chất, cung cấp năng lượng, kiểm soát sự phát triển của các tế bào.
- Là một phần của coenzyme thiết yếu.
- Được chuyển hóa thành acid uric, đây là chất có chức năng kích thích não bộ, giúp bộ não của con người hoạt động một cách có hiệu quả. Ngoài ra, axit uric cũng là một chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Mối liên hệ giữa purin với bệnh gút
Cơ thể chuyển hóa purin, tạo ra axit uric trong máu nhờ sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase. Acid uric không hoàn toàn có hại, chúng có chức năng kích thích hoạt động của não bộ, đồng thời là chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể. Bình thường, quá trình tổng hợp và thải trừ axit uric sẽ được duy trì cân bằng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì lượng purine trong máu quá cao sẽ dẫn đến tăng acid uric máu. Lượng axit uric dư thừa sẽ dễ bị chuyển thành các tinh thể urat và lắng đọng lại ở các khớp. Điều này gây kích ứng khớp đồng thời thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch gây viêm. Bệnh nhân có một số triệu chứng điển hình là sưng đỏ, đau, nóng khớp, hay còn gọi là cơn gút cấp, gút bùng phát… Những nguyên nhân chủ yếu khiến quá trình rối loạn chuyển hóa purin khiến nồng độ axit uric tăng cao gồm:
- Người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm và đồ uống có hàm lượng purin cao. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng acid uric máu và dẫn đến bệnh gout.
- Chức năng lọc của thận gặp vấn đề, có giảm quá trình đào thải axit uric ra khỏi máu.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin làm tăng nguy cơ bệnh gout
Cách kiểm soát purin ngăn ngừa bệnh gout?
Để kiểm soát purin trong cơ thể, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi lượng purin dư thừa trong cơ thể chủ yếu đến từ purin ngoại sinh.
Dưới đây là bảng phân loại một số loại thực phẩm thường được sử dụng dựa trên nồng độ purine:
Nồng độ purin thấp (nhóm A)
|
Nồng độ purin vừa phải (nhóm B)
|
Nồng độ purin cao (Nhóm C) |
- Trái cây, rau củ: Tất cả các loại trái cây, rau ngoại trừ những loại trong nhóm B. - Các sản phẩm từ sữa: Sữa, kem. sữa chua, phô mai... - Ngũ cốc: Tất cả trừ những loại thuộc nhóm B (hầu hết các loại bánh mì và bánh ngọt, hầu hết ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, gạo, lúa mạch, rượu hầm, mì ống) - Các loại kẹo, mứt. - Các sản phẩm như bơ, hầu hết các loại dầu ăn, mỡ lợn. - Các loại hạt và các sản phẩm từ hạt. Chẳng hạn như bơ đậu phộng. - Trứng, đặc biệt là lòng trắng trứng. |
- Một số loại rau: bao gồm măng tây, rau bina, nấm, đậu xanh và súp lơ,... - Gia cầm: Vịt, gà, ngan, ngỗng... - Các loại thịt đỏ: Thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói… - Cá: Ngoại trừ những loại cá trong nhóm C, hàu, vẹm và các loại có vỏ như tôm, cua... - Ngũ cốc nguyên cám, bao gồm cả bột yến mạch và gạo nâu... - Các loại đậu như đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu Hà Lan...
|
- Nội tạng động vật (thận, tim, gan, lá lách...) và các thực phẩm từ nội tạng động vật như (pate, xúc xích...) - Các sản phẩm thịt lên men: Nem chua... - Trứng cá: Trứng cá tuyết, trứng cá hồi... - Sò điệp, cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi… - Bia. - Nước sốt thịt. - Thực phẩm và đồ uống làm từ xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Chẳng hạn như soda.
|
Người bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm nhóm B và kiêng các thực phẩm thuộc nhóm C. Nếu người bệnh gout không ăn uống kiêng khem, lượng purine nạp vào cao sẽ làm tăng acid uric máu khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh không chỉ phải chịu những cơn gout cấp đau đớn mà còn phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: Hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận,...
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Purine là gì và mối quan hệ của purine và bệnh gout”. Người bệnh gout cần có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung lượng purin từ thực phẩm với mức độ vừa phải để cơ thể có thể hoạt động khỏe mạnh. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về bệnh gout, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: