Cao hổ cốt được biết đến như một loại “thần dược” được không ít người săn tìm, thậm chí là bỏ một số tiền cực lớn để có thể sở hữu. Loại cao này được cho là mang tới nhiều lợi ích đối với những người mắc bệnh về xương khớp. Vậy còn với bệnh gút, cao hổ cốt có tác dụng không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây!
Cao hổ cốt liệu có phải là “thần dược” cho người bệnh gút?
Cao hổ cốt có tác dụng gì?
Cao hổ cốt là loại cao được nấu từ xương của Hổ. Đây là một loại dược liệu đắt đỏ, quý hiếm. Trên thị trường thường rất hiếm có cao hổ cốt 100% mà thường được phối hợp với xương của sơn dương theo tỷ lệ: 5 phần hổ cốt, 1 phần sơn dương.
Cao hổ cốt có màu vàng hơi trong, có vị mặn cay, tính hơi ấm, quy vào kinh can và thận. Cao hổ cốt được cho là có thể trừ phong thấp, chống đau nhức gân cốt, mạnh sinh lý, chữa suy nhược cơ thể.
Về thành phần hóa học, cao hổ cốt có chứa collagen, mỡ, các hợp chất của canxi và magie, photpho, amino acid và tỷ lệ đạm toàn phần cao. Các thành phần này không quá khác biệt so với những loại xương khác.
Một số tài liệu cho rằng, cao hổ cốt giúp bồi bổ cơ thể, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, viêm đau khớp, xương sụn hư, loãng xương, thoái hóa khớp, tăng sinh lý,...Tuy nhiên, các tác dụng trị bệnh của loại cao này chưa được nghiên cứu một cách cụ thể trên lâm sàng.
Cao hổ cốt được cho là có tác dụng với người bị bệnh xương khớp
Sử dụng cao hổ cốt có an toàn không?
Cao hổ cốt có tính nóng và có tác dụng trợ dương mạnh mẽ. Do đó, những người có thể chất hoặc có các bệnh thuộc âm hư hỏa vượng (biểu hiện bốc hỏa, mất ngủ, mặt đỏ,...), cao huyết áp, viêm gan, suy thận, bệnh tim, bệnh tiểu đường thì không nên dùng cao hổ cốt.
Hơn nữa, cao hổ cốt là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm và có giá trị cao. Do đó, chúng có thể bị làm giả, pha tạp với các loại xương heo, xương chó, xương bò,..., thậm chí là trộn thêm thuốc tây, thuốc phiện để tăng nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh đó, hổ hiện đang là một loài động vật quý hiếm, xếp vào nhóm nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của Việt Nam và quốc tế. Sử dụng hổ cốt hay bất kỳ bộ phận nào khác của hổ đều thúc đẩy việc săn bắt, nuôi nhốt, buôn bán trái pháp luật.
Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp tàng trữ cao hổ, mà cả những người mua cao hổ về sử dụng cũng có thể phải đối diện với truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, hổ là một loại động vật quan trọng trong chuỗi thức ăn. Việc săn bắt để lấy xương hổ sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hệ sinh thái.
Hổ là một phần quan trọng của hệ sinh thái
Người bệnh gút có sử dụng được cao hổ cốt không?
Gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu. Acid uric tăng cao sẽ hình thành những tinh thể muối urat tại các khớp hay mô liên kết. Vị trí thường gặp nhất là ở các khớp chi dưới như: Khớp ngón chân, bàn ngón, mắt cá chân,…
Bệnh gút xảy ra là do quá trình tăng sản xuất acid uric và/hoặc giảm đào thải acid uric. Trong cơ thể, acid uric là sản phẩm chuyển hóa của các nhân purin dưới xúc tác của enzyme xanthine oxidase.
Hiện nay, chưa có bất cứ tài liệu nào chứng minh rằng cao hổ cốt có tác dụng hạ acid uric trong máu. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng cao hổ cốt để trị gút. Hơn nữa, như đã nhắc đến ở phần trên, việc sử dụng cao hổ cốt có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, pháp lý, cũng như chi phí vô cùng đắt đỏ.
Bệnh gút gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp
Do đó, thay vì sử dụng cao hổ cốt, người bệnh gút có thể sử dụng những phương pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn như:
Thay đổi chế độ ăn uống
Để kiểm soát bệnh gút, hạn chế tăng acid uric máu, người bệnh cần hạn như: Thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,…), thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật hay một số loại rau (nấm, giá đỗ, măng tây). Đây là những thực phẩm giàu đạm, chứa nhiều nhân purin làm acid uric máu tăng khiến bệnh gút trở nặng.
Ngoài ra, việc sử dụng rượu, bia cũng khiến acid uric tăng cao vì chúng làm giảm chức năng lọc máu của thận – cơ quan chính giúp lọc và đào thải acid uric ra ngoài. Vì vậy, người bệnh gút nên hạn chế tối đa việc sử dụng những thực phẩm này.
Thịt đỏ sẽ làm tăng acid uric máu
Sử dụng thảo dược
Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng thảo dược để giúp hạ acid uric máu đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh gút vì sự hiệu quả và an toàn. Những loại thảo dược thường được sử dụng có thể kể đến như:
- Quả anh đào đen: Tác dụng giúp hạ acid uric của quả anh đào đen đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008. Kết quả cho thấy, người bệnh dùng bột anh đào đen thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
- Hạt cần tây có chứa 3-n-butylphthalide, folate, vitamin A, kali,… giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, nhờ đó giảm sản xuất acid uric. Đồng thời, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa lượng acid uric dư thừa trong máu.
Hạt cần tây giúp hạ acid uric trong máu
Hiện nay, BoniGut + của Mỹ chính là sản phẩm có chứa cả hai loại thảo dược này.
BoniGut + - Sản phẩm hàng đầu cho người bệnh gút
Ngoài Quả anh đào đen và hạt cần tây, BoniGut + còn được bổ sung thêm 10 loại thảo dược khác gồm:
- Chiết xuất hạt nhãn kết hợp với hạt cần tây, quả anh đào đen giúp tăng cường tác dụng hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt là: Giúp ức chế hình thành acid uric máu, trung hòa acid uric máu và lợi tiểu tăng đào thải acid uric.
- Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả làm tăng tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric quanh các khớp xương, giúp co nhỏ các hạt tophi.
- Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp chống viêm, giảm đau khớp trong các đợt gút cấp.
Thành phần của BoniGut +
Bên cạnh đó, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer giúp đưa các nguyên liệu về kích thước nano (dưới 70nm). Từ đó, BoniGut + có độ ổn định cao, loại bỏ được tạp chất và nâng cao sinh khả dụng.
Dùng BoniGut + như thế nào?
Bạn dùng BoniGut + với liều từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau từ 1 – 2 tháng, BoniGut + sẽ giúp giảm tần suất tái phát các cơn gút cấp. Sau 3 tháng, acid uric máu sẽ được hạ về ngưỡng an toàn. Khi sử dụng lâu dài, sản phẩm còn giúp co nhỏ kích thước các hạt tophi.
BoniGut + review
Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi, ở số nhà 3, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269.
Chú Đình chia sẻ: “Có lẽ chú không bao giờ quên được cái đêm chú gặp cơn gút cấp đầu tiên. Lúc đó, chân chú sưng vù lên, đau khủng khiếp, đỏ ửng. Chú không đi lại nổi, chỉ biết nằm một chỗ ôm lấy chân. Sau 2 ngày, chú mới đi khám, bác sĩ thông báo chú bị gút, acid uric đã lên tới hơn 600 µmol/l rồi. Bác sĩ kê cho chú colchicin, uống ngay buổi sáng, đến buổi chiều là chú đỡ. Tuy vậy, những cơn gút cấp đâu có chịu buông tha, chú phải dùng thuốc tây liên tục khiến cho men gan tăng rất cao. Một thời gian sau, chú còn bị lên những hạt tophi ngay tại chỗ khớp bị sưng.”
“Một thời gian sau, chú được người quen giới thiệu cho dùng BoniGut + của Mỹ. Sau 1 tháng sử dụng đều đặn với liều 4 viên/ngày, chú chỉ bị đau có 1 lần thôi, mà cũng không kinh khủng như trước. Sau 3 tháng, acid uric máu của chú còn có 340 µmol/l. Từ đó đến giờ, chú cũng chưa bị đau lại thêm lần nào. Chức năng gan của chú dần hồi phục lại, da dẻ cũng hồng hào hơn. Chú không thấy hạt tophi mọc thêm nữa, những hạt cũ thì cũng nhỏ dần lại rồi.”
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho người bệnh gút về các lưu ý trước khi lựa chọn cao hổ cốt để trị bệnh. BoniGut + là giải pháp toàn diện giúp hạ acid uric máu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của gút. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: