5 nguyên tắc dùng thuốc giảm đau gút cấp để an toàn và hiệu quả

Cập nhập: Thứ ba, 10/05/2022

Mục lục [Ẩn]

 

   Thuốc giảm đau có rất nhiều tác dụng phụ, người bệnh gút ai cũng biết điều đó. Tuy nhiên, đáng sợ hơn nữa chính là sự đau đớn kinh hoàng do cơn gút cấp gây ra. Chính vì vậy, người bệnh gút vẫn phải dùng thuốc giảm đau mỗi khi cơn gút cấp “ghé thăm”. Thấu hiểu được điều đó, sau đây chúng tôi, những dược sĩ giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra các nguyên tắc cơ bản để dùng thuốc giảm đau hiệu quả nhất và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của chúng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

5 nguyên tắc dùng thuốc giảm đau gút cấp để an toàn và hiệu quả

5 nguyên tắc dùng thuốc giảm đau gút cấp để an toàn và hiệu quả

 

Những tác dụng phụ khủng khiếp của thuốc giảm đau điều trị bệnh gút

   Đối với bệnh nhân gút, những cơn đau đớn khủng khiếp đến mức không thể chịu đựng được khiến người bệnh phải sử dụng các loại thuốc tây để giảm đau. 

   Các thuốc được sử dụng để giảm đau trong cơn gút cấp có thể kể đến là colchicin, các NSAIDs (diclofenac, indomethacin, naproxen, ibuprofen, piroxicam…) hay các glucocorticoid (Prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone…). Các thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh và mạnh, tuy nhiên song song với điều đó thì chúng cũng sẽ gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng. Cụ thể:

 - Thuốc chống viêm Colchicin

   Colchicin có chỉ định khá hẹp và người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân là do thuốc này có rất nhiều độc tính như:

+ Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, thường gặp nhất là tiêu chảy.

+ Mề đay, phát ban dạng sởi, giảm bạch cầu và tiểu cầu, rối loạn thần kinh cơ.

+ Liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây thần kinh, độc với gan thận, gây đông máu nội mạch rải rác, rụng tóc…

 

Colchicin dễ gây tiểu chảy khi sử dụng

Colchicin dễ gây tiểu chảy khi sử dụng

 

 - Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)

    Sử dụng các thuốc nhóm NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như loét hoặc thủng dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa.

 

Các thuốc nhóm NSAIDs dễ gây viêm loét dạ dày

Các thuốc nhóm NSAIDs dễ gây viêm loét dạ dày

 

 Người bệnh thường bận tâm các tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAIDs trên tiêu hóa, đặc biệt là gây viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng, các thuốc thuộc nhóm này còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác, đặc biệt là trên tim mạch và thận.

   Ngoại trừ aspirin, các thuốc nhóm NSAIDs có nguy cơ làm nặng hơn tình trạng suy tim, các biến cố huyết khối trên tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Trong khi sử dụng thuốc NSAID, nếu phát hiện các dấu hiệu như đau ngực, khó thở, yếu người một bên, đột nhiên nói ngọng thì cần được thăm khám ngay lập tức.

   NSAID có thể ảnh hưởng đến chức năng thận do thuốc gây giảm tưới máu đến thận. Khoảng 1 - 5% người dùng NSAID có thể gặp phải tác dụng phụ trên thận.

  - Glucocorticoid 

    Glucocorticoid có rất nhiều tác dụng phụ như gây viêm loét dạ dày tá tràng, suy giảm miễn dịch, giữ nước, tăng huyết áp, suy thương thận, hội chứng cushing…

 

Hình ảnh người mắc hội chứng cushing do lạm dụng corticoid

Hình ảnh người mắc hội chứng cushing do lạm dụng corticoid

 

    Các bác sĩ chỉ sử dụng các glucocorticoid khi các thuốc NSAIDs hay colchicin không cho kết quả hoặc có chống chỉ định. Những nhóm thuốc này cần rất hạn chế sử dụng và chỉ nên dùng ngắn ngày. 

 

5 nguyên tắc cần nhớ khi dùng thuốc giảm đau gút cấp

    Chính vì những tác dụng phụ kể trên nên khi dùng các thuốc giảm đau gút cấp, người bệnh cần nhớ 5 nguyên tắc sau đây để vừa thu được hiệu quả vừa giảm thiểu được tác hại do chúng gây ra.

Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ

   Các thuốc giảm đau gút cấp kể trên đều thuộc nhóm thuốc kê đơn, nghĩa là người bệnh chỉ sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ.

   Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay thì chúng lại dễ dàng mua được ở các nhà thuốc tây. Thậm chí người bệnh có thể mua nhiều loại cùng lúc.

   Bản thân các thuốc này đã có rất nhiều tác dụng phụ, và khi dùng không đúng cách (quá liều, dùng quá lâu hoặc kết hợp thuốc không đúng) thì nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ tăng lên nhiều lần.

   Chính vì lý do kể trên nên nếu muốn dùng thuốc giảm đau gút cấp hiệu quả và an toàn hơn, người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

 

Chỉ sử dụng thuốc giảm đau gút cấp khi có chỉ định của bác sĩ

Chỉ sử dụng thuốc giảm đau gút cấp khi có chỉ định của bác sĩ

 

Uống đúng liều, chỉ dùng khi có cơn đau gút cấp

   Colchicin là thuốc có khoảng điều trị rất hẹp, nghĩa là khoảng cách giữa mức liều điều trị và mức liều gây độc rất nhỏ. Chỉ cần sử dụng nhiều hơn liều điều trị, thuốc đã có thể gây độc, tăng nguy cơ tác dụng phụ. Quá liều colchicin cấp với mức liều trên 0,5 mg/kg cân nặng có thể gây tử vong.

   Với các thuốc nhóm NSAIDs, chúng có đặc điểm là tăng liều thì hiệu quả giảm đau không tăng, thứ duy nhất tăng lên đó là nguy cơ tác dụng phụ trên dạ dày, gan thận, tim mạch.

   Chính vì vậy, người bệnh gút cần dùng đúng liều thuốc giảm đau, không phải vì muốn giảm đau nhanh mà có thể tự ý tăng liều sử dụng.

   Ngoài ra, người bệnh cũng không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc giảm đau với nhau. Ví dụ, nếu dùng nhiều thuốc nhóm NSAIDs cùng lúc hoặc kết hợp chúng với thuốc nhóm Glucocorticoid, nguy cơ tác dụng phụ trên dạ dày sẽ tăng lên nhiều lần.

 

Người bệnh không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau

Người bệnh không được tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau

 

Uống sau khi ăn no

   Vì các thuốc giảm đau gút cấp đều hại dạ dày nên người bệnh cần chú ý uống sau bữa ăn để giảm tác dụng phụ của chúng trên cơ quan này.

   Ngoài ra, nếu đang có bệnh lý dạ dày, người bệnh cần nói với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp, an toàn hơn.

Khám sức khỏe định kỳ nếu phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên

   Có thể thấy, thuốc giảm đau gút cấp gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày, thần kinh, tim mạch… Trong khi đó, đặc điểm của cơn gút cấp đó là sẽ tái phát nhiều lần. Nếu không kiểm soát bệnh tốt, tần suất và mức độ cơn đau sẽ ngày càng tăng. Kéo theo đó là việc dùng thuốc giảm đau sẽ trở nên liên tục và nguy cơ tác dụng phụ vì thế cũng tăng cao.

   Do đó, nếu phải dùng thuốc giảm đau tây y nhiều ngày, bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề trên sức khỏe, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Kết hợp biện pháp hạ acid uric để giảm thiểu việc phải dùng thuốc giảm đau

   Bản chất của bệnh gút là sự tăng acid uric trong máu dẫn đến tích tụ các muối urat trong khớp và mô. Nếu acid uric tăng cao trong thời gian dài, lượng muối urat tích tụ trong khớp sẽ ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với điều đó, cơn gút cấp sẽ xuất hiện ngày càng dày đặc.

   Vì vậy, điều quan trọng nhất người bệnh gút cần làm đó là đưa acid uric về an toàn. Để làm được điều đó thì dùng BoniGut + của Mỹ là chính giải pháp hiệu quả, an toàn nhất.

   Người bệnh uống BoniGut + với liều 4-6 viên/ngày chia làm 2 lần. Sau khoảng 1-2 tháng, các cơn đau sẽ thưa dần, mức độ cũng sẽ giảm dần. Dần dần, cơn gút cấp sẽ được phòng ngừa hiệu quả, từ đó việc dùng thuốc giảm đau sẽ không còn cần thiết.

   Sau khoảng 3 tháng, acid uric sẽ giảm rõ rệt và dần được đưa về ngưỡng an toàn. Điều đó không chỉ giúp phòng ngừa cơn đau mà còn giúp người bệnh ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, sỏi thận, suy thận.

 

Sản phẩm BoniGut +

Sản phẩm BoniGut +

 

   5 nguyên tắc trên đây là những gì bạn cần nhớ khi sử dụng thuốc giảm đau gút cấp để thu được hiệu quả tối ưu và giảm thiểu được tác dụng phụ. Nếu có băn khoăn khác gì về bệnh gút hoặc về sản phẩm BoniGut, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Những sai lầm thường gặp trong cách chữa bệnh gút tại nhà

Những sai lầm thường gặp trong cách chữa bệnh gút tại nhà là gì?

BoniDiabet review chi tiết: Thành phần, tác dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết

BoniDiabet review chi tiết: Thành phần, tác dụng, cách dùng và những lưu ý cần biết

Giải đáp: Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không? Hai căn bệnh này có mối quan hệ như thế nào? Và phải làm sao cải thiện giấc ngủ cho người bệnh tiểu đường?

Cái giá phải trả khi dùng thuốc giảm đau gút cấp “vô tội vạ”

Cái giá phải trả khi dùng thuốc giảm đau gút cấp “vô tội vạ”

BoniBaio – Giải pháp giúp ăn ngon, ngủ tốt khi bị bệnh đại tràng

Cô Trần Thị Chuẩn, 68 tuổi, địa chỉ tại 89 U Long, phường 11, quận 8, TP Hồ Chí Minh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà

Báo chí nói về chúng tôi