Khi bị đau ngón chân cái, nhiều người thường nghĩ ngay đến bệnh gút và sử dụng luôn thuốc giảm đau đặc hiệu cho bệnh này. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng dùng không đúng thuốc, khiến cơn đau ngày càng tồi tệ hơn. Vậy cụ thể, tình trạng đau ngón chân cái do nguyên nhân nào gây ra? Phải làm sao để khắc phục? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!
Đau ngón chân cái do nguyên nhân nào gây ra?
Top 5 nguyên nhân gây đau ngón chân cái
Biến dạng ngón chân cái (bunion)
Đây là tình trạng ngón chân cái bị lệch về phía ngón út gây sưng, đau. Mức độ đau sẽ tăng lên rất nhiều lần khi bạn đi giày bít mũi. Biểu hiện của tình trạng này là ngón chân cái bị sưng nhức, tấy đỏ lên và đôi khi sưng phù lên ở vùng cạnh khớp ngón chân cái.
Những nguyên nhân gây biến dạng ngón chân cái bao gồm di truyền, cách di chuyển bàn chân, mang giày chật hoặc viêm khớp dạng thấp. Nếu không điều trị sớm, ngón chân cái bị lệch nhiều sẽ đẩy và làm trật khớp tất cả các khớp ngón chân khác, khiến cả bàn chân chịu ảnh hưởng của cơn đau khớp.
Khi phát hiện ra tình trạng này, bạn nên chườm lạnh lên vị trí khớp biến dạng. Trong trường hợp cơn đau đớn vẫn kéo dài, bạn cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp để có hướng điều chỉnh phù hợp. Một số cách cải thiện biến dạng khớp ngón chân cái được khuyến khích như mang giày bệt co giãn để giảm áp lực lên khối biến dạng; đặt miếng lót lên trên chỗ biến dạng để tránh cọ xát, tập luyện kéo giãn khớp.
Biến dạng ngón chân cái
Viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng tổn thương, bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp, khiến cho khớp bị sưng đau, khó cử động. Căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già.
Viêm khớp thường gặp ở đầu gối, khớp bàn tay, khớp hông, cột sống… nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở ngón chân cái. Bởi vậy, khi bạn thấy đau ngón chân cái thì viêm khớp cũng là một trong những bệnh lý nguyên nhân gây ra.
Viêm xương vừng
Xương vừng nằm trong gân cơ duỗi ngắn, có vai trò như ròng rọc cho các gân gấp. Viêm xương vừng sẽ gây đau toàn bộ ngón chân cái, đặc biệt khu trú nhiều ở gốc ngón chân cái. Các xương vừng quan trọng với vùng ngón chân cái vì chúng giúp hấp thụ lực của trọng lượng cơ thể, giảm ma sát trên đầu xương bàn chân.
Vị trí xương vừng
Ngoài ra, các xương vừng còn giúp bảo vệ các gân cơ gấp dài. Bất kỳ tình trạng bệnh mạn tính nào ở xương vừng mà không đáp ứng với điều trị bảo tồn thì đều có thể phải phẫu thuật.
Trẹo ngón chân
Trẹo ngón chân chủ yếu liên quan đến chấn thương thể thao như bong gân hoặc rách dây chằng ở ngón chân. Nó tạo ra cơn đau ở phía dưới của khớp ngón chân cái.
Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao như đá bóng, chạy tốc độ… Khi bị trẹo ngón chân cái, nó sẽ sưng đau và tấy đỏ lên, khiến họ phải ngừng hoạt động tập luyện.
Cơn đau trẹo ngón chân sẽ được cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm đá. Tuy nhiên cũng có trường hợp nặng, người bệnh phải phẫu thuật mới hồi phục.
Bệnh gút
Bệnh lý phổ biến và thường gặp nhất có triệu chứng đau ngón chân cái là gút. Chúng xảy ra do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa gây tăng acid uric máu, hình thành tinh thể muối urat và gây cơn đau gút cấp.
Thống kê cho thấy, có đến 75% người bệnh gút sẽ khởi phát cơn đau từ ngón chân cái. Và trong suốt thời gian bị bệnh, khi có cơn gút cấp, đa số người bệnh sẽ đau ngón chân cái đầu tiên, sau đó mới lan sang các khớp khác.
Bệnh gút là bệnh lý phổ biến gây đau ngón chân cái
Cơn đau gút rất dữ dội, khớp sưng đỏ, bỏng rát và đáp ứng đặc hiệu với Colchicin. Do đó, khi bạn thấy dấu hiệu đau ngón chân cái với các biểu hiện như trên thì nên đi thăm khám sớm để xác định chính xác bệnh lý nguyên nhân.
Nếu không khắc phục sớm bệnh gút, cơn gút cấp sẽ tái lại với tần suất ngày càng dày đặc hơn, đồng thời người bệnh còn có nguy cơ cao đối mặt với các biến chứng vô cùng nguy hiểm như hạt tophi, tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…
Khi bị bệnh gút, bác sĩ thường kê thuốc giảm đau (Colchicine, NSAID… ) và các thuốc hạ acid uric máu (allopurinol, Febuxostat…). Tuy nhiên, thuốc tây y thường gây nhiều tác dụng phụ, hại đến gan thận mà gút là bệnh lý mãn tính cần dùng thuốc lâu dài. Do đó, sử dụng thuốc tây không phải là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh gút. Vậy phải làm sao để vượt qua bệnh này?
Nếu đau ngón chân cái là bệnh gút thì khắc phục ra sao?
Để có cho mình phương pháp cải thiện bệnh gút hiệu quả, mời bạn lắng nghe chia sẻ của BS CK II Trần Quang Đạt, khoa Đông y, đại học Y Hà Nội trong video sau đây:
Chia sẻ của BS CK II Trần Quang Đạt, khoa Đông y, đại học Y Hà Nội
Bác sĩ Trần Quang Đạt cho biết: “Để bệnh gút được cải thiện tốt, người bệnh cần giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: Tránh ăn thịt đỏ, không uống rượu bia, năng vận động thể lực. Đồng thời, người bệnh nên đi khám sớm để có phương pháp điều trị hợp lý. Các thuốc tây điều trị cho tác dụng nhanh nhưng sẽ gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. Một phương pháp được ưu tiên lựa chọn hiện nay đó là dùng các sản phẩm thảo dược đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép, an toàn và hiệu quả với người bệnh gút”.
“Nghiên cứu chỉ ra rằng, quả anh đào đen, hạt nhãn và hạt cần tây giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả thông qua cơ chế ức chế enzym xanthin oxidase. Sản phẩm nào có đầy đủ các thảo dược này sẽ cho hiệu quả giúp hạ acid uric, từ đó giúp bệnh gút được cải thiện tốt. Rất may là trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Sản phẩm này không chỉ có đầy đủ ba loại thảo dược trên mà còn có thêm nhiều thành phần khác, giúp bệnh gút được cải thiện hiệu quả”.
BoniGut + - Khắc tinh của bệnh gút!
Để vượt qua bệnh gút dễ dàng, BoniGut + của Mỹ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Hiệu quả vượt trội cũng như độ an toàn của BoniGut + đến từ các thảo dược tự nhiên:
- Quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này đã được chứng minh giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ các cơ chế giúp:
+ Ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp ức chế hình thành acid uric.
+ Tăng đào thải acid uric qua nước tiểu.
+ Trung hòa acid uric trong máu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp, dự phòng cơn gút cấp.
Nhờ cơ chế như trên, khi người bệnh dùng BoniGut + đúng liều, đủ liệu trình, nồng độ acid uric trong máu sẽ dần được đưa về ngưỡng an toàn, cơn đau gút cấp thưa dần, mức độ đau cũng giảm rõ. Khi dùng duy trì, người bệnh sẽ không còn bị đau nữa, việc ăn uống cũng thoải mái hơn. Những nguy cơ về biến chứng cũng được giảm thiểu tối đa.
BoniGut + là sản phẩm dành cho bệnh gút có công thức toàn diện nhất hiện nay
Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được 5 nguyên nhân gây đau ngón chân cái. Nếu tình trạng đó do bệnh gút gây ra, bạn hãy để BoniGut + giúp bạn vượt qua bệnh dễ dàng nhé. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM: