Chỉ số acid uric là gì? Các nguyên nhân gây tăng chỉ số acid uric máu

Cập nhập: Thứ hai, 20/11/2023

 

   Chúng ta thường biết rằng chỉ số acid uric tăng cao là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chỉ số acid uric là gì và nguyên nhân nào gây tăng chỉ số acid uric máu. Mời bạn cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết sau nhé!

 

Chỉ số acid uric là gì?

Chỉ số acid uric là gì?

 

Chỉ số acid uric là gì?

   Acid uric là một hợp chất dị vòng cacbon, oxi, hydro và nitơ, được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng những nhân purin. Các nguồn tạo acid uric chính trong cơ thể là:

  • Nguồn gốc ngoại sinh: Các thức ăn, đồ uống giàu nhân purin như phủ tạng động vật, hải sản,
  • Nguồn nội sinh: Các tế bào trong cơ thể khi già hóa, chết đi, nhân purin của nó bị phá hủy và tạo thành acid uric.

   Acid uric được tổng hợp tại gan, thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua thận. Chỉ số acid uric là chỉ số dùng để đánh giá nồng độ acid uric máu có trong cơ thể của người bệnh. Thông thường, quá trình tổng hợp và đào thải acid uric cân bằng với nhau, chỉ số acid uric máu sẽ nằm trong giới hạn bình thường. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình này sẽ dẫn đến chỉ số acid uric máu tăng hoặc giảm. Điều này có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho cơ thể.

 

Các nguyên nhân gây tăng chỉ số acid uric máu là gì?

   Có rất nhiều nguyên nhân có khả năng làm tăng acid uric trong máu, như:

Do di truyền

   Một số căn bệnh di truyền có thể là nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Điển hình là hội chứng Lesch-Nyhan, gây ra do thiếu hụt enzyme trong chuyển hóa purin, làm tăng đột ngột quá trình tổng hợp purin nội sinh, từ đó làm tăng acid uric trong máu.

Sự gia tăng chuyển hóa purine

   Trường hợp có khối u phát triển nhanh như ung thư ở giai đoạn di căn, trường hợp mắc bệnh bạch cầu, u xơ đa bào,…  cũng có nguy cơ làm tăng acid uric máu.

   Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị cũng làm tăng acid uric máu do làm tăng huỷ hoại tế bào, đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong máu.

Giảm bài tiết, thải trừ acid uric

   Acid uric thường bị đào thải qua thận. Do đó, nếu thận hoạt động không tốt có thể dẫn đến giảm bài tiết, thải trừ acid uric, từ đó dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

  • Các bệnh lý thận .
  • Sử dụng thuốc, nhiễm độc chì.
  • Bệnh tiểu đường gây biến chứng thận.

   Ngoài ra, những bệnh về trao đổi chất hay nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric.

>>> Xem thêm: Các cách đào thải acid uric nhanh người bệnh gút không nên bỏ qua.

 

Thận bị tổn thương làm giảm thải trừ acid uric.

Thận bị tổn thương làm giảm thải trừ acid uric.

 

Chế độ dinh dưỡng không khoa học

   Có nhiều loại thực phẩm chứa lượng purin dồi dào. Nếu bạn ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể dẫn đến tăng axit uric trong máu. Các thực phẩm giàu purin là nội tạng, thịt đỏ, các loại cá giàu dinh dưỡng như cá mòi, cá trích, rau súp lơ, măng tây, nấm…

Các yếu tố rủi ro khác

Một số yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tăng acid uric máu là:

  • Người bệnh suy giáp.
  • Người lạm dụng rượu bia.
  • Người có dùng một số loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh lý ở tim.
  • Người có huyết áp cao.
  • Người béo phì.

 

Hậu quả của việc tăng chỉ số acid uric là gì?

   Theo các chuyên gia y tế, nồng độ axit uric bình thường ở nam giới là 180 – 420 µmol/lít (5,1 ± 1,0 mg/dl), ở nữ giới là 150 – 360 µmol/lít (4,0 ± 1mg/dl). Acid uric máu tăng cao sẽ tạo thành các tinh thể urat sắc nhọn, lắng đọng ở các khớp, gây ra bệnh gout, cụ thể như sau:

 

Mức độ

Chỉ số acid uric

Ý nghĩa

1

< 6,5 mg/dl

(< 380 μmol/lít)

Bình thường, an toàn.

 

2

6,5 – 7,2mg/dl

(380 – 420 μmol/lít)

Ngưỡng có thể chấp nhận.

3

7,2 – 8,2mg/dl

(420 – 480 μmol/lít)

Có thể xuất hiện một vài dấu hiệu của những cơn gout cấp với tần suất tăng cao khi chỉ số acid uric cao

4

8,2 – 10 mg/dl

(480 – 580 μmol/lít)

5

10 – 12 mg/dl

(580 – 700 μmol/lít)

Thường gặp ở giai đoạn gout mạn tính, khi đã xuất hiện các hạt tophi dưới da.

 

 

6

> 12 mg/dl

(> 700 μmol/lít)

 

  >>> Xem thêm: Tại sao chỉ số acid uric an toàn mà vẫn bị đau gút cấp?

 

Cách phòng tránh nồng độ axit uric tăng cao

Để hạn chế nguy cơ tăng acid uric trong máu cần lưu ý:

  • Giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu gốc purin như hải sản, những loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê, nội tạng động vật…
  • Nên ăn những loại rau củ nghèo purin và giàu chất xơ như atiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa leo… Các thực phẩm giàu chất xơ có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành acid uric, giảm nguy cơ tăng acid uric.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích rượu, bia, chè, cà phê, đặc biệt là bia, rượu.
  • Nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước lọc mỗi ngày.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt đều đặn bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc
  • Bổ sung các loại quả mọng nước như dâu tây, lê, táo, dưa hấu, cherry, mâm xôi, kiwi… có thể giảm đáng kể lượng acid uric trong máu
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị kịp thời các trường hợp có tăng axit uric trong máu cần dùng thuốc.

 

Nội tạng động vật là một thực phẩm giàu purin dễ làm tăng acid uric máu

Nội tạng động vật là một thực phẩm giàu purin dễ làm tăng acid uric máu.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được chỉ số acid uric là gì. Nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình để kiểm soát nồng độ acid uric hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 1800.1044 để được tư vấn hướng dẫn.

 

Bài viết cùng chủ đề

Giải pháp đơn giản giúp chấm dứt cơn đau gút

Bác Đào Văn Sinh, trú tại tổ dân phố Duyên Bắc, phường Tân Hương, TP Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Chú công an phường : “Chiến đấu với bệnh gút còn khổ hơn gặp tội phạm”

Chú Nguyễn Đức Sửa ở số 164 đường D2 phố Lê Thanh tổ 4, p.Bắc Cường, tp Lào Cai

Lựa chọn bữa sáng cho người bệnh gút như thế nào là tốt nhất?

Lựa chọn bữa sáng cho người bệnh gút như thế nào là tốt nhất? Để giải quyết vướng mắc này, chúng ta hãy tìm hiểu một số cách lựa chọn bữa sáng cho người bệnh gút - bữa ăn được coi là quan trọng nhất trong ngày.

BoniGut - Giải pháp hạ acid uric trong máu hiệu quả và phòng ngừa biến chứng bệnh gút

Nói đến bệnh gút thì những bệnh nhân bị gút hoặc trong gia đình có người bị gút sẽ hiểu ngay được sự đau đớn kinh hoàng của những người bệnh khi phải chịu đựng cơn đau hành hạ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc: Bệnh gút ăn được trứng không?

Giải đáp thắc mắc: Bệnh gút ăn được trứng không?

Với chế độ ăn uống kiêng khem hà khắc, người bệnh gút không khỏi đắn đo việc lựa chọn trứng vào trong thực đơn hàng ngày của mình. Vậy bệnh gút có ăn được trứng không? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi