Tìm hiểu thuốc febuxostat trong điều trị bệnh gút

Cập nhập: Thứ sáu, 22/09/2023

 

   Để điều trị bệnh gút, bác sĩ thường kê thuốc tây hạ axit uric máu kết hợp với thuốc giảm đau, chống viêm. Trong đó, thuốc febuxostat được sử dụng phổ biến để kiểm soát chỉ số axit uric. Vậy loại thuốc này tác dụng như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Febuxostat là thuốc gì?

Febuxostat là thuốc gì?

 

Thuốc febuxostat là gì?

   Thuốc febuxostat có hoạt chất cùng tên, thuộc nhóm thuốc điều trị tăng axit uric máu và bệnh gút. Nó còn có tên biệt dược là Feburic, Foxstat, Febuday, Fevu, Febustatd, febuxotid…

   Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén với các hàm lượng khác nhau như 20mg, 40mg, 80mg, 120mg. Tùy mức độ tăng axit uric máu, bác sĩ sẽ chỉ định hàm lượng thuốc febuxostat phù hợp.

 

Cơ chế tác dụng của thuốc febuxostat

   Thuốc febuxostat có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa nhân purin. Thông thường khi chúng ta ăn uống, nhân purin trong thức ăn sẽ được chuyển hóa theo sơ đồ sau:

Nhân purin → hypoxanthine → xanthine → axit uric

   Hai giai đoạn cuối của quá trình này được xúc tác bởi enzym xanthine oxidase (XO).

   Febuxostat làm giảm axit uric huyết thanh bằng cách ức chế chọn lọc XO, từ đó ngăn cản cơ thể sản xuất loại axit này trong máu.

 

Cơ chế tác dụng của thuốc febuxostat

Cơ chế tác dụng của thuốc febuxostat

 

Chỉ định của thuốc febuxostat

   Thuốc febuxostat được chỉ định trong điều trị tăng axit uric máu mạn tính ở bệnh gút. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dự phòng và điều trị tăng axit uric máu ở bệnh nhân đang điều trị hoá chất cho các bệnh lý ác tính, thuộc huyết học có nguy cơ từ trung bình đến cao của hội chứng ly giải khối u.

 

Chống chỉ định thuốc febuxostat

   Febuxostat được chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Bệnh suy thận mạn tính giai đoạn 4.
  • Suy tim mạn tính.
  • Rối loạn tuần hoàn não.
  • Cứng động mạch do tích tụ mảng bám.
  • Có bệnh về tim mạch.

 

Cách dùng thuốc febuxostat

   Thuốc febuxostat được dùng theo đường uống, có thể uống trong hoặc sau bữa ăn.

   Liều dùng khuyến cáo của loại thuốc này là 80mg x 1 lần/ngày.

   Hiệu quả của febuxostat đủ mạnh để axit uric giảm về mức an toàn 6mg/dL (357 μmol/L) sau 2 tuần. Vì vậy, nếu mức axit uric trong máu vẫn lớn hơn 6mg/dL (357 μmol / L) sau 2-4 tuần điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thêm thuốc này với liều 120mgx1 lần/ngày.

   Ngoài ra, thuốc febuxostat còn được sử dụng để dự phòng tái phát bệnh gút, thời gian điều trị ít nhất 6 tháng.

 

Tác dụng phụ của thuốc febuxostat

   Những tác dụng phụ của thuốc febuxostat được phân theo các mức như sau:

  • Thường gặp (≥ 1/100 đến <1/10): Tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, phù nề, rối loạn chức năng gan.
  • Ít gặp (≥ 1 / 1.000 đến <1/100):
  • Trên tim mạch: Tăng lipid máu, tăng hoặc hạ huyết áp, rung tâm nhĩ, điện tâm đồ bất thường, đánh trống ngực.
  • Trên hô hấp: Khó thở, ho, viêm phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Trên tiêu hóa: Giảm cảm giác thèm ăn, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trên da: Phát ban, viêm da, ngứa, đổi màu da, tổn thương da.
  • Khả năng sinh lý: Giảm ham muốn tình dục 
  • Hiếm gặp (≥ 1 / 10.000 đến <1 / 1.000): Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, phản ứng phản vệ, quá mẫn cảm với thuốc, nhìn mờ, ù tai, viêm tụy, loét miệng.

 

Thuốc febuxostat thường gây tiêu chảy

Thuốc febuxostat thường gây tiêu chảy

 

Tương tác thuốc febuxostat

   Những thuốc có thể tương tác với thuốc febuxostat bao gồm: Azathioprine, Theophylline, Naproxen và các chất ức chế glucuronid hóa, thuốc kháng axit.

   Thuốc febuxostat có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng hoặc gia tăng tác dụng phụ.

   Để tránh tương tác thuốc, bệnh nhân cần báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng trong quá trình thăm khám và điều trị.

 

Một số lưu ý khi dùng thuốc febuxostat

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và theo dõi chặt chẽ các phản ứng có hại trong suốt quá trình điều trị.
  • Nếu gặp bất kỳ tác dụng nào, bạn nên báo với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
  • Febuxostat không phải là thuốc giảm đau. Vì vậy, khi có cơn gút cấp, bác sĩ thường kê thêm một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để phối hợp như colchicine, NSAID (ibuprofen, naproxen hoặc indomethacin).
  • Đi kiểm tra axit uric máu và chức năng gan định kỳ.

   Có thể thấy, thuốc febuxostat có nhiều tác dụng phụ hại đến sức khỏe người bệnh. Mà gút là bệnh lý mạn tính, nếu hạ acid uric bằng thuốc tây, bạn phải sử dụng lâu dài. Điều đó đồng nghĩa với việc nguy cơ tác dụng phụ sẽ tăng lên.

   Chính vì thế, xu hướng mới an toàn hơn được các chuyên gia hàng đầu tin tưởng và khuyên người bệnh gút sử dụng chính là viên uống từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp giảm đau cơn gút cấp, vừa giúp hạ axit uric máu hiệu quả. Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ thảo dược dành cho người bệnh gút chính là BoniGut + đến từ Mỹ.

 

BoniGut- Giải pháp tối ưu dành cho người bệnh gút

   BoniGut + có công thức đột phá, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh gút, cụ thể:

  • Giúp giảm đau cơn gút cấp nhờ gừng, tầm ma, kim sa, húng tây.
  • Giúp hạ axit uric máu theo cả 3 cơ chế:
  • Ngăn cơ thể sản xuất axit uric: Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
  • Lợi tiểu, tăng đào thải axit uric theo đường niệu: Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử.
  • Trung hòa axit uric máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.

   Qua đó, BoniGut + giúp giảm mức độ cơn đau chỉ sau 1-2 tháng sử dụng, đồng thời hạ axit uric máu về ngưỡng an toàn hơn sau 3 tháng.

   Để hiểu rõ hơn về sản phẩm BoniGut +, bạn có thể theo dõi lời chia sẻ của thạc sĩ, chuyên gia y tế Nguyễn Thế Lương ở video dưới đây:

 

Chuyên gia y tế Nguyễn Thế Lương chia sẻ về sản phẩm BoniGut +

 

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các thông tin về thuốc febuxostat. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Chủ quan với bệnh gút, bạn có thể phải trả giá đắt!

Nhiều người thường nảy sinh tâm lý chủ quan, mà không biết rằng, “lưỡi dao” của bệnh gút đã cận kề sau lưng. Vậy, người bệnh gút sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

Cảnh báo: Nhiều quý ông nhập viện vì bệnh gút sau tết

Bệnh gút là gì? Và tại sao sau tết tỷ lệ mắc và tái phát bệnh gút lại gia tăng với tốc độ chóng mặt như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hà Nội: Chấm dứt chuỗi ngày dùng thuốc giảm đau liên tục vì bệnh gút

Chú Vũ Đức Tuấn, 68 tuổi ở 43 dãy A3, tiểu khu Đường, thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên, Hà Nội.

BoniGut - Đẩy lui cơn gút cấp một cách đơn giản không ngờ

Anh Thông Duy Thanh (35 tuổi) ở 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước

Tại sao bệnh gút nên kiêng thịt đỏ? Đâu là chế độ ăn phù hợp cho người bị gút

Vì sao người bệnh gút nên kiêng ăn thịt đỏ? Đâu là chế độ ăn phù hợp cho người bệnh gút?Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

BoniGut

Loại: Giá: Số lượng:
BoniGut+ 30V 230.000đ/Hộp
BoniGut+ 60V 405.000đ/Hộp
Tổng tiền: 0

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây tăng acid uric trong máu và cách khắc phục hiệu quả

Có những nguyên nhân nào gây tăng acid uric trong máu? Biện pháp khắc phục hiệu quả là gì? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu!

Xem tiếp >>>

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Báo chí nói về chúng tôi