Trẻ cắn móng tay – Vì sao phải bỏ ngay

Cập nhập: Thứ tư, 22/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Vì sao trẻ có thói quen cắn móng tay - đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ khi bắt gặp con mình có hành động này. Trẻ thường xuyên cắn móng tay tạo điều kiện cho vi khuẩn đi vào miệng và gây ra các bệnh lý. Vậy đâu là nguyên nhân và cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ sửa thói quen xấu này? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

 

Vì sao trẻ có thói quen cắn móng tay?

Vì sao trẻ có thói quen cắn móng tay?

 

Những nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay

Việc trẻ cắn móng tay có liên quan tới những nguyên nhân sau:

  • Thời kỳ trẻ thích khám phá mọi thứ bằng miệng chưa hoàn toàn biến mất

   Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua một giai đoạn dùng miệng khám phá thế giới bên ngoài, giai đoạn này có thể bắt đầu khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. Và hành vi cắn móng tay của trẻ đôi khi là thói quen kéo dài từ giai đoạn đó cho tới giờ.

  • Sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong cơ thể

   Mặc dù điều kiện sống của con người hiện nay đã tốt hơn ngày xưa rất nhiều, nhưng điều này không có nghĩa là con người hiện đại của chúng ta khỏe mạnh hơn. 

   Đặc biệt, một số trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và dưỡng chất cần thiết. Điều này cũng có thể dẫn đến việc trẻ thường xuyên cắn móng tay.

  • Trẻ thấy khó chịu khi móng tay dài

   Có một nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ cắn móng tay là chúng không thể chịu được cảm giác khi móng tay dài ra. Vì thế, chúng sẽ cắn móng tay để giảm bớt sự khó chịu này. Móng tay dài còn có thể cản trở hành động nắm hay vô tình cào vào tay mình hoặc bạn bè, khiến trẻ muốn cắn nó đi.

  • Trẻ bắt chước hành vi của người lớn

   Đôi khi trẻ cắn móng tay là do chúng thấy người lớn thường xuyên làm hành động này nên bắt chước theo. Ví dụ, khi thấy cha mình cắn móng tay hàng ngày, trẻ sẽ cho rằng đây là hành vi bình thường nên vô thức làm theo.

  • Trẻ có vấn đề tâm lý

   Khi bị áp lực tâm lý, con người thường có một số hành vi khác thường như rung đùi, cắn móng tay. Đây là cách để họ giảm bớt sự căng thẳng và điều này cũng xảy ra với trẻ em.

   Một trong những nguyên nhân khiến trẻ có vấn đề tâm lý chính là thiếu cảm giác an toàn, trẻ bị áp lực, căng thẳng, lo âu, không tự tin nên rất dễ có thói quen cắn móng tay.

  • Thói quen cắn móng tay ở trẻ có thể do di truyền

   Thói quen của bố mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến con cái thông qua gen di truyền. Nếu thời thơ ấu bạn có thói quen cắn móng tay thì rất có khả năng trẻ cũng có cùng thói quen đó.

 

Trẻ cắn móng tay có tác hại gì?

Trẻ cắn móng tay có tác hại gì?

 

Tác hại của việc trẻ cắn móng tay

Việc cắn móng tay có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ như:

  • Gây tổn thương khớp răng

   Theo các bác sĩ, cơ hàm trẻ nhỏ còn rất yếu và chưa hoàn thiện, việc cắn móng thường xuyên sẽ khiến răng bị mòn, rạn nứt, lâu ngày có thể làm chết tủy và gây nhiễm trùng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng tới sức nhai cũng như cách phát âm của trẻ.

   Chưa kể, khi chết tủy, răng sẽ bị nhiễm trùng khiến trẻ có nguy cơ bị hỏng hàm, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nó còn ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ của trẻ khi trưởng thành.

  • Nhiễm các bệnh giun sán, hô hấp

   Việc gặm nhấm ngón tay thường xuyên sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc đường ruột như giun, sán. Do tay trẻ không phải lúc nào cũng được mẹ vệ sinh sạch sẽ, vì vậy khi cho tay vào miệng, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây ra bệnh.

  • Ảnh hưởng tới móng tay

   Theo các chuyên gia, việc trẻ cắn móng tay thường xuyên và hình thành thói quen có thể diễn ra trong vô thức. Có nghĩa là, thậm chí trẻ không biết mình cắn móng tay và cắn cụt hết móng, gây chảy máu móng tay. Hành động này lâu dài có thể gây tổn thương móng, nhiễm trùng móng.

  • Ảnh hưởng tới thần kinh

   Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc trẻ cắn móng tay với thái độ tiêu cực, thường xuyên sẽ ảnh hưởng nặng nề tới thần kinh và sự phát triển não bộ của trẻ. Bởi cắn móng tay được xem là triệu chứng điển hình của stress. Nó cũng được xếp vào một trong những rối loạn kiểm soát xung đột và thường gặp ở các bé trai, độ tuổi từ 5 - 10.

   Những đứa trẻ này có thể đang gặp áp lực trong việc học tập dẫn đến tình trạng cắn móng tay. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là, trẻ không thể biết tại sao mình lại cắn móng tay và khó có thể từ bỏ được thói quen xấu đó.

 

Mẹo hay giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay

Mẹo hay giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay

 

5 mẹo hay giúp trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay

   Việc trẻ thích cắn móng tay không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe, nghiêm trọng hơn là nó hình thành những tính cách tiêu cực. 

   Do đó cha mẹ cần áp dụng phương pháp phù hợp nhằm giúp con cải thiện tình trạng này hiệu quả hơn. Dưới đây là 5 mẹo hay, cha mẹ có thể tham khảo.

Giải quyết những lo lắng của con

   Cha mẹ không nhất thiết phải la mắng khi trẻ hay cắn móng tay mà nên tìm ra nguyên nhân sâu xa và cải thiện vấn đề. 

   Nếu trẻ hay cắn móng tay vì lo lắng, cha mẹ nên thay đổi phương pháp giáo dục, quan tâm và lắng nghe trẻ nhiều hơn.

   Nếu nhận thấy trẻ cắn móng tay do thiếu dinh dưỡng, bạn cần bổ sung cho con những vi chất đang thiếu hụt. Bạn có thể tham khảo cho con dùng sản phẩm BoniKiddy của Mỹ để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho con một cách toàn diện nhất.

   Hoặc nếu cần thiết, có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ.

Quan tâm đến chuyển biến tâm lý của trẻ

   Việc cha mẹ muốn sửa những thói hư tật xấu của con là điều hoàn toàn dễ hiểu, nhưng cha mẹ không thể dùng phương pháp cưỡng chế để giúp con sửa sai. Phương pháp này dễ khiến trẻ nổi loạn và gây ra các vấn đề về tâm lý.

   Cha mẹ có thể cố gắng giao tiếp hiệu quả với trẻ, nhẹ nhàng thông báo cho trẻ biết việc cắn móng tay là sai, khi số lần nhắc càng nhiều thì trẻ sẽ ghi nhớ, trẻ có thể dần bỏ thói quen này.

 Chuyển hướng sự chú ý của trẻ

   Nhiều bậc cha mẹ sẽ rất lo lắng và tức giận khi thấy con mình cắn móng tay, quát mắng con nhưng hiệu quả chỉ đỡ được một thời gian. Khi trẻ lặp lại hành động này, cha mẹ có thể cố gắng chuyển hướng sự chú ý của trẻ, chẳng hạn như tìm việc khác để trẻ làm, để phá vỡ sự tập trung của trẻ vào việc trẻ đang cắn móng tay.

   Khi giáo dục con cái, cha mẹ cần duy trì một sự kiên nhẫn nhất định. Đặc biệt trong việc giúp trẻ sửa chữa một số thói quen xấu, cần tìm phương pháp giáo dục đúng đắn, quan tâm hơn đến lời nói, việc làm của trẻ trong cuộc sống hàng ngày, phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường, thói hư tật xấu mà sửa chữa kịp thời.

Cắt tỉa và làm sạch móng tay cho trẻ

   Cắn móng tay sẽ khiến các viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn.

   Do đó, cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.

Tăng cường tính tích cực

   Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu, việc cắn móng tay ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào, có thể sử dụng hình ảnh minh họa để cho trẻ thấy.

   Giải thích cho trẻ biết rằng rất khó để từ bỏ việc cắn móng tay, nhưng cha mẹ tin rằng con có thể làm được điều này.

   Ví dụ, một ngày trẻ không cắn móng tay, cha mẹ phải thường xuyên khuyến khích để trẻ tiếp tục cố gắng. Tạo niềm tin cho trẻ sẽ giúp trẻ có động lực để từ bỏ thói quen xấu.

   Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc về tình trạng trẻ cắn móng tay. Mong rằng những thông tin trên đã giúp cha mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm mới. Nếu bạn vẫn còn nhiều điều thắc mắc, hãy liên lạc với các chuyên gia sức khỏe sức khỏe theo hotline: 18001044. Xin cảm ơn

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: trẻ cắn móng tay
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà