Theo thống kê, tại Việt Nam, hiện có khoảng 4% dân số đang phải chung sống với bệnh gút. Đây là bệnh lý viêm khớp có tỷ lệ mắc cao thứ 2, chỉ sau viêm khớp dạng thấp. Trong giai đoạn đầu, gút gần như không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, nhiều người thường nảy sinh tâm lý chủ quan, mà không biết rằng, “lưỡi dao” của bệnh gút đã cận kề sau lưng. Vậy, người bệnh gút sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?
Chủ quan với bệnh gút, bạn có thể phải trả giá đắt!
Cái giá phải trả khi chủ quan với bệnh gút!
Với cuộc sống đầy đủ, thậm chí là dư thừa và lối sống thiếu khoa học như hiện nay, số người mắc gút có thể nói là sẽ không chỉ tăng lên trong thời gian tới đây, mà còn trẻ hóa.
Trong thời gian đầu, người bệnh có khi vài tháng, hay cả năm mới bị đau một lần. Mức độ và thời gian đau thì cũng qua nhanh chóng. Do đó, nhiều người vẫn còn tâm lý chủ quan, không mảy may để ý tới căn bệnh này.
Tuy nhiên, với tính chất là một bệnh lý mạn tính, tiến triển nặng dần theo thời gian và liên quan trực tiếp đến mỗi bữa hàng ngày, người bệnh gút có thể gặp phải không ít trở ngại, thậm chí là phải trả giá đắt nếu không điều trị sớm.
Dễ thấy nhất, tình trạng tăng acid uric máu sẽ gây viêm khớp do lắng đọng muối urat, hình thành những hạt tophi gây hủy hoại cấu trúc khớp, khiến người bệnh vận động khó khăn. Tuy nhiên, bệnh gút còn được chứng minh là có khả năng thúc đẩy việc hình thành những bệnh lý khác như:
Các bệnh tim mạch
Tăng acid uric sẽ phóng thích các gốc tự do, hoạt hóa tế bào viêm và sự kết dính phân tử do quá trình viêm, làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, gia tăng nguy cơ hình thành những mảng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, acid uric còn gây oxy hóa LDL và peroxy hóa lipid, làm tăng kết dính tiểu cầu, tạo huyết khối, góp phần hình thành những bệnh lý tim mạch. Theo đó, người bệnh gút sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp, loạn nhịp tim (thường gặp nhất là rung nhĩ), suy tim,…
Bệnh tiểu đường
Số liệu được tổng hợp từ 11 nghiên cứu cho thấy, khi acid uric máu tăng thêm 1 mg/dL có thể làm tăng thêm 17% nguy cơ mắc đái tháo đường type 2.
Nồng độ acid uric trong máu cao làm tăng sự biểu hiện của các yếu tố gây viêm như IL-1β, IL-6, TNF-α, và sản xuất CRP (một glycoprotein đặc trưng cho phản ứng viêm). Các nghiên cứu cho thấy, việc kích hoạt quá trình viêm này làm giảm độ nhạy của insulin ở chuột.
Tăng acid uric máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Suy giảm chức năng thận
Theo thống kê, có đến 10 – 15% bệnh nhân mắc gout có tổn thương thận. Khi muối urat lắng đọng tại thận sẽ trực tiếp gây viêm, làm tổn thương cầu thận, ống thận, dẫn đến giảm chức năng thận.
Ngoài ra, khi muối urat tích tụ thành sỏi, chúng sẽ gây tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, ứ nước, ứ mủ và cũng làm giảm chức năng thận, lâu dần có thể dẫn đến suy thận.
Bên cạnh đó, nếu không điều trị gút từ sớm, bệnh sẽ trở nên nặng hơn, bạn sẽ phải dùng nhiều thuốc và uống với liều cao hơn. Một điều không may là những loại thuốc tây trị gút thường có nhiều tác dụng phụ trên dạ dày, tim mạch, gan thận,… Do đó, nếu phải sử dụng liều cao trong thời gian dài, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý kéo theo.
Việc bệnh cũ chưa qua, bệnh khác đã tới không chỉ khiến cho việc điều trị gút trở nên khó khăn, mà còn khiến cho làm tăng chi phí điều trị, thuốc men, đi lại,… và ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh, người thân của họ. Có thể nói, cái giá mà người bệnh gút phải bỏ ra sẽ không hề nhỏ một chút nào!
Bệnh gút và những việc nên làm càng sớm càng tốt
Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ bệnh lý nào nếu được phát hiện từ sớm thì quá trình điều trị cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, và gút cũng vậy. Tuy nhiên, bệnh gút thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, cho đến khi cơn gút cấp đầu tiên xuất hiện.
Do đó, để phát hiện sớm bệnh gút, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Khám sức khỏe tổng quát sẽ căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm, hình ảnh, thăm dò chức năng để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh tật.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật,…), một số loại rau (nấm, giá đỗ, măng tây,…). Vì đây là những thực phẩm giàu purin – chất sẽ được chuyển hóa thành acid uric khi đi vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá vì chúng làm giảm chức năng lọc và đào thải acid uric của thận.
Người bệnh gút nên hạn chế ăn thịt đỏ.
Thay vào đó, bạn nên dùng những loại thịt trắng, thịt nạc, ăn các loại cá sông, dùng dầu thực vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, bổ sung vitamin C,…
Đồng thời, bạn nên sử dụng thêm những thực phẩm hỗ trợ để giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn là dưới 420 µmol/l (với nam) và 360 µmol/l (với nữ). Hiện nay, một sản phẩm đang được nhiều người bệnh tin dùng chính là BoniGut+ của Mỹ.
Công dụng BoniGut+
BoniGut+ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, giúp tăng cường các công dụng của sản phẩm như:
- Ức chế hình thành acid uric máu: Chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây, quả anh đào đen có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase – enzyme chuyển hóa purin thành acid uric.
- Trung hòa acid uric máu nhờ tình kiềm của hạt cần tây.
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu với mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả.
- Chống viêm, giảm đau khớp nhờ bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma.
Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Đặc biệt, nếu sử dụng lâu dài, sản phẩm sẽ giúp co nhỏ những hạt tophi nổi lên quanh các khớp xương.
Thành phần của BoniGut+.
Liệu trình BoniGut+
- Liều dùng: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần.
- Liệu trình: Sau từ 1 – 2 tháng, BoniGut+ sẽ giúp giảm tần suất tái phát các cơn gút cấp. Sau 3 tháng, acid uric máu sẽ được hạ về ngưỡng an toàn.
Khi đã có hiệu quả, bạn có thể giảm liều xuống 2 – 4 viên/ngày để duy trì tác dụng của sản phẩm.
Tư vấn của chuyên gia về BoniGut+
Dưới đây là phần tư vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh về cách kiểm soát bệnh gút với sản phẩm BoniGut+. Mời các bạn cùng đón xem!
Chuyên gia cho biết: “Gút là bệnh lý chuyển hóa do sự tăng acid uric máu mạn tính, gây ra tình trạng viêm tại các khớp do lắng đọng tinh thể urat. Mục tiêu chính trong kiểm soát bệnh gút là hạ và duy trì acid uric máu ở ngưỡng an toàn, để hạn chế việc hình thành những hạt tophi, tái phát các cơn gút cấp, hay những biến chứng nguy hiểm.”
“Hiện nay, BoniGut+ là một sản phẩm mà chúng tôi đánh giá rất cao trong việc hạ và ổn định acid uric trong máu. Sản phẩm giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt nhờ các thảo dược như: Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây,… Đồng thời, sản phẩm còn giúp chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Qua quá trình theo dõi, những bệnh nhân của chúng tôi đã có những cải thiện tích cực, tần suất tái phát cơn gút cấp giảm đáng kể, kích thước hạt tophi cùng nhỏ lại và ít dần.”
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam tư vấn về cách kiểm soát bệnh gút với sản phẩm BoniGut+.
Mua BoniGut+ ở đâu?
Hiện nay, sản phẩm BoniGut+ 60 viên có giá 405.000 đồng. BoniGut+ 30 viên có giá 230.000 đồng. Bạn có thể mua hàng bằng những cách sau:
- Đến địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
- Gọi điện tới tổng đài miễn cước là: 1800.1044, dược sĩ sẽ tư vấn và gửi quà về tận nhà cho quý khách.
- Mua tại các nhà thuốc tây có phân phối BoniGut+ trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về những biến chứng mà người bệnh gút có thể gặp phải nếu chủ quan với bệnh gút . BoniGut+ là sản phẩm ưu việt giúp người bệnh hạ và duy trì acid uric máu ở mức an toàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất.
XEM THÊM: