Người bệnh gút nên ăn những loại cá nào?

Cập nhập: Thứ sáu, 25/03/2022

 

Hỏi

    Chào dược sĩ, tôi tên Bảo Nam, 42 tuổi, đang sống tại Khánh Hòa. Do sống tại vùng giáp biển, nên gần như bữa nào cũng có ít nhất 1 – 2 món hải sản, không tôm thì cá. Mỗi bữa, tôi cũng uống thêm 1 – 2 lon bia, hoặc dăm ba chén rượu. Cũng chính vì vậy mà tôi bị gút từ lúc nào không hay. Tới khoảng hơn 6 tháng trước, tôi gặp phải một cơn đau buốt khủng khiếp ở ngón chân cái. Sau khi di khám, tôi được chẩn đoán là bị gút, acid uric đã lên tới 512 µmol/l và được kê thuốc về uống. Tôi uống đều, không bỏ ngày nào, nhưng vẫn đều đều mỗi tháng 1 cơn đau gút cấp. Tôi cũng biết là bị gút thì không nên ăn hải sản, nhưng tôi ăn cá từ bé, đã thành thói quen, nếu bỏ hoàn toàn thì rất khó. Dược sĩ cho tôi hỏi, tôi nên lựa chọn loại cá nào để không bị đau nữa? Mong dược sĩ giải đáp giúp cho!

Trả lời

     Chào anh, đúng như anh nghĩ, người bệnh gút thì không nên ăn hải sản. Bởi vì, hải sản là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. Khi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Nồng độ acid uric càng cao thì những tinh thể urat sẽ tích tụ càng nhiều tại các khớp, khiến các khớp này bị viêm và gây ra những cơn đau mà anh đang gặp phải.

     Nếu tình trạng này kéo dài, tinh thể urat sẽ tích tụ thành những hạt tophi, khiến cho khớp trở nên kém linh hoạt, anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận động. Khi những hạt tophi này đóng thành các cục lớn, chúng sẽ gây phá hủy lớp sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch và các dây chằng cố định khớp. Hoặc chúng cũng có thể bị vỡ ra, gây nhiễm trùng, rất khó để điều trị. Nhiều người bệnh gút đã phải phẫu thuật để loại bỏ những hạt tophi này, thậm chí là phải thay khớp để có thể duy trì khả năng vận động.

     Do đó, biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn là anh nên hạn chế tối đa tần suất ăn hải sản, đặc biệt là những loại như: Tôm, cua, hàu, sò, cá tuyết, cá thu, cá cơm, cá ngừ,.... Nếu anh đã quen ăn cá, thì mình có thể chuyển dần sang ăn cá nước ngọt như: Cá quả, cá trắm, cá rô, cá diêu hồng, cá chép,... vì chúng sẽ ít làm tăng acid uric hơn so với cá biển. Tuy nhiên, mỗi ngày, anh cũng chỉ nên ăn khoảng 57 gram cá và chỉ nên ăn 2 - 3 lần/tuần. Bên cạnh đó, anh cũng nên hấp cá, nấu canh, hay luộc thay vì chiên rán, ăn sống, ăn tái.

    Đồng thời, anh nên dừng uống rượu, bia vì hai loại đồ uống này sẽ làm cho acid uric trong máu tăng nhanh hơn và làm giảm chức năng lọc của thận - cơ quan giữ vai trò đào thải acid uric ra ngoài.

     Ngoài hải sản, những loại thực phẩm mà anh cũng cần hạn chế sử dụng là: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,....), thịt thú rừng, nội tạng động vật, nấm, giá đỗ, măng tây,... Thay vào đó, anh có thể ăn những loại thịt trắng (ức gà, thịt lợn nạc,...), ăn nhiều rau xanh (rau cải, rau diếp,....), hoa quả trái cây tươi,...

     Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, anh cũng nên dùng thêm những sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát acid uric có nguồn gốc thảo dược như BoniGut+ của Mỹ. Đây là sản phẩm giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt gồm:

  • Ức chế hình thành acid uric: Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase - chất xúc tác chuyển hóa purin thành acid uric.
  • Trung hòa acid uric trong máu với tình kiềm của hạt cần tây.
  • Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ các thảo dược như: Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù.

   Từ đó, sản phẩm sẽ giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn là dưới 420 µmol/l sau 3 tháng sử dụng với liều 4 - 6 viên/ngày. Từ đó, sản phẩm sẽ giúp ngăn chặn những hạt tophi hình thành, bảo vệ cấu trúc khớp.

    Ngoài ra, BoniGut+ còn được bổ sung thêm các thảo dược như: Bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây giúp giảm đau, chống viêm trong các đợt gút cấp. Sau từ 1 - 2 tháng sử dụng, tần suất tái phát các cơn gút cấp và mức độ đau sẽ giảm đi đáng kể.

     Sau khi đã có hiệu quả, anh có thể giảm liều xuống 2 viên/ngày để dùng duy trì. Nếu dùng đều, bệnh của anh sẽ được kiểm soát tốt, mình có thể ăn nhiều hơn một chút, không phải quá kiêng khem như trước.

    Nếu anh còn thắc mắc gì khác, thì có thể liên hệ tới số điện thoại tư vấn: 1800.1044 (miễn phí) - 0984.464.844 - (Giờ hành chính từ 8h - 12h sáng, từ 1h30 - 6h30 chiều) để được các dược sĩ giải đáp.

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cách phân biệt triệu chứng của bệnh gút với các bệnh gây đau khớp khác

  Phải làm sao để phân biệt triệu chứng của bệnh gút với các bệnh gây đau khớp khác? Cách kiểm soát tốt bệnh gút ra sao? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được hé lộ ở bài viết ngay dưới đây!

Những thói quen xấu gây khó ngủ, mất ngủ ban đêm mà bạn nên tránh xa

Những thói quen nào đang âm thầm “phá hoại” giấc ngủ của bạn mỗi đêm? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu và cách khắc phục hiệu quả

Có những nguyên nhân nào gây tăng acid uric trong máu? Biện pháp khắc phục hiệu quả là gì? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!

Đắk Lắk: Ngon giấc cả đêm sau 2 năm mất ngủ nhờ BoniSleep

Chú Trần Quang Tây, 67 tuổi địa chỉ số 4/4 Nguyễn Kim, P. Tân Thành, tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

BoniGut giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu rẻ nhất?

BoniGut giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu rẻ nhất? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi