Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến tết Nguyên Đán - khoảng thời gian mà chúng ta được nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình, cùng nhau ăn uống, chúc nhau sức khỏe. Tuy nhiên, trái ngược với tinh thần háo hức của mọi người thì bệnh nhân bị gút lại ôm nỗi niềm lo lắng, muộn phiền, sợ cơn gút cấp tái phát khi ăn những món ngon ngày tết. Vậy có cách nào để họ ăn uống mà không lo bị đau dịp tết hay không? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Cách để người bị gút ăn uống không lo đau đớn ngày tết là gì?
Vì sao người bị gút dễ tái phát cơn đau cấp ngày tết?
Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa mãn tính làm tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải acid uric máu. Khi nồng độ của chúng tăng cao, tinh thể muối urat sẽ được tạo thành nhiều và lắng đọng ở các khớp, gây cơn đau gút cấp.
Các yếu tố kích hoạt cơn gút cấp thường là một bữa ăn giàu đạm, rượu bia, thời tiết chuyển mùa, bị chấn thương hoặc một can thiệp phẫu thuật… Khi tết đến, chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân gút có nhiều xáo trộn, cụ thể như:
- Bữa ăn có đa dạng những món giàu đạm: Để chào đón năm mới, nhà nào cũng chuẩn bị đầy đủ các món ăn thơm ngon, đa dạng cả về chất và lượng. Trong đó, phần lớn là các món giàu đạm như hải sản, thịt bò, thịt dê, lòng lợn với cách chế biến khác nhau, và chúng khiến người bệnh gút rất khó kiêng khem. Những món ăn này làm tăng nồng độ acid uric máu, kích hoạt cơn gút cấp bùng phát.
Món ăn ngày tết thường sẽ giàu đạm, dễ gây cơn đau gút cấp
- Khó từ chối lời mời rượu bia từ bạn bè, người thân: Những chén rượu, ly bia chúc nhau năm mới nhiều sức khỏe làm người bị gút khó lòng từ chối. Khi vào cơ thể, rượu bia cạnh tranh đào thải với acid uric ở thận, đồng thời bia cũng có nhiều nhân purin - nguyên liệu để cơ thể tăng tổng hợp loại acid này, khiến họ dễ lên cơn đau cấp.
- Người bệnh quên uống thuốc theo đơn: Truyền thống ngày tết ở nước ta là mọi người đến thăm nhà nhau và chúc mừng năm mới, hoặc cùng nhau đi du xuân, đi chùa cầu may mắn. Chính những việc bận rộn đó đã vô tình khiến người bị gút quên rằng phải uống thuốc hạ acid uric, làm bệnh tình tồi tệ hơn.
- Không duy trì tập luyện thể dục thể thao: Trước tết, chúng ta thường bận rộn dọn dẹp, sắm sửa đồ đạc, trang trí nhà cửa, mua thịt lợn, thịt gà, làm bánh chuẩn bị cho mâm cỗ cúng tổ tiên. Trong và sau tết là chuỗi ngày ăn uống, chúc tết, du xuân. Những việc đó khiến bệnh nhân gút bận rộn, không duy trì tập luyện thể dục thể thao, ảnh hưởng đến tốc độ đào thải acid uric máu.
Ngày tết, người bị gút bận rộn ăn uống, chúc tết, khó duy trì tập luyện thể dục, thể thao
- Thời tiết chuyển mùa: Thông thường, thời điểm tết ở miền bắc và miền trung vẫn có không khí lạnh của mùa đông xen lẫn với những trận mưa phùn của mùa xuân. Đây cũng chính là một điều kiện thúc đẩy cơn gút cấp bùng phát.
Như vậy, dịp tết Nguyên Đán có rất nhiều yếu tố kích hoạt cơn đau cấp, khiến người bị gút lo lắng, ăn tết không trọn vẹn. Vậy có giải pháp nào giúp họ xua tan nỗi lo đó hay không?
Cách để người bị gút ăn uống không lo đau đớn ngày tết!
Để phòng ngừa cơn đau tái phát trong dịp tết, người bị gút nên thực hiện tốt những việc sau:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi như: Các loại rau xanh, dưa leo, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, cà chua... Bạn nên ăn cơm, hoa quả để làm chậm quá trình hấp thu đạm, hạn chế việc cơ thể sử dụng protein, từ đó góp phần giảm sự hình thành acid uric.
- Uống nhiều nước: Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric ra ngoài theo đường nước tiểu, đồng thời giảm nguy cơ kết tinh urat tại ống thận.
Người bị gút cần uống nhiều nước mỗi ngày
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây cơn gút cấp:
+ Trong mâm cơm ngày tết, những loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê), hải sản, nội tạng động vật không chỉ nhiều hơn mà cách chế biến còn rất phong phú, đa dạng tạo thành những món thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên, người bị gút cần tỉnh táo, hạn chế ăn những món đó.
+ Mâm cỗ ngày tết thường có món măng khô nấu chân giò hoặc xương, trong đó măng khô sẽ làm tăng acid uric, bạn cũng cần hạn chế món ăn này.
+ Hạn chế tối đa rượu bia, nếu bắt buộc phải uống, hãy uống ít nhất có thể.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì dễ bị rối loạn chuyển hóa, trong khi đó gút cũng là một bệnh lý như vậy. Nếu bạn mắc thêm một bệnh nữa liên quan đến chuyển hóa, quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn, mức độ bệnh dễ tiến triển nặng. Do đó, người bị gút nên duy trì cân nặng hợp lý bằng cách hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Người bệnh gút cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân
- Sử dụng giải pháp kiểm soát acid uric máu: Kiểm soát chỉ số acid uric máu là việc bắt buộc với người bị gút. Khi acid uric được hạ và duy trì ở ngưỡng an toàn, bạn sẽ tránh được nguy cơ cơn gút cấp tái phát, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, biến dạng khớp, tàn phế khớp, suy thận… Đồng thời khi acid uric máu về ngưỡng an toàn thì chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng sẽ thoải mái hơn, không phải kiêng khem quá khổ sở nữa. Vậy giải pháp nào giúp họ kiểm soát acid uric máu?
Giải pháp giúp người bị gút kiểm soát acid uric máu
Để kiểm soát acid uric máu, y học hiện nay có 2 phương pháp chính đó là sử dụng thuốc tây y và thảo dược thiên nhiên. Các thuốc tây y có tác dụng hạ acid uric máu theo 1 trong 3 cơ chế sau:
+ Ức chế enzyme xanthine oxidase, ngăn chặn cơ thể sản xuất acid uric;
+ Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu;
+ Chuyển hóa acid uric thành một hợp chất khác dễ đào thải hơn là allantoin…
Khi sử dụng thuốc tây y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bởi lẽ, chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận. Mà thận lại là nơi đào thải acid uric chủ yếu của cơ thể, nếu chức năng của nó bị suy giảm, acid uric không hoặc ít được đào thải ra ngoài sẽ làm bệnh gút tồi tệ hơn.
Các loại thuốc tây dễ gây tác dụng phụ
Mặt khác, người bệnh gút khó có thể kiêng khem hoàn toàn nên cơn đau vẫn tái phát. Khi đó, họ tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau và càng làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ. Hơn nữa, gút là bệnh lý mãn tính, cần uống thuốc lâu dài. Do vậy, y học hiện đại hướng tới việc sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để kiểm soát bệnh gút, vừa an toàn vừa hiệu quả. Và BoniGut + của Mỹ là sản phẩm vượt trội nhất trên thị trường hiện nay!
BoniGut + - Sản phẩm hiệu quả giúp người bị gút yên tâm ăn tết!
BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được xây dựng từ sự kết hợp các loại thảo dược quý, giúp người dùng kiểm soát tốt bệnh gút một cách đơn giản và an toàn.
Tác dụng toàn diện của BoniGut + bao gồm:
- Giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá:
+ Ức chế hình thành acid uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
+ Trung hòa acid uric máu nhờ hạt cần tây.
+ Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.
- Giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.
Tác dụng toàn diện của BoniGut +
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bị gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp; vừa hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn hơn. Qua đó, sản phẩm giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát và phòng ngừa các biến chứng như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...
Nhờ uống BoniGut +, tôi không còn phải lo lắng bệnh gút!
Đây chính là lời chia sẻ chân thật đến từ hàng vạn người bị gút sau khi sử dụng BoniGut + của Mỹ. Chẳng hạn như trường hợp của chú Mai Hoàng (71 tuổi, trú tại số 39 Lý Tự Trọng, khu đô thị Nam Trung Giang, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
Chú Mai Hoàng chia sẻ quá trình chiến thắng bệnh gút của mình
“Lần đầu tiên chú lên cơn đau cấp là sau một chuyến nghỉ dưỡng ăn nhiều hải sản, thịt bò, ngón chân cái nó sưng đỏ lên, đau dữ dội. Chú đi khám thì chỉ số axit uric máu đã lên tới 520µmol/l nên được bác sĩ kê thuốc giảm đau và hạ axit uric máu. Khổ nỗi, chú uống thuốc tây là bị đau bụng, đi ngoài ngày 4-5 lần. Chú sợ quá, liền tìm hiểu các loại cây cỏ như tía tô, lá vối, cao gắm… để dùng. Thế mà cơn đau vẫn cứ ập tới và chỉ số axit uric máu vẫn cao.”
“May có BoniGut + của Mỹ, chú dùng 6 viên chia 2 lần mỗi ngày. Sau 3 tháng, chú đi đo lại chỉ số axit uric thì thật bất ngờ, nó chỉ còn 420µmol/l. Chú mừng quá, tiếp tục dùng thêm nhưng giảm về liều 4 viên thì sau 3 tháng tiếp theo, axit uric chỉ còn có 380µmol/l. Từ ngày đó đến giờ, chú chưa gặp lại bất kỳ cơn gút cấp nào, khoản ăn uống cũng thoải mái hơn, không phải kiêng khem khổ sở như trước, thế này thì yên tâm ăn tết rồi!”.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết cách để người bị gút ăn uống không lo đau đớn ngày tết. Thay vì băn khoăn, lo lắng về căn bệnh này, bạn hãy sử dụng ngay BoniGut + của Mỹ để kiểm soát acid uric và phòng ngừa cơn gút cấp nhé. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Đau ngón cái - Dấu hiệu bệnh gút ở chân bạn không thể bỏ qua
- Giải đáp: Bệnh gút có ăn được tiết canh không?