5 sai lầm thường gặp khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ

Cập nhập: Thứ hai, 10/01/2022

 

       Gout là một bệnh lý chuyển hóa không còn quá xa lại với mỗi chúng ta. Acid uric tăng cao mạn tính sẽ hình thành những tinh thể urat, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp xương trong cơ thể, đặc biệt là các khớp chi dưới như bàn chân, ngón chân,… Tình trạng viêm khớp sẽ khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu vì những cơn đau nhức âm ỉ và bất ngờ trở nên dữ dội khi gặp cơn Gout cấp. Những người mắc bệnh lâu năm sẽ thường xuyên gặp phải cơn Gout cấp, thậm chí là tháng bị vài lần. Có thể nói, những thói quen thường ngày là yếu tố quan trọng khiến điều này tái diễn thường xuyên. Vậy, những sai lầm nào khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Sai lầm nào khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ?

Sai lầm nào khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ?

 

Người bệnh Gout có thể gặp phải những nguy cơ nào?

     Gout được xếp vào nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa, cụ thể là tăng acid uric máu mạn tính. Khi nồng độ acid uric máu tăng cao, chúng sẽ tạo thành những tinh thể urat lắng đọng tại các khớp và mô liên kết. 

    Các tinh thể acid uric lắng đọng tại đâu thì sẽ gây ra vấn đề tại đó, một trong những vị trí thường gặp nhất là các khớp chi dưới (khớp ngón chân, khớp bàn ngón, mắt cá,…).

     Nếu acid uric máu tăng cao mà không được xử lý kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải một số vấn đề như:

Cơn Gout cấp

   Cơn Gout cấp là dấu hiệu điển hình của bệnh Gout với những cơn đau thường đến đột ngột, dữ dội vào ban đêm và gần sáng, thường bắt đầu từ ngón chân cái. Khớp bị viêm sưng to, nóng rát, phù nề, chạm nhẹ vào cũng thấy đau đớn tột độ.

  Trong cơn đau, người bệnh có thể sốt cao, lạnh run hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu ít và đỏ. Cơn đau thường kéo dài từ 5 – 7 ngày, sau đó các dấu hiệu viêm đỡ dần. Cơn Gout cấp thường dễ tái phát và thời gian giữa các đợt sẽ dày đặc hơn nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Phá hủy cấu trúc khớp

   Khi những tinh thể urat lắng đọng tại khớp, chúng sẽ làm tổn thương đến toàn bộ cấu trúc khớp gồm có: Bao khớp, bao hoạt dịch, sụn khớp,… Từ đó, khớp mất ổn định, hoạt động khó khăn, kém linh hoạt. Theo thời gian, các tinh thể urat lắng đọng thành những hạt tophi, gây phá hủy hoàn toàn cấu trúc khớp, hạn chế vận động, thậm chí là tàn phế.

Gây tổn thương hệ thận – tiết niệu

   Theo thống kê, có đến 10 – 15% bệnh nhân mắc Gout có tổn thương thận. Bệnh Gout gây tổn thương thận chủ yếu qua 2 cơ chế:

  • Tinh thể muối urat gây tổn thương đến cầu thận, ống thận, gây tình trạng viêm và lâu ngày dẫn đến tình trạng giảm chức năng thận. 
  • Quá trình hình thành sỏi thận từ tinh thể muối urat gây tình trạng tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, ứ nước, làm giảm chức năng thận.

   Bên cạnh đó, các loại thuốc điều trị Gout (NSAID, corticoid,…) cũng gây ra ảnh hưởng đến chức năng thận.

Gây ảnh hưởng đến tim mạch

   Nhiều nghiên cứu cho thấy, tăng acid máu là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch. Acid uric làm tăng kết dính tiểu cầu, tạo huyết khối gây ra các bệnh lý tim mạch. Không những vậy, acid uric tăng cao còn giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa tế bào viêm gây tổn thương mạch máu.

 

Bệnh Gout có thể dẫn đến suy thận.

Bệnh Gout có thể dẫn đến suy thận.

 

    Sự tiến triển của bệnh Gout có liên quan mật thiết đến lối sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Trong đó, một số sai lầm của người mắc có thể khiến cho bệnh nặng thêm và ngày càng tồi tệ hơn. Vậy, những sai lầm này là gì?

 

5 sai lầm thường gặp khiến bệnh Gout ngày càng trở nên tồi tệ

    Có thể nói, đối với bệnh lý mạn tính nào thì lối sống và thói quen ăn uống, sinh hoạt đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự tiến triển của bệnh, và Gout cũng vậy.  Những sai lầm thường gặp khiến bệnh gout ngày càng tồi tệ hơn có thể kể  đến như:

Lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm

    Thông thường, các thuốc giảm đau, chống viêm là chỉ định bắt buộc để giúp người bệnh đối phó với những cơn Gout cấp tái phát. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng không đúng cách, lạm dụng thường xuyên hay tự ý tăng liều để có tác dụng nhanh hơn đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định.

    Các thuốc giảm đau gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan và thận, nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ gây giảm chức năng lọc của thận, từ đó làm cho việc thải trừ acid uric khó khăn hơn. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết và dùng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ăn quá nhiều chất đạm

    Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của purin dưới xúc tác của enzyme xanthine-oxidase. Phần lớn lượng purin này đến từ thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Và những loại thực phẩm giàu đạm như: Thịt đỏ (thịt chó, bò,…), hải sản, nội tạng động vật, hay các loại rau có tính sinh trưởng mạnh (nấm, giá đỗ, măng tây,…) đều là nguồn purin dồi dào. Do đó, nếu người bệnh không có kế hoạch kiêng khem mà vẫn ăn uống quá thoải mái, thì sẽ khiến cho bệnh ngày càng tồi tệ. Theo ghi nhận, những cơn gout cấp thường sẽ đến sau một bữa ăn thịnh soạn, giàu chất đạm.

Sử dụng rượu bia

   Chúng ta đều biết rằng, rượu, bia đặc biệt có hại với sức khỏe, nhất là với những người có bệnh lý mạn tính như Gout. Chất cồn trong bia rượu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận, từ đó làm giảm khả năng đào thải acid uric, khiến tình trạng bệnh ngày một nặng lên.

 

Sử dụng rượu bia có thể khiến cho bệnh Gout nặng lên.

Sử dụng rượu bia có thể khiến cho bệnh Gout nặng lên.

 

Ăn đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp

    Trong cuộc sống diễn ra nhanh chóng hiện nay, những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp thường được nhiều người sử dụng do tính tiện lợi. Tuy nhiên những đồ ăn chế biến sẵn lại giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể khiến người dùng tăng cân nhanh chóng nếu sử dụng thường xuyên. Và đối với người bệnh Gout, việc tăng cân sẽ làm gia tăng áp lực lên các khớp xương vốn đã tổn thương do Gout.

Lười vận động

    Bệnh Gout tác động trực tiếp lên các khớp chi dưới gây đau đớn và hạn chế vận động, do đó người bệnh thường có xu hướng là nằm hoặc ngồi nghỉ và ít hoạt động. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi người bệnh đang trong cơn gout cấp.

    Khi những cơn gout cấp đã qua đi, các triệu chứng đã giảm thiểu, thì người bệnh lại cần thường xuyên vận động để giữ cho các khớp không bị khô cứng, làm chậm quá trình thoái hóa và tăng cường lưu thông máu quanh các khớp bị viêm.

 

Người bệnh Gout cần làm gì để kiểm soát bệnh hiệu quả nhất?

    Từ đây, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý trong kiểm soát bệnh Gout. Theo đó, người bệnh Gout sẽ cần duy trì lối sống lành mạnh như:

  • Thường xuyên vận động thể lực, với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều đạm.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá,…
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng, stress,…
  • Uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ từ rau, củ, quả.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

     Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng những sản phẩm từ thảo dược tự nhiên để hỗ trợ kiểm soát tình trạng tăng acid uric máu hiệu quả nhất. Một sản phẩm nổi trội đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, cũng như người bệnh Gout hiện nay chính là BoniGut+ của Mỹ.

 

BonGut+ - giải pháp hạ acid uric máu hiệu quả, an toàn từ thảo dược tự nhiên

    BoniGut+ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, được sản xuất trên công nghệ Microfluidizer hiện đại, giúp đưa các thành phần về kích thước Nano (dưới 70 nm). Từ đó, các tác dụng của sản phẩm được tăng lên tối đa, giúp người bệnh kiểm soát acid uric máu dễ dàng mà lại an toàn, không tác dụng phụ.

   BoniGut+ gồm có những thành phần gì?

  • Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme xúc tác chuyển hóa purin thành acid uric, do đó giúp hạn chế sự tổng hợp acid uric trong máu.
  • Hạt cần tây giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ có tính kiềm và lợi tiểu tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu. 
  • Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù giúp tăng cường khả năng đào thải acid uric trong máu và quanh các khớp xương qua đường nước tiểu, hạn chế tái phát các cơn Gout cấp.

   Nhờ đó, BoniGut+ sẽ giúp người dùng hạ acid uric máu hiệu quả,  ngăn ngừa cơn Gout cấp tái phát. Không những vậy, sản phẩm còn được bổ sung thêm những loại thảo dược khác như:

  • Tầm ma, gừng, húng tây, bạc hà có tác dụng giúp chống viêm nhờ ức chế các chất trung gian gây viêm và giảm đau trong các cơn Gout cấp.

 

Thành phần của BoniGut+

Thành phần của BoniGut+

 

    BoniGut+ được sản xuất tại nhà máy J&E INTERNATIONAL CORP của Mỹ, thuộc tập đoàn VIVA NUTRACEUTICALS có uy tín hàng đầu thế giới, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)  và Tổ chức y tế thế giới (WHO).

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut+

   Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniGut+ đã giúp cho hàng vạn khách hàng hạ acid uric máu, ngăn ngừa được cơn Gout cấp tái phát và hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé! 

    Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi, ở số nhà 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269.

   Chú Đình chia sẻ: “Có lẽ chú không bao giờ quên được cái đêm chú gặp cơn Gout cấp đầu tiên. Lúc đó, chân chú sưng vù lên, đau khủng khiếp, đỏ ửng. Chú không đi lại nổi, chỉ biết nằm một chỗ ôm lấy chân. Sau 2 ngày, chú mới đi khám, bác sĩ thông báo chú bị gout, acid uric đã lên tới hơn 600 µmol/l rồi. Bác sĩ kê cho chú colchicin, uống ngay buổi sáng, đến buổi chiều là chú đỡ ngay. Tuy vậy, những cơn gout cấp đâu có chịu buông tha, chú phải dùng thuốc tây liên tục khiến cho men gan tăng rất cao. Chú mệt mỏi vô cùng!”

   “Một thời gian sau, chú được người quen giới thiệu cho dùng BoniGut+ của Mỹ. Sau 1 tháng sử dụng đều đặn với liều 4 viên/ngày, chú chỉ bị đau có 1 lần thôi, mà cũng không kinh khủng như trước. Sau 3 tháng, acid uric máu của chú còn có 340 µmol/l. Từ đó đến giờ, chú cũng chưa bị đau lại thêm lần nào. Chức năng gan của chú dần hồi phục lại, da dẻ cũng hồng hào hơn.”

 

Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi.

Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi.

 

     Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích giúp cho người bệnh tránh được những thói quen khiến bệnh Gout ngày càng tồi tệ. BoniGut+ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, giúp kiểm soát acid uric máu toàn diện và ngăn ngừa cơn Gout cấp tái phát hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

Chủ đề: botania bonigut bệnh gout

Bài viết cùng chủ đề

Giải pháp giúp phòng ngừa trẻ ốm vặt khi trở lại trường học

Phải làm cách nào để giúp các bé tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi đến trường? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Công ty Botania mang trong mình sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Công ty Botania mang trong mình sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Hơn 20 năm mất ngủ và lối thoát của người đàn ông 50 tuổi

Anh Ngô Dũng, 50 tuổi hiện đang công tác tại công ty cổ phần Dệt may 29/3, số 60 Mẹ Nhu, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng

Điểm danh các loại thuốc tây làm tăng axit uric máu

Đa số bệnh nhân gút đều biết rằng việc ăn nhiều đồ đạm, uống rượu bia sẽ làm tăng axit uric máu, gây cơn gút cấp. Thế nhưng, ít ai để ý rằng một số loại thuốc tây cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Nghị lực kiên cường của người đàn ông cụt hai chân khi mắc bệnh tiểu đường

Chú Nguyễn Văn Được, 63 tuổi thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi