Nguyên nhân suy thận mạn là gì? Làm sao để điều trị hiệu quả?

Cập nhập: Thứ sáu, 19/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Có nhiều nguyên nhân suy thận mạn mà khi biết đến, chúng ta có thể dựa vào đó để phòng ngừa hoặc tác động nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hãy dành ra ít phút đọc bài viết này để nắm được những nguyên nhân đó, đồng thời biết đến các phương pháp điều trị bệnh hiện hiệu quả nhé!

 

Nguyên nhân suy thận mạn là gì?

Nguyên nhân suy thận mạn là gì?

 

Nguyên nhân suy thận mạn là gì?

   Suy thận mạn là hội chứng có biểu hiện hậu quả của các bệnh thận mạn tính, gây giảm sút từ từ số lượng nephron, làm giảm dần mức lọc cầu thận.

    Có nhiều nguyên nhân suy thận mạn như:

Biến chứng tiểu đường - Nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn

    Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy thận mạn. Thống kê cho thấy, khoảng 1/3 người trưởng thành bị bệnh tiểu đường có mắc kèm bệnh thận. Nồng độ đường trong máu tăng cao ở người bệnh tiểu đường có thể làm hư hỏng các mạch máu thận, dần dần làm suy giảm chức năng thận. 

   Ngoài ra,  đường huyết tăng cao khiến lượng máu đến thận quá lớn nên thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc quá tải, hệ thống lọc của thận bắt đầu bị phá hủy sẽ góp phần gây suy thận do tiểu đường.

    Người bệnh tiểu đường dễ bị cao huyết áp. Trong khi đó, huyết áp cao cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

 

Nguyên nhân suy thận mạn do biến chứng tiểu đường

Nguyên nhân suy thận mạn do biến chứng tiểu đường

 

Cao huyết áp - Nguyên nhân suy thận mạn thường gặp

    Huyết áp cao làm giảm khả năng lọc ở cầu thận, tổn thương, thu hẹp và phá hủy các mạch máu thận, giảm lưu lượng máu đến thận, hậu quả là chức năng thận  bị suy giảm. 

    Việc huyết áp cao làm giảm khả năng lọc ở cầu thận khiến thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại, gây tích nước. Điều đó càng khiến huyết áp tăng cao hơn. Quá trình này diễn ra liên tục và khiến các tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn, dần dần dẫn đến suy thận mạn.

     Suy thận mạn và cao huyết áp cứ tác động qua lại, tạo ra 1 vòng xoắn bệnh lý nghiêm trọng, khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

 

Cao huyết áp - Nguyên nhân suy thận mạn thường gặp

Cao huyết áp - Nguyên nhân suy thận mạn thường gặp

 

Suy thận mạn do tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều thuốc khi dùng sẽ gây hại cho thận như:

  • Thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAIDs): Các NSAIDs như ibuprofen, diclofenac, aspirin… là những loại thuốc giảm đau thường được dùng và có độc tính trên thận, đặc biệt là khi dùng với liều cao trong thời gian dài. Thống kê cho thấy, có 1-5% trường hợp suy thận mãn tính hàng năm là do lạm dụng thuốc giảm đau NSAIDs. Hiện nay, việc lạm dụng thuốc giảm đau trong điều trị các bệnh đau mạn tính như bệnh gút, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… là nguyên nhân khiến người bệnh bị suy thận mạn do NSAIDs. Nguy hiểm hơn nữa là khi người bệnh uống những thuốc chữa xương khớp đông y không rõ nguồn gốc có trộn thuốc giảm đau với liều cao trong thời gian dài.
  • Kháng sinh: Có nhiều loại kháng sinh và mỗi loại lại có thể tác động đến thận theo một cách khác nhau như gây tổn thương tế bào trong quá trình lọc cầu thận để đào thải chúng ra ngoài, tạo ra các tinh thể bền chắc trong đường niệu… Nguy cơ suy thận mạn tăng lên khi người bệnh dùng thuốc với liều cao, lạm dụng trong thời gian dài và không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu được dùng trong điều trị bệnh lý tim mạch, huyết áp… Nhưng chúng lại có thể gây tổn thương và giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận. 
  • Thuốc dạ dày nhóm ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc này được chỉ định trong trường hợp loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và một số vấn đề khác trên cơ quan này. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh nếu sử dụng thuốc PPI trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

 

Suy thận mạn có thể có nguyên nhân do thuốc

Suy thận mạn có thể có nguyên nhân do thuốc

 

Một số nguyên nhân suy thận mạn khác

Suy thận cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Hậu quả của nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, biến chứng của các bệnh lý gây bí tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo
  • Biến chứng của bệnh gút, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa động mạch, xơ cứng bì)...
  • Dị tật bẩm sinh đường tiểu gây tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc các dị dạng khác liên quan đến thận.
  • Tình trạng viêm cầu thận mạn do bệnh thận IgA, hội chứng thận hư
  • Môi trường sống và làm việc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Bệnh thận đa nang.

 

Phương pháp phòng ngừa suy thận

    Dựa vào các nguyên nhân suy thận mạn như trên, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh suy thận bằng cách:

  • Điều trị, kiểm soát các bệnh lý gây suy thận như tiểu đường, cao huyết áp, gút, bệnh hệ thống, phì đại tuyến tiền liệt… (nếu bị bệnh)
  • Không lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh… Không tự ý dùng thuốc mà chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, bạn cần cảnh giác với các thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
  • Uống nhiều nước, phòng ngừa các bệnh lý ở đường tiết niệu như viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu.
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học: Giảm đường, tinh bột và chất béo bão hòa trong chế độ ăn, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, ăn nhạt. Điều này vừa giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, vừa giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nguyên nhân gây suy thận như tiểu đường, tăng huyết áp.
  • Kiểm tra chức năng thận nếu có yếu tố nguy cơ (như có bệnh lý nền, đang dùng nhiều thuốc, tuổi cao, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại…)

 

Kiểm soát tốt đường huyết để phòng ngừa suy thận

Kiểm soát tốt đường huyết để phòng ngừa suy thận

 

Phương pháp điều trị suy thận mạn

   Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi suy thận mạn nhưng chúng ta có thể làm chậm tiến triển của bệnh bằng cách:

  • Xác định được nguyên nhân suy thận mạn và điều trị nguyên nhân đó. Ví dụ, suy thận mạn do biến chứng bệnh gút thì cần kết hợp đồng thời việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu với điều trị bệnh thận.
  • Có chế độ ăn phù hợp: Ăn nhạt, giảm protein, phospho và kali trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời, người bệnh cần bỏ thuốc lá (nếu nghiện), kiêng rượu bia, tăng cường vận động thể lực. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh cần hạn chế vận động và ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chạy thận hoặc thay thận trong trường hợp cần thiết.

    Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn biết được nguyên nhân suy thận mạn là gì, và dựa vào đó để biết cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà