Dậy thì muộn có ảnh hưởng như thế nào? Làm sao để khắc phục?

Cập nhập: Thứ năm, 13/04/2023

 

     Dậy thì sớm hay muộn đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất, khả năng sinh sản cũng như tâm lý của trẻ.

     Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp  bạn hiểu rõ hơn về tình trạng dậy thì muộn ở trẻ, từ đó có hướng khắc phục sớm cho con. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Dậy thì muộn

Dậy thì muộn có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

 

Khi nào trẻ được coi là dậy thì muộn?

    Bình thường, bé gái sẽ bước vào thời kỳ dậy thì trong độ tuổi từ 9 đến 14, còn bé trai thường sẽ muộn hơn là từ 11-15 tuổi. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ có rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu qua ngưỡng tuổi này mà trẻ không có dấu hiệu gì của dậy thì thì có nghĩa là trẻ đã bị dậy thì muộn. Cụ thể:

Một bé trai được coi là dậy thì muộn nếu hơn 15 tuổi mà chưa có những dấu hiệu như:

  • Chiều cao tăng nhanh, cơ bắp phát triển.
  • Dương vật và tinh hoàn lớn dần
  • Mọc lông mu. 

Một bé gái được coi là dậy thì muộn nếu hơn 14 tuổi mà chưa có những dấu hiệu như:

  • Xuất hiện kinh nguyệt
  • Nhũ hoa đau, kích thước tăng
  • Chiều cao tăng.

    Những đứa trẻ dậy thì muộn thường có chiều cao khiêm tốn hơn nhiều so với bạn bè cùng tuổi. Nếu thấy con mình khi qua ngưỡng tuổi bắt đầu dậy thì mà chưa bộc lộ những biểu hiện trên thì nên đưa bé đi khám. Với bé trai, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước dương vật và tinh hoàn. Với bé gái, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu, đo nồng độ các hormone FSH, LH và estradiol, đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT não hoặc chụp X-quang tay để kiểm tra độ tuổi của xương để đưa ra kết luận chính xác nhất.

 

Dậy thì muộn có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Dậy thì muộn gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sự phát triển về thể chất của trẻ, cụ thể:

  • Bé gái bị dậy thì muộn thường có tâm lý tự ti khi thấy bạn cùng trang lứa phát triển về chiều cao và có những thay đổi để trở nên nữ tính hơn. Tuy nhiên, sau khi dậy thì, bạn gái vẫn có khả năng sinh sản bình thường.

 

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

 

  • Với bé trai:
  1. Hầu hết bé trai dậy thì muộn sẽ thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
  2. Dậy thì muộn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, dương vật nhỏ, tinh hoàn teo, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình sinh tinh. Thậm chí trẻ bị dậy thì muộn có thể bị vô sinh nam.
  3. Ảnh hưởng lớn đến tâm lý: Trẻ thường tách ra khỏi tập thể, bị rối loạn tâm lý, không muốn giao tiếp, thậm chí là trầm cảm.

 

Vì sao trẻ bị dậy thì muộn?

 

Vì sao trẻ bị dậy thì muộn?

Vì sao trẻ bị dậy thì muộn?

 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì muộn như:

  • Mắc hội chứng suy tuyến giáp hoặc gặp chấn thương hoặc khối u gây cản trở hoạt động của tuyến yên và tuyến giáp;
  • Trẻ có một số bệnh mạn tính như xơ nang, tiểu đường, hen suyễn.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự vận hành và phát triển của các hormone và cơ quan trong cơ thể.
  • Tập thể dục quá độ trong độ tuổi dậy thì, đặc biệt là trẻ được rèn luyện để trở thành vận động viên chuyên nghiệp thì cũng có nguy cơ bị dậy thì muộn.
  • Do di truyền: Khoảng 1/3 số trường hợp dậy thì muộn là do di truyền.
  • Sự bất thường trong nhiễm sắc thể ở người gặp hội chứng Klinefelter (bé trai khi sinh ra sẽ mang bộ nhiễm sắc thể XXY thay vì XY) hoặc hội chứng Turner (bé gái khi sinh ra bị mất hoặc bị bất thường một trong hai nhiễm sắc thể X).

   Để xác định được nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ, bạn cần đưa con đi khám và tham khảo ý kiến của chuyên gia.

 

Cách khắc phục dậy thì muộn cho trẻ

   Sau khi kiểm tra và tìm ra nguyên nhân dậy thì muộn ở trẻ, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị sao cho phù hợp. 

    Trong trường hợp trẻ bị dậy thì muộn do nội tiết tố thì trẻ cần được áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, đó là bổ sung hormon giới tính.

  • Đối với các bé trai, hormone testosterone sẽ được tiêm trực tiếp vào cơ thể trẻ, hoặc bổ sung dưới dạng gel bôi hay miếng dán;
  • Đối với các bé gái, bác sĩ sử dụng liệu pháp bổ sung hormone progesterone hay estrogen được thêm vào cơ thể bằng gel bôi, miếng dán hormon hoặc thuốc uống. Trong đó, các miếng dán thẩm thấu qua da thường được ưu tiên hơn so với dùng thuốc đường uống.

    Ngoài ra, trẻ cần được điều trị tâm lý khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như mặc cảm, tự ti, trầm cảm. Cha mẹ nên quan tâm, chia sẻ với trẻ, nói cho con biết thế mạnh của con để con tự tin hơn. 

   Như vậy, để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, ngăn chặn các hậu quả nặng nề do dậy thì muộn gây ra thì mỗi phụ huynh hãy luôn chú ý đến sự phát triển của con. Nên cho con đi thăm khám sớm nếu cảm thấy bất cứ điều gì không bình thường để có hướng khắc phục sớm nhé!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh nội tiết là gì? Các bệnh nội tiết thường gặp nhất và nơi khám bệnh

Các bệnh nội tiết thường gặp gồm có: tiểu đường, suy giáp, cường giáp, suy tuyến thượng thận, suy sinh dục, suy tuyến yên.

Cảnh báo: Tự ý dùng thuốc tăng cơ có thể khiến nam giới bị yếu sinh lý

Cảnh báo: Tự ý dùng thuốc tăng cơ có thể khiến nam giới bị yếu sinh lý. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về điều này nhé!

Trẻ uống nhiều sữa có bị dậy thì sớm không?

Trẻ uống nhiều sữa có bị dậy thì sớm không?
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844