Người bệnh gút thường nghĩ rằng, bệnh này chỉ gây ra các cơn đau khớp nên uống thuốc giảm đau là được. Ít ai biết rằng, gút còn khiến khớp bị tổn thương theo thời gian, dần gây viêm khớp mạn tính, tăng nguy cơ tàn phế cho người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về biến chứng này cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, mời các bạn đọc bài viết ngay dưới đây!
Bạn có thể bị viêm khớp mạn tính do chủ quan về bệnh gút
Bệnh gút khiến khớp tổn thương như thế nào?
Bệnh gút đặc trưng bởi sự lắng đọng của các tinh thể muối urat trong sụn, khớp và mô mềm, xảy ra do tình trạng tăng acid uric trong máu lâu ngày. Theo thời gian, tinh thể muối kết tủa lại ở ổ khớp sẽ kích hoạt phản ứng viêm, làm bùng phát cơn gút cấp. Ngoài cơn đau khớp dữ dội, phản ứng viêm do bệnh gút gây ra còn phá hủy mô sụn với các tế bào xương, khiến xương bị tổn thương, mất sụn, về lâu dài sẽ gây biến dạng khớp, tăng nguy cơ tàn tật.
Nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát tốt chỉ số acid uric trong máu thì các cơn gút cấp rất dễ tái phát lại, nhất là khi người bệnh ăn uống đồ ăn nhiều đạm (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…), uống rượu bia, chúng sẽ bùng phát. Mà tần suất cơn cấp xuất hiện càng nhiều, khớp càng bị tổn thương thêm.
Ngay cả khi không có cơn đau thì xương, khớp và sụn của người bệnh gút cũng âm thầm bị bào mòn bởi các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn.
Muối urat hình kim sắc nhọn gây tổn thương khớp
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Aretes Care & Research (Tạp chí Chăm sóc & Nghiên cứu về Bệnh viêm khớp), có tới 44% những người bệnh gút bị bào mòn xương, phá hủy, mất sụn hoàn toàn. Về lâu dài, những tổn thương đó sẽ dần hình thành viêm khớp mạn tính ở người bệnh gút.
Đặc điểm của bệnh viêm khớp mạn tính do gút
Khi đã tiến triển thành bệnh viêm khớp mạn tính, khớp của người bệnh gút bị hủy hoại nghiêm trọng, khe khớp hẹp, có nhiều hốc ở trong xương, thậm chí mọc thêm gai xương. Khi acid uric máu tăng cao kéo dài, hạt tophi sẽ xuất hiện. Kèm theo đó là bờ xơ và rìa xương mỏng nhô ra xuất hiện cùng hạt tophi. Điều đáng nói là một khi đã hình thành, các tổn thương này không thể phục hồi.
Về vị trí, các tổn thương khớp mạn tính do gút sẽ gặp ở khớp xuất hiện cơn đau cấp, thường là khớp ngón chân cái, khớp bàn ngón, khớp cổ chân, khớp gối. Còn các khớp trên khủy tay, cổ tay và bàn tay thường ít bị tổn thương hơn.
Tổn thương khớp thường gặp ở khớp ngón chân cái
Khi bị viêm khớp mạn tính do gút cùng với sự tồn tại của các hạt tophi, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:
- Ngoài cơn đau gút cấp thì sẽ bị đau khớp kiểu cơ học, nghĩa là đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
- Cứng khớp, cử động khớp khó khăn dẫn đến việc hạn chế đi lại, cầm nắm.
- Khớp sưng kèm theo biến dạng do khớp bị hủy hoại.
Những cơn đau do viêm khớp mạn tính không gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân hoạt động gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống vì thế cũng bị suy giảm.
Hệ lụy của viêm khớp mạn tính do gút
Do biểu hiện viêm khớp mạn tính thường không đặc hiệu nên luôn phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khớp khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, cơn giả gút, viêm khớp vẩy nến. Khi bị chẩn đoán nhầm và không có phương pháp điều trị thích hợp, xương, khớp và sụn sẽ tiếp tục bị phá hủy với tổn thương vĩnh viễn, người bệnh có nguy cơ cao bị tàn phế do gút.
Bên cạnh các tổn thương khớp, khi người bệnh không kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu, khiến cơn gút cấp tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Hạt tophi gây cản trở vận động, biến dạng khớp. Khi kích thước hạt quá lớn sẽ dễ vỡ ra và vết thương rất khó lành, dễ bị nhiễm trùng, có nguy cơ cắt cụt chi.
Hạt tophi gây biến dạng khớp
- Bệnh thận bao gồm viêm thận kẽ, suy thận cấp, sỏi thận, suy thận mạn. Suy thận mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân gút.
Để tránh những hệ lụy trên, mấu chốt là bệnh nhân cần kiểm soát tốt bệnh gút.
Giải pháp đơn giản giúp kiểm soát bệnh gút ngay tại nhà
Để đẩy lùi bệnh gút, phòng ngừa khớp bị tổn thương cũng như các biến chứng khác, người bệnh cần áp dụng giải pháp giúp hạ và ổn định chỉ số acid uric máu ở ngưỡng an toàn. Một giải pháp tốt cần có tác dụng:
Ức chế cơ thể tổng hợp acid uric
Cơ thể tổng hợp acid uric cần có sự xúc tác của enzym xanthin oxidase (XO). Khi ức chế được enzym này, chúng ta sẽ ức chế được quá trình hình thành acid uric trong máu.
Hiện nay, có các thuốc hạ acid uric tác động theo cơ chế này đó là febuxostat, allopurinol. Nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, hại gan thận.
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh những thảo dược tự nhiên như hạt cần tây, quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzym xanthin oxidase. Vì vậy, sử dụng những sản phẩm có chứa chiết xuất của các thảo dược này chính là cách làm giảm acid uric trong máu vừa hiệu quả vừa an toàn.
Các thảo dược có tác dụng tốt giúp ức chế enzyme xanthine oxidase
Tăng thải acid uric qua đường niệu
Một số loại thảo dược có tác dụng giúp lợi tiểu như bách xù, trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), ngưu bàng tử… là sự lựa chọn tốt cho người bệnh gút bởi chúng vừa an toàn, vừa giúp tăng thải acid uric trong máu qua đường niệu.
Trung hòa acid uric trong máu
Với tính acid của mình, acid uric trong máu sẽ được trung hòa bởi các chất có tính kiềm. Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt cần tây không chỉ giúp ức chế XO mà còn có tính kiềm, giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
Hiện nay, tất cả những thảo dược giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả như anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả... đều đã được kết hợp trong sản phẩm BoniGut + của Mỹ.
BoniGut + - Giải pháp đơn giản giúp chiến thắng bệnh gút!
BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được xây dựng từ sự kết hợp các loại thảo dược quý, giúp người dùng kiểm soát tốt bệnh gút một cách đơn giản và an toàn.
Tác dụng toàn diện của BoniGut + bao gồm:
- Giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.
- Giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá:
+ Ức chế hình thành acid uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
+ Trung hòa acid uric máu nhờ hạt cần tây.
+ Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.
Tác dụng toàn diện của BoniGut +
Hơn nữa, các thành phần trong BoniGut + đều được trải qua quy trình chiết xuất hiện đại, giữ lại những chất có tác dụng, loại bỏ những tạp chất, đồng thời phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer - công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới.
Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp vừa giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát hiệu quả. Qua đó, sản phẩm giúp phòng ngừa viêm khớp mạn tính cũng như các biến chứng khác do gút gây ra.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin về bệnh viêm khớp mạn tính do gút. Bạn cũng đừng quên BoniGut + của Mỹ là giải pháp hoàn hảo giúp kiểm soát tốt bệnh gút. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Chuyên gia giải đáp: Uống nhiều allopurinol có tốt không?
- Thời điểm nào cơn gút cấp dễ tái phát nhất?