Các loại thuốc trị gout thường dùng

Cập nhập: Thứ ba, 29/08/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Tại Việt Nam, có hàng triệu người ngày ngày đang phải đối mặt với các cơn đau do bệnh gout gây ra ở mức độ khác nhau. Gout là bệnh mãn tính chưa có phương pháp điều trị triệt để, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc trị gout để giảm nhanh các triệu chứng và phòng đợt gout cấp tính. Vậy những loại thuốc trị gout nào thường dùng và cần lưu ý gì khi sử dụng chúng? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Có những loại thuốc trị gout nào thường được sử dụng?

Có những loại thuốc trị gout nào thường được sử dụng?

 

Phân loại thuốc trị gout

     Thuốc điều trị Gout có thể được phân thành hai loại, cấp tính và mãn tính:

  • Thuốc điều trị cấp tính: Thuốc này giúp giảm nhanh chóng các cơn đau khớp cấp tính và giảm sưng để khớp vận động bình thường. Các thuốc phổ biến bao gồm thuốc chống viêm nhóm không Steroid (NSAID), corticoid và Colchicine
  • Thuốc điều trị mãn tính: Nhóm này có tác dụng giảm axit uric máu, từ đó sẽ làm giảm tần suất cơn gout cấp, ví dụ Allopurinol, febuxostat

   Hầu hết các loại thuốc trị Gout chỉ có thể được bán theo đơn của bác sĩ tại các quầy thuốc đã đăng ký. Để hạn chế tối đa những nguy hiểm, bạn không nên tự mua thuốc điều trị Gout bừa bãi trước khi đi khám bệnh.

 

Các loại thuốc trị gout thường dùng

Các thuốc trị Gout sử dụng trong đợt cấp

Colchicin

   Do tác dụng chống viêm chọn lọc và hiệu quả, colchicin là thuốc thường xuyên được sử dụng để đối phó với các cơn gút cấp hoặc đợt cấp ở tình trạng gout mạn tính. Colchicin có tác dụng tốt khi dùng trong 12-36 giờ đầu của đợt Gút cấp. Thuốc làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh trong 6 – 12 giờ.

   Một số tác dụng không mong muốn của colchicin là tiêu chảy nặng, buồn nôn, nôn mửa và đau quặn bụng,...

   Nghiêm trọng hơn là khi sử dụng colchicin liều cao, người bệnh có thể phải đối mặt với suy tủy xương, tổn thương gan, thận, thậm chí là tử vong..

   Hiện nay, có nhiều bệnh nhân tự ý mua và sử dụng Colchicin mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, điều này là vô cùng nguy hiểm.

Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

   NSAID là thuốc chọn lựa đầu tay, thường dùng ít nhất 5-7 ngày cho cơn gút cấp tính. Thuốc giúp giảm đau và viêm do các tinh thể axit uric gây ra. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng phối hợp với colchicin để nâng cao tác dụng giảm đau.

   Một số NSAID thường được sử dụng là: Indomethacin, naproxen, ibuprofen, ketoprofen, piroxicam, diclofenac, meloxicam, celecoxib, etoricoxib...

   Tuy nhiên, thuốc cũng có nhược điểm là chỉ duy trì công dụng trong thời gian ngắn, đồng thời còn có nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến:

  • Hệ tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hoặc nghiêm trọng hơn là loét dạ dày.
  • Gan, thận, tim mạch.

   Do đó bệnh nhân mắc kèm theo các bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận… cần lưu  ý các chống chỉ định của thuốc.

Thuốc giảm đau Corticosteroid

   Do có nhiều tác dụng phụ nên corticoid đường toàn thân được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị bệnh gout với NSAIDs, colchicin hoặc có chống chỉ định với 2 loại thuốc trên.

 

Corticosteroid có thể được sử dụng theo dạng uống hoặc tiêm

Corticosteroid có thể được sử dụng theo dạng uống hoặc tiêm

 

  Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp vào khớp.

   Tuy nhiên, đây là loại thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó bệnh nhân cần dùng đúng chỉ định và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa cũng như xử trí tác dụng phụ nếu xảy ra.

>>> Xem thêm: Corticoid - “Con dao 2 lưỡi” trong điều trị bệnh gút!

Thuốc trị gout mạn tính

Allopurinol

   Allopurinol có thể xem là thuốc kê đơn có tác dụng giảm nồng độ axit uric phổ biến nhất, hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp của hợp chất này trong cơ thể.

   Do allopurinol gây độc cho thận, nên cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử suy thận. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra thận thường xuyên. Thuốc này không sử dụng trong trong cơn gout cấp mà chỉ dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm.

Febuxostat

    Febuxostat được chỉ định dùng khi không dung nạp hoặc dị ứng với allopurinol do ít nguy cơ dị ứng hơn. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế enzyme xúc tác trong quá trình phân giải purine thành axit uric. Thuốc dùng được trên bệnh nhân suy thận, với mức lọc cầu thận trên 30 ml/phút không cần phải chỉnh liều.

   Thận trọng khi sử dụng Febuxostat trên bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có bệnh lý tim mạch như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ,…

 

Febuxostat được sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp hoặc dị ứng Allopurinol

Febuxostat được sử dụng khi bệnh nhân không dung nạp hoặc dị ứng Allopurinol

 

Probenecid

   Đây là loại thuốc có tác dụng tăng thải axit uric ở thận, chủ yếu dành cho những bệnh nhân không thể bài tiết axit uric hiệu quả. Nhờ vậy, nồng độ của hoạt chất này trong máu sẽ ổn định hơn. Trong một số trường hợp, probenecid có thể được kết hợp với allopurinol, một thuốc hạ acid uric máu khác.

   Tác dụng phụ có thể gặp là gây sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và nhức đầu,...

 

Các lưu ý khi sử dụng thuốc trị gout

   Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị gout bệnh nhân cần chú ý là:

  • Thuốc điều trị Gout cấp thường gây ảnh hưởng đến dạ dày, do đó tốt nhất bệnh nhân  nên uống sau bữa ăn hoặc cùng với các thuốc bảo vệ dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số tác dụng phụ của thuốc trị Gout mạn là phản ứng dị ứng như phát ban trên da, ngứa ngáy, buồn nôn, nhức đầu, đau bụng và mệt mỏi sau khi sử dụng thuốc. Nếu các tác dụng không mong muốn vẫn tiếp diễn hoặc có nghi ngờ, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Thuốc điều trị Gout đợt cấp tính thường chỉ được sử dụng trong một thời gian, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc theo liều lượng quy định trong những khoảng thời gian cố định. Nếu bạn đã bỏ lỡ một liều điều trị, bạn cần uống càng sớm càng tốt trừ khi gần đến thời gian cho liều kế tiếp theo lịch trình. Trong trường hợp đó, bạn hãy bỏ qua liều thuốc đã bị quên và dùng liều tiếp theo theo chỉ dẫn, không dùng thuốc với liều lượng gấp đôi đã chỉ định.

 

Bệnh nhân nên làm gì để cải thiện bệnh gout?

Duy trì cân nặng hợp lý

   Thừa cân hay béo phì là một trong những yếu tố khiến bệnh gout trở nặng. Vì vậy, việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách thường xuyên hoạt động thể chất vừa phải và ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng có thể giúp hạn chế các cơn gút cấp diễn ra.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bệnh nhân cần lưu ý chế độ ăn như sau:

  • Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin: Thịt động vật màu đỏ; hải sản; trứng vịt lộn; nội tạng động vật; không ăn mỡ động vật; đường; không uống rượu bia; không sử dụng chất kích thích (cà phê, trà, cacao, chocolate…).
  • Ăn nhiều rau củ quả trái cây, uống nhiều nước để loại bỏ axit uric ra ngoài theo đường nước tiểu; ăn nhiều các loại hạt, ngũ cốc…
  • Hạn chế ăn đậu, nấm và măng tây tươi.
  • Uống nhiều nước (ít nhất 2lít mỗi ngày) để giúp loại bỏ axit uric quá mức ra khỏi cơ thể.

Sử dụng BoniGut + của Mỹ

   BoniGut + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, gồm các thành phần hoàn toàn từ thảo dược, rất an toàn, không gây tác dụng phụ. BoniGut + giúp giảm nồng độ acid uric máu trên cả 3 cơ chế sau:

 

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

 

  • Giúp ức chế enzyme xanthine oxidase tham gia vào quá trình chuyển hóa protein nhân purin thành acid uric. Nhờ đó, sản phẩm giúp giảm sản sinh ra acid uric, giảm nồng độ chất này trong máu. Các thảo dược làm tốt cơ chế này có thể kể đến như là: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
  • Giúp trung hòa acid uric máu với các thảo dược có tính kiềm như hạt cần tây.
  • Giúp tăng đào thải acid uric qua thận bằng các thảo dược có tính lợi tiểu, tăng cường chức năng thận như: bách xù, ngưu bàng tử, trạch tả, mã đề.

Ngoài ra, BoniGut + còn giúp giảm triệu chứng bệnh gout theo 2 mục tiêu như:

  • Chống viêm: gừng, tầm ma, húng tây.
  • Giảm đau: gừng, bạc hà.

  Việc kết hợp những nhóm thảo dược như thế giúp BoniGut +  kiểm soát bệnh gút vượt trội. Chúng vừa tác động vào nguyên nhân gốc rễ vừa giảm tần suất những đợt đau cấp, dần dần đẩy lui bệnh trạng.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các loại thuốc trị gout thường dùng và những lưu ý khi sử dụng. BoniGut + từ Mỹ là sự lựa chọn tối ưu giúp kiểm soát bệnh gout hiệu quả và an toàn. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào mời gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Bài viết cùng chủ đề

Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh gout

Các lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh gout là: 1. Giảm cân  2. Giúp ngăn chặn các đợt cấp   3. Giúp hồi phục sau…

Người bệnh gout có nên ăn trứng không?

Theo chuyên gia, trứng là nguồn cung cấp protein tốt cho người bệnh gout do chứa nhiều loại acid amin thiết yếu…

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Người bệnh gout nên làm gì để phòng ngừa sỏi thận?

Dùng thuốc trị gout gia truyền bị đau dạ dày phải làm sao?

  Dùng thuốc trị gout gia truyền bị đau dạ dày phải làm sao?

Người bệnh gout có nên ăn măng?

Người bệnh gout có nên ăn măng?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi