Phần lớn, người bị gút chỉ kiêng thực phẩm nhiều đạm và rượu bia. Ít ai biết rằng, chính những loại đồ ngọt, nhiều đường fructose cũng là nguyên nhân hình thành và làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh. Vậy cụ thể, đường fructose gây bệnh gút như thế nào? Giải pháp khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!
Đường fructose gây bệnh gút như thế nào?
Fructose là đường gì?
Fructose là một loại đường có mặt ở nhiều loại rau củ quả và mật ong. Chúng cũng được ứng dụng nhiều làm nguyên liệu tạo vị ngọt cho một số loại thực phẩm, phổ biến là các bánh kẹo.
Fructose thuộc dạng đường đơn, chiếm 50% khối lượng trong đường ăn thông thường. Loại này và glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, fructose cần được gan chuyển hóa thành glucose thì các tế bào mới sử dụng được.
Nếu một người có thói quen ăn nhiều calo và fructose, gan sẽ bị quá tải. Theo đó, fructose bị chuyển thành chất béo, gây rối loạn chuyển hóa, hình thành các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường type 2, tim mạch và cả bệnh gút.
Đường fructose gây bệnh gút như thế nào?
Bệnh gút hình thành do cơ thể rối loạn chuyển hóa, gây tăng axit uric trong máu. Chúng chuyển hóa thành tinh thể muối urat lắng đọng ở các ổ khớp và gây cơn gút cấp.
Axit uric máu tăng cao sẽ gây cơn gút cấp đau dữ dội
Cơn gút cấp xuất hiện sẽ gây đau đớn dữ dội, làm khớp sưng đỏ, bỏng rát, khiến người bệnh không đi lại được, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nồng độ axit uric càng cao, cơn gút cấp càng dễ tái lại với tần suất dày đặc hơn. Không chỉ thế, nếu chúng tăng cao kéo dài, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của gút như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…
Khoa học hiện đại đã tìm ra cơ chế gây bệnh gút của fructose là tăng sản xuất axit uric máu. Chúng phân hủy ATP thành AMP - một tiền chất của axit uric. Theo đó, bạn chỉ cần nạp fructose trong vòng vài phút, axit uric máu sẽ tăng lên. Hơn nữa, chúng còn thúc đẩy quá trình tổng hợp mới các phân tử purine, càng sản xuất nhiều axit uric hơn.
Sự gia tăng đáng kể lượng tiêu thụ nước giải khát và đường fructose làm tăng gánh nặng bệnh gút lên gấp đôi ở Mỹ trong vài thập kỷ qua. Một nghiên cứu của NHANES III - Cuộc khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ lần thứ 3 cho thấy: Đồ uống giàu fructose, cả nhân tạo (nước ngọt) và tự nhiên (nước cam) đều có liên quan đến việc tăng nồng độ axit uric máu.
Theo Arthritis Foundation - một nghiên cứu năm 2008, những người đàn ông uống từ hai cốc nước ngọt có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 85% so với những người đàn ông uống ít hơn một cốc nước ngọt mỗi tháng.
Chế độ ăn nhiều đường fructose làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Một nghiên cứu năm 2010 phân tích dữ liệu từ 78.906 phụ nữ trong hơn 22 năm, nguy cơ mắc bệnh gút đối với người uống một lon nước ngọt/ngày cao hơn 74% so với những phụ nữ hiếm khi uống nước ngọt.
Có thể thấy, bệnh gút không chỉ hình thành từ chế độ ăn nhiều đạm chứa nhân purin mà còn đến từ các loại thực phẩm giàu fructose. Vậy người bệnh phải hạn chế những loại thực phẩm nào để tránh gây tăng axit uric máu?
Người bệnh gút cần hạn chế những loại thực phẩm nào?
Để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong máu, người bệnh gút cần phải kiêng những loại thực phẩm sau:
Thực phẩm nhiều đường fructose
- Thực phẩm hoặc đồ uống có chứa siro ngô.
- Nước ngọt, mật ong.
- Bánh kẹo ngọt có đường fructose.
Thực phẩm giàu đạm chứa nhiều gốc purin
- Thịt đỏ: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
Thực phẩm giàu đạm chứa nhiều gốc purin như thịt bò dễ gây cơn gút cấp
- Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, lách,..
- Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, gà lộn, cút lộn…
- Hải sản: Tôm, cua, mực, cá mòi, cá ngừ, cá cơm, cá trích…
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia…
Các loại rau tăng trưởng nhanh như: Măng tây, giá đỗ, nấm… Chúng thúc đẩy cơ thể sản sinh axit uric.
Bên cạnh việc kiêng khem trong chế độ ăn uống, bệnh nhân gút cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh gút
Trong chế độ sinh hoạt, người bệnh gút nên:
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, giảm cân nếu thừa cân.
Người bệnh gút cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe đạp...
- Tránh làm việc nặng quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
- Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
- Ngâm chân nước nóng buổi tối, không nên dùng nước quá nóng.
Trong cơn đau gút cấp: Người bệnh cần để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối, vì khi vận động sẽ giải phóng nhiều hơn các tinh thể muối urat vào khớp, làm mức độ sưng đau khớp trầm trọng hơn.
Ngoài cơn đau gút cấp: Bệnh nhân cần xây dựng chế độ lao động và sinh hoạt hợp lý, vận động nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày, tránh hoạt động quá sức khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn.
Người bệnh gút nên vận động nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày
Việc kiêng khem trong chế độ ăn uống và xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ tăng axit uric máu. Tuy nhiên, với người bệnh gút lâu năm, nồng độ axit uric luôn ở mức cao, thì nếu chỉ cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt là chưa đủ. Thực tế, nhiều bệnh nhân gút đã ăn uống kiêng khem và sinh hoạt khoa học nhưng vẫn phải chịu đựng nỗi đau đớn do cơn gút cấp bùng phát thường xuyên.
Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, các chuyên gia hàng đầu thường khuyên bệnh nhân gút cần kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp hạ axit uric máu hiệu quả và an toàn. Nổi trội nhất trong các sản phẩm từ thiên nhiên dành cho người bệnh gút chính là viên uống BoniGut + đến từ Mỹ.
BoniGut + - Sản phẩm toàn diện dành cho người bệnh gút!
BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Sản phẩm có công thức toàn diện, giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh gút, cụ thể là:
- Giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu theo 3 cơ chế:
+ Giúp ức chế axit uric hình thành trong máu nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn nhờ tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành axit uric.
+ Giúp trung hòa axit uric trong máu nhờ thảo dược hạt cần tây có tính kiềm.
+ Giúp lợi tiểu, tăng thải axit uric ra ngoài qua đường nước tiểu nhờ các thảo dược: Ngưu bàng tử, cây bách xù, trạch tả, mã đề.
- Giúp giảm đau, chống viêm mạnh trong cơn gút cấp nhờ húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa. Những thảo dược này có tác dụng giúp ức chế mạnh các yếu tố gây viêm, chống oxy hóa, nhờ đó giúp giảm đau hiệu quả khi cơn gút cấp xảy ra, đồng thời giúp bảo vệ khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp trước các gốc tự do có hại.
Công thức toàn diện của BoniGut +
Nhờ những thành phần ưu việt trên, BoniGut + vừa giúp hạ axit uric về ngưỡng an toàn, vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp; đồng thời giúp làm giãn tần suất xuất hiện cơn gút cấp, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh gút.
Đặc biệt, sau khi nồng độ axit uric máu đã hạ về ngưỡng an toàn, việc duy trì sử dụng BoniGut + sẽ giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn, không cần phải kiêng khem quá hà khắc như trước nữa.
Nhờ sử dụng BoniGut +, tôi đã vượt qua bệnh gút dễ dàng!
Đó là lời phản hồi chung của khách hàng sau khi đã sử dụng BoniGut +, họ không còn phải lo lắng về căn bệnh này nữa. Như trường hợp của chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi, ở ấp 7b2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang).
Chú Nguyễn Văn Đạt (58 tuổi)
“Chú bị bệnh gút được 14 năm rồi. Hồi đầu, vài ba tháng chú mới bị đau cấp một lần nhưng đến khoảng 2 năm nay, tháng nào cũng đều đặn đau 3 lần, mỗi lần kéo dài 7-8 ngày. Bệnh gút làm chú khổ sở lắm, ăn uống rượu bia vào là tối nó hành cho ngay. Chú uống thuốc đều đặn mà cơn đau vẫn tái lại mãi. Đến đầu năm 2021, chú còn phát hiện thêm bệnh suy thận độ 2, chỉ số creatinin lên đến 135, còn acid uric đã là 550 µmol/l.”
“Nhờ BoniGut + của Mỹ, chú đã hết khổ vì bệnh gút rồi. Sau 2 tháng dùng BoniGut + đều đặn cùng với thuốc điều trị suy thận, chú đi kiểm tra thì acid uric đã về được ngưỡng dưới 400µmol/l rồi, bác sĩ cũng nói chỉ số creatinin đã giảm hơn. Tính đến giờ, chú dùng BoniGut + được khoảng 1 năm, không bị lên cơn gút cấp nào, khoản ăn uống cũng thoải mái hơn, đôi khi uống chén rượu, ăn miếng gan, miếng lòng cũng không sao cả.”
Giá BoniGut +
BoniGut + được đóng gói dưới dạng viên nang, dùng đường uống, có giá niêm yết tại công ty Botania (công ty phân phối chính thức của sản phẩm) là 230.000 vnđ/ 1 lọ 30 viên và 405.000đ/ 1 lọ 60 viên.
Để mua sản phẩm một cách thuận tiện và dễ dàng nhất, mời các bạn gọi điện đến số tổng đài 1800 1044 trong giờ hành chính, các dược sĩ đại học sẽ tư vấn cho bạn.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết thêm nguyên nhân gây bệnh gút từ đường fructose. Để kiểm soát tốt bệnh này, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và sử dụng BoniGut + của Mỹ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Bệnh gút dùng gừng có tốt không?
- Thế nào là chất béo không bão hòa? Nó có tốt cho người bệnh gút không?