Áp xe là gì, nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Cập nhập: Thứ sáu, 10/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Áp xe là tình trạng sưng đau tại một vị trí trên cơ thể mà rất nhiều người từng gặp phải. Đôi khi nếu không xử trí phù hợp nó có thể mưng mủ, đau đớn và thậm chí là gây ra những viêm nhiễm nguy hiểm khác. Vậy chính xác thì áp xe là gì, nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

Tìm hiểu về bệnh áp xe

Tìm hiểu về bệnh áp xe

 

Áp xe là gì?

   Áp xe (abscess) là thuật ngữ chỉ tình trạng một tổ chức bị viêm nhiễm, khu trú tạo thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu, các mảnh vụn ngoại lai,… gây ra sưng và đau.

   Áp xe có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có thể chia thành 2 kiểu chính là:

  • Áp xe ở mô dưới da: Các vị trí phổ biến nhất trên da ở nách (nách), khu vực xung quanh hậu môn và âm đạo (áp xe tuyến Bartholin), đáy cột sống (áp xe cơ), xung quanh răng (áp xe răng) và ở bẹn. Viêm quanh nang lông cũng có thể dẫn đến hình thành áp xe, ta thường gọi chúng là nhọt.
  • Áp xe bên trong cơ thể: Bên trong cơ thể cũng sẽ xuất hiện các ổ áp xe, ngay tại mô của các cơ quan như áp xe gan, áp xe não, áp xe thận, áp xe vú… hoặc tại khoảng kẽ giữa các cơ quan.

 

Nguyên nhân gây áp xe

   Áp xe thường hình thành do nhiễm trùng hoặc do một vật lạ bị mắc kẹt trong cơ thể bạn. Khi cơ thể chống lại nhiễm trùng hoặc cố gắng tiêu diệt “vật lạ” xâm nhập vào cơ thể, các tế bào bạch cầu sẽ được huy động đến tại vùng các mô bị tổn thương để làm nhiệm vụ bảo vệ của chúng và tại đó một loại chất lỏng tạo thành gọi là “mủ”. Mủ chứa vi khuẩn sống và chết, các tế bào bạch cầu sống và chết, tàn tích của các tế bào và mô đã bị chết hoặc tổn thương do nhiễm trùng hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể.

 

áp xe gan

Ví dụ: áp xe gan

 

   Những yếu tố nhiễm trùng gây ra áp xe thường gồm có:

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và các tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, hoạt hóa những chất hóa học ở trung gian cùng tế bào bạch cầu. Tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi phát triển.
  • Ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng như giun chỉ, sán lá gan, amip,… phát triển bên trong nội tạng cơ thể có khả năng gây ra áp xe. Ví dụ như bệnh áp xe gan gây ra bởi sán lá gan.

 

Áp xe gây ra những triệu chứng như thế nào?

   Biểu hiện lâm sàng của áp xe khá đặc hiệu, cụ thể:

  • Áp xe nông dưới da

   Khi quan sát sẽ thấy một khối phồng, ổ áp xe đỏ bị da bao phủ lên, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong.

   Triệu chứng đau trong khối áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi khi nhiễm trùng lan rộng đến các mô sâu hơn.

 

áp xe nông dưới da

Ví dụ: áp xe nông dưới da

 

  • Áp xe bên trong cơ thể

   Áp xe bên trong cơ thể được phân loại áp xe sâu, triệu chứng mà bệnh nhân sẽ gặp phải là triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Có thể gặp phải các triệu chứng khác tùy theo vị trí của ổ áp xe như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.

  • Chẩn đoán áp xe

   Áp xe ở mô dưới da có thể chẩn đoán dễ dàng thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện đặc trưng có thể quan sát bằng mắt thường: sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.

   Đối với áp xe bên trong cơ thể thì ngoài các triệu chứng lâm sàng, việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như:

  • Số lượng bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính;
  • Tốc độ máu lắng tăng;
  • Số lượng fibrinogen và globulin tăng cao;
  • Nếu có nhiễm trùng huyết, cần tiến hành xét nghiệm cấy vi khuẩn hoặc nấm;
  • Siêu âm được áp dụng đối với khối áp xe sâu bên trong các cơ (cơ đùi, cơ thắt lưng, cơ hoành) và các cơ quan nội tạng (gan, mật, phổi);
  • Chọc khối áp xe có mủ để làm xét nghiệm vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời dẫn lưu mủ ra bên ngoài.

 

Điều trị áp xe như thế nào?

   Nếu ổ khu trú nhiễm trùng này không được chữa trị kịp thời sẽ diễn tiến nặng hơn bằng việc tăng kích cỡ, đau nặng hơn và lan ra khu vực xung quanh gây vỡ. Khi ổ áp xe bị vỡ ở mô bên dưới da sẽ làm chảy mủ ra ngoài. Hoặc chúng sẽ tạo thành đường dò, hủy hoại vùng mô rộng hơn khiến việc điều trị càng gặp nhiều khó khăn. Nếu ổ khu trú này vỡ vào ổ phúc mạc làm viêm phúc, nghiêm trọng nhất là gây ra nhiễm trùng máu.

   Với những trường hợp áp xe nông và nhỏ dưới 1cm, bạn có thể tự chăm sóc áp xe tại nhà bằng cách chườm ấm lên khu vực này khoảng 15 đến 30 phút, 4 lần mỗi ngày. Đặc biệt không nên tự dẫn lưu áp xe bằng cách bóp ấn hoặc chọc vào áp xe, việc làm này có thể vô tình đẩy những thành phần gây nhiễm trùng vào các mô lành nằm sâu hơn hoặc là có thể gây tổn thương mạch máu bên dưới, tạo cơ hội cho nhiễm trùng lan rộng theo đường máu.

  Những trường hợp phức tạp khác, bạn cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ như:

 

Điều trị áp xe như thế nào

Bạn cần sự hỗ trợ của bác sĩ khi ổ áp xe to, ở vị trí phức tạp

 

  • Ổ áp xe có kích thước lớn
  • Vùng bị áp xe cứ tiếp tục to ra, đau hơn, khiến bạn bị sốt hoặc có những vệt đỏ xung quanh (cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng lan rộng)
  • Áp xe ở những khu vực khó xử lý hoặc yêu cầu sự cẩn thận cao: hậu môn, bẹn, trên mặt,…
  • Nếu bạn bị áp xe trong khi đang mắc bệnh mãn tính (ví dụ như tiểu đường) hoặc đang điều trị bằng steroid, hóa trị hoặc lọc máu.
  • Nếu bạn phát hiện các cục u (đó là hạch bạch huyết đang sưng lên) ở khu vực bất cứ nơi nào giữa áp xe và vùng ngực của bạn (ví dụ: áp xe trên chân của bạn có thể gây sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn của bạn).
  • Bị áp xe sâu ở bên trong cơ thể

   Khi đó bác sĩ sẽ phải thực hiện các biện pháp siêu âm, dẫn lưu mủ áp xe (chọc hút loại bỏ mủ), sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ, song song với điều trị triệu chứng và chăm sóc lành vết thương.

   Qua bài viết này, bạn đọc chắc hẳn trang bị thêm được những kiến thức thiết thực để hiểu hơn về bệnh áp xe cũng như cách xử trí nó trong thực tế. Nếu có băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800 1044 (tổng đài chăm sóc sức khỏe) miễn cước để được tư vấn chi tiết nhé.

 

XEM THÊM:

Chủ đề: áp xe gan áp xe là gì
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà