Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?

Cập nhập: Thứ sáu, 01/12/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gout (gút) xảy ra do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa gây tăng acid uric trong máu, tạo thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp và các mô liên kết.  Bệnh gây ra các cơn đau khớp đột ngột, dữ dội kèm theo tình trạng sưng đỏ tại khớp. Nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng, người bị bệnh gút có uống glucosamin được không? Nếu có thì dùng như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau!

 

Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?

Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?

 

Glucosamine là gì?

   Glucosamine là một hợp chất amino-monosaccharide có ở hầu hết các mô trong cơ thể, đặc biệt là sụn – mô cứng bao bọc các khớp. Glucosamine tham gia cấu tạo nên các sợi collagen, tăng sinh tiết dịch khớp. Tuy nhiên, theo thời gian thì  tốc độ tổng hợp glucosamine càng chậm và có thể ngừng hẳn.

  Có 3 loại glucosamine là Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetyl-glucosamine.

   Glucosamine có tác dụng như sau:

  • Tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp, bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzyme, từ đó giúp hỗ trợ khớp khỏe mạnh.
  • Kích thích sản sinh mô liên kết của xương, tăng sản sinh chất nhầy của dịch khớp và tăng khả năng bôi trơn ở khớp.
  • Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh loãng xương, nhất là phụ nữ sau mãn kinh.

 

Người mắc bệnh gút có uống Glucosamin được không?

   Nhiều bệnh nhân gút đặt ra câu hỏi "Người bị gút có uống Glucosamin được không?".  Các chuyên gia cho biết, hầu hết các sản phẩm bổ sung glucosamine có nguồn gốc từ động vật có vỏ hoặc được tổng hợp trong phòng thí nghiệm, không có chứa nhân purin. Do đó, glucosamin không gây ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh gút, người bệnh gút có thể sử dụng glucosamin bình thường.

   Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng nào cho thấy glucosamin thực sự có lợi cho việc phòng ngừa hoặc điều trị bệnh gút. Bệnh nhân gút có thể sử dụng glucosamine để góp phần ngăn chặn sự thoái hóa bảo vệ các khớp, ổn định sức khỏe khớp và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

   Nếu muốn sử dụng kết hợp glucosamine, bệnh nhân gút nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

   Các bạn cần lưu ý rằng cũng giống như các loại thuốc điều trị bệnh gút, đôi khi glucosamin có thể dẫn đến một số phản ứng không mong muốn, chẳng hạn như:

  • Đau dạ dày.
  • Tăng đường huyết.
  • Buồn nôn.
  • Ợ nóng.
  • Tiêu chảy.
  • Táo bón.
  • Các phản ứng dị ứng.
  • Buồn ngủ.

           

Người bị gút cần lưu ý những gì khi sử dụng glucosamine?

Người bị bệnh gút cần lưu ý những điều sau khi sử dụng glucosamine:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng nặng của bệnh gút mà bạn đang gặp phải để có hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp.
  • Nắm rõ cách dùng phù hợp với tình trạng bệnh. Đồng thời, bạn nên tái  khám định kỳ để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị cũng rất cần thiết.
  • Người bị dị ứng với các động vật giáp xác như tôm, cua,... có thể bị dị ứng với glucosamine. Do đó, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ điều trị biết về tình trạng dị ứng của mình để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn.
  • Những đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng glucosamine: Bệnh nhân hen suyễn, tiểu đường, tăng huyết áp hoặc có vấn đề tim mạch, tăng nhãn áp, bị rối loạn đông máu, chuẩn bị phẫu thuật  hoặc đang uống các thuốc chống đông máu ....

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?”. Glucosamine thường không gây ảnh hưởng đến bệnh gút. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh gút, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Cảnh báo: Nhiều quý ông nhập viện vì bệnh gút sau tết

Bệnh gút là gì? Và tại sao sau tết tỷ lệ mắc và tái phát bệnh gút lại gia tăng với tốc độ chóng mặt như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tăng men gan gần 300 lần vì uống thuốc hạ sốt liên tục – Bé trai 8 tuổi nguy kịch

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, mới đây, đơn vị đã cấp cứu thành công cho một bé trai 8 tuổi trong tình trạng nguy kịch, men gan cao gấp 300 lần bình thường do uống Paracetamol (thuốc hạ sốt) quá liều.

Hà Nội: 70 tuổi, tôi không lo bệnh gút

bác Trần Văn Tuất, 70 tuổi ở số 6, ngõ 32, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

Bình Phước: Kết thúc chuỗi ngày đau đớn khủng khiếp vì bệnh gút

Chú Bùi Đức Danh, 53 tuổi ở tổ 5 ấp 2 xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

Nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu và cách khắc phục hiệu quả

Có những nguyên nhân nào gây tăng acid uric trong máu? Biện pháp khắc phục hiệu quả là gì? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi