Bệnh viêm da tiết bã là gì? Có điều trị dứt điểm được không?

Cập nhập: Thứ năm, 23/02/2023

 

   Viêm da tiết bã là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến nhất. Bệnh thường không có biến chứng gì nguy hiểm nhưng đặc biệt gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Vậy cụ thể bệnh viêm da tiết bã là gì và có điều trị dứt điểm được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

 

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiết bã

Tìm hiểu về bệnh viêm da tiết bã

 

Bệnh viêm da tiết bã là gì?

   Bệnh viêm da tiết bã (hay còn được gọi là chàm tiết bã hoặc viêm da tiết bã nhờn) là một loại bệnh thường gặp về da, có tính chất mãn tính và dễ tái phát, khó điều trị dứt điểm. Bệnh thường ảnh hưởng đến những vùng da trên cơ thể như da đầu, da mặt, da ngực,…

   Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã chưa được xác định chính xác nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có tính quyết định hoặc góp phần gây nên bệnh này.

   Theo các chuyên gia, viêm da tiết bã thường xảy ra nếu như quá trình cần thiết để tái tạo da vì một lý do nào đó mà bị rút ngắn đi gây ra các tế bào ở lớp sừng bị bong tróc nhanh hơn bình thường và khiến các tế bào kết dính lại với nhau tạo thành vảy.

   Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh viêm da này có liên quan mật thiết với sự hoạt động mạnh quá mức của tuyến bã nhờn như là ở những người có mồ hôi dầu. Các ghi nhận cho thấy tỷ lệ nam giới bị viêm da tiết bã cao hơn nhiều so với nữ giới, do sự ảnh hưởng của hormone androgen đến hoạt động tiết bã của các nang lông.

   Ngoài ra, còn có một số yếu tố thúc đẩy tình trạng viêm da tiết bã như là:

  • Yếu tố di truyền: bệnh viêm da tiết bã có thể di truyền từ mẹ sang con, đặc biệt là với những người mẹ bị suy giảm nội tiết tố.
  • Yếu tố thần kinh: Người thường bị căng thẳng, mất cân bằng tâm sinh lý có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao hơn. Bệnh cũng dễ gặp ở bệnh nhân parkinson, bệnh nhân tâm thần.
  • Yếu tố sinh hoạt: Môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, người vệ sinh cá nhân không cẩn thận góp phần thúc đẩy tình trạng bệnh.
  • Da mất nước: Da thiếu độ ẩm, đặc biệt là trong những đợt thay đổi thời tiết, tình trạng viêm da tiết bã dễ tái phát hơn.
  • Nấm Malassezia: Nhiều người bị viêm da tiết bã khi khám thường phát hiện thấy sự phát triển mạnh mẽ của loại nấm Malassezia. Chúng có thể kết hợp với những vi khuẩn có hại trong môi trường sống và làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, uống rượu , cơ thể mệt mỏi, béo phì, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

Người tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mồ hôi dầu dễ bị bệnh

Người tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, mồ hôi dầu dễ bị bệnh

 

Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã

   Bệnh viêm da tiết bã thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da khác như vảy nến, lupus ban đỏ, chàm… do triệu chứng có những nét tương đồng. Chính điều này khiến cho việc điều trị không hiệu quả và bệnh dễ lây lan hơn. Vì vậy để nhận biết chính xác bệnh viêm da tiết bã, bạn cần chú ý phân biệt triệu chứng ở từng vùng da và độ tuổi khác nhau.

   Theo thống kê, có khoảng 11% tổng dân số bị viêm da tiết bã và thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi và người trưởng thành độ tuổi 30 – 60. Biểu hiện bệnh ở những đối tượng này cũng có phần khác nhau.

   Viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

   Ở trẻ em, bệnh viêm da tiết bã chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi dưới 3, tại vùng da đầu và mặt nhưng phổ biến nhất là da đầu (gọi là cứt trâu). Bệnh gây cho trẻ cảm giác khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Da bé rất nhạy cảm nên nếu chăm sóc không đúng cách dễ khiến bệnh chuyển nặng, lan rộng xuống cơ thể, gây đỏ, đóng vảy và thường nhờn dính. Biểu hiện cụ thể:

  • Da đầu xuất hiện các mảng màu vàng nâu, vàng nhạt, nâu đen hoặc xám trắng.
  • Những mảng vảy này thường bám chặt vào da đầu và chân tóc.
  • Nếu bị viêm ở mặt, trẻ có thể xuất hiện tình trạng viêm đỏ ở mũi, lông mày, má, trán hoặc hai bên tai…
  • Bệnh thường không gây ngứa nhiều, nhưng sưng viêm, đỏ, đau nhức, nóng rát và khó chịu…

   Viêm da tiết bã ở người lớn

Ở người lớn, bệnh thường xuất hiện tại những vùng da có nhiều dầu thừa như: da đầu, cung lông mày, da mặt, sau tai, cánh mũi, ngực và cổ. Bệnh kéo dài, hay tái phát. Người bệnh dễ nhận thấy những biểu hiện như:

  • Ở mặt:

+ Làn da có nhiều mảng hồng hoặc đỏ ửng. Những vết đỏ trên bề mặt da thường không có ranh giới.

+ Sau đó da có thể xuất hiện vảy trắng, kèm tình trạng bong tróc, cảm giác nhờn rít. Cũng có trường hợp do tổn thương dẫn đến da vừa khô vừa có bã nhờn.

+ Tổn thương thường ở vùng chữ T như trán, cánh mũi, hay các nếp gấp của da như sau tai, khóe miệng.

  • Ở vùng da đầu:

+ Viêm da tiết bã ở vùng đầu thường gây ngứa nhẹ, đồng thời chân tóc bết dính do da dầu tiết nhiều dầu.

+ Tổn thương thường có màu đỏ, bong vảy từng mảng nhỏ.

+ Biểu hiện viêm da tiết bã xuất hiện rõ nhất ở vùng viền chân tóc.

+Bệnh thường gây ra tình trạng rụng tóc.

 

Biểu hiện viêm da tiết bã xuất hiện rõ nhất ở vùng viền chân tóc

Biểu hiện viêm da tiết bã xuất hiện rõ nhất ở vùng viền chân tóc

 

Bệnh viêm da tiết bã có điều trị dứt điểm được không?

   Điều gây khó chịu nhất của bệnh viêm da tiết bã đối với nhiều người không phải là sự bong tróc, đóng vảy hay hồng ban gây mất thẩm mỹ mà là ở chỗ bệnh rất dai dẳng, cứ thi thoảng lại tái phát, làm nhiều biện pháp khiến triệu chứng lui đi rồi nhưng vẫn không dứt điểm được.

   Nhiều người còn thường hay lo lắng rằng bệnh này có thể lây từ người này sang người khác, tuy nhiên các chuyên gia đều đã khẳng định điều này là không đúng. Bệnh không có tính chất lây nhiễm mà chỉ có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể người bệnh.

   Bên cạnh đó, bệnh có tính chất mãn tính và tự miễn, chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết khi bị viêm da tiết bã, bệnh nhân sẽ không thể tự khỏi nếu không có can thiệp điều trị. Tuy nhiên các biện pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, chứ chưa thể dứt điểm hoàn toàn.

   Có nhiều cách để điều trị bệnh viêm da tiết bã. Trong đó chủ yếu là dùng thuốc, chăm sóc da tại nhà, liệu pháp ánh sáng, hay sử dụng thảo dược,... Việc áp dụng phương pháp điều trị được dựa trên tình trạng, mức độ bệnh cụ thể của mỗi người và cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

   Đa số người bệnh hay lựa chọn điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc tây y, bởi phương pháp này cho hiểu quả nhanh. Một số loại thuốc hay dùng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm corticoid dạng nhẹ: Giúp giảm nhanh triệu chứng trên da, nhưng chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc bong vảy tại chỗ: Như propylene glycol, axit lactic, axit salicylic,... giúp loại bỏ các lớp vảy da bết dính. Ngoài ra thuốc còn giúp sát trùng bề mặt da, giảm tiết dầu nhờn…
  • Thuốc bôi kháng nấm: Giúp ức chế hoạt động của vi nấm Malassezia, như thuốc Ciclopirox, Ketoconazole.
  • Dầu gội chuyên dụng dành cho trường hợp viêm da tiết bã ở đầu, có chứa các hoạt chất như ciclopirox, ketoconazol, kẽm pyrithion…
  • Thuốc kháng sinh, kháng histamin: Được chỉ định cho những trường hợp bội nhiễm nặng.

   Tuy nhiên cần lưu ý rằng, phương pháp tây y chỉ giảm triệu chứng nhanh. Nếu muốn kiểm soát bệnh lâu dài, hạn chế tái phát hoặc trong một số trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân cần phối hợp thêm nhiều phương pháp khác cũng như chăm sóc da, giữ gìn vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân thật cẩn thận.

   Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiết bã để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả. Nếu có băn khoăn nào thêm, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800 1044 (miễn phí) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844