Bạn biết gì về các tuyến nội tiết trong cơ thể?

Cập nhập: Thứ năm, 16/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

    Cơ thể của chúng ta được cấu tạo nên bởi rất nhiều hệ thống khác nhau. Trong đó, có một hệ thống vô cùng quan trọng, chịu trách nhiệm điều phối vô số chức năng sinh lý, chính là hệ nội tiết. Hệ thống này được tạo nên bởi nhiều tuyến nội tiết khác nhau. Vậy, bạn đã biết được những gì về các tuyến này?

 

Bạn biết gì về các tuyến nội tiết trong cơ thể?

Bạn biết gì về các tuyến nội tiết trong cơ thể?

 

Các tuyến nội tiết nằm ở đâu?

    Mỗi người có tổng cộng 9 tuyến nội tiết, nằm trải dọc theo chiều dài cơ thể. Các tuyến này cơ bản là giống nhau ở cả nam và nữ, chỉ có duy nhất 2 tuyến khác nhau là tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới. Chúng tạo thành một hệ nội tiết hoàn chỉnh, giúp điều phối vô số hoạt động sinh lý của cơ thể. Vị trí lần lượt của các tuyến nội tiết này là:

  • Vùng dưới đồi nằm ở trung tâm bộ não, giữa tuyến yên và đồi thị, tạo thành phần bụng của não trung gian. Nó chỉ có kích thước bằng một hạt hạnh nhân.
  • Tuyến yên còn được gọi là tuyến não thùy, nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Nó có kích thước tương đương với một hạt đậu, nặng khoảng 0,5g.
  • Tuyến tùng nằm ở vùng biểu mô, gần trung tâm não bộ, giữa hai bán cầu não và ẩn sâu trong một cái rãnh, nơi mà hai mảnh của đồi thị gặp nhau. Nó có hình dạng giống một quả tùng nhỏ, dài khoảng 0,8 cm và nặng 0,1g.
  • Tuyến giáp nằm ở trước cổ, tương đương với đốt sống cổ 5, phía trước là da và cơ thịt, phía sau là khí quản. Nó có hình dạng giống con bướm, và nặng khoảng 10 - 20g.
  • Tuyến cận giáp nằm ở ngay sau tuyến giáp, với 4 tuyến nhỏ nằm ở 2 cực trên và 2 cực dưới. Nó có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 6x3x2 mm.
  • Tuyến ức nằm ở phía trước trung thất, ngay trước tim và sau xương ức. Kích thước tuyến ức khoảng 5 - 7cm chiều dài và 1 - 3cm chiều rộng, 0,5 - 1cm chiều dày trước sau và nặng khoảng 25 - 30g.
  • Tuyến thượng thận nằm ở phía trên thận, mỗi bên sẽ có 1 tuyến. Kích thước của tuyến này bằng một quả óc chó, nặng khoảng 7 - 10g và có màu vàng.
  • Tuyến tụy nằm sau phúc mạc, sau dạ dày, sát thành sau ổ bụng, vắt ngang qua các đốt sống thắt lưng trên. Tuyến này có màu trắng hồng, dài 15cm, cao 6cm và dày 3cm, nặng khoảng 80g.
  • Buồng trứng nằm trên thành chậu hông bé, hai bên tử cung, dính vào lá sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Mỗi buồng trứng sẽ nặng khoảng 20 – 30 gr và chứa khoảng 4000 – 5000 nang trứng.
  • Tinh hoàn nằm trong lớp da bìu, có vị trí ở giữa dương vật và hậu môn. Nó có hình bầu dục và nặng khoảng 20g.

 

Vị trí các tuyến nội tiết trong cơ thể

Vị trí các tuyến nội tiết trong cơ thể

 

Các tuyến nội tiết có chức năng gì?

   Các tuyến nội tiết thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bằng cách sản xuất ra các nội tiết tố - hay còn gọi là hormone. Chức năng cụ thể của từng tuyến nội tiết là:

Vùng dưới đồi

   Vùng dưới đồi được chia ra thành 3 phần trước, giữa và sau. Mỗi vùng có chứa các hạt nhân, là những cụm tế bào thần kinh thực hiện các chức năng như giải phóng hormone. Tuyến nội tiết này sản sinh ra các loại hormone như:

- Hormone kích thích giải phóng ACTH - CRH.

- Hormone kích thích giải phóng TSH - TRH.

- Hormone kích thích giải phóng FSH và LH - GnRH.

- Oxytocin hay hormone tình yêu, giúp tạo hưng phấn trong tình dục, tin tưởng, công nhận và tạo sự gắn kết giữa mẹ và con, giải phóng sữa mẹ và gây co bóp tử cung trong quá trình sinh nở.

- Vasopressin hay hormon chống bài niệu (ADH), giúp ngăn ngừa mất nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và báo hiệu thận hấp thụ bớt nước.

- Somatostatin ngăn chặn tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp.

   Vùng dưới đồi cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi, duy trì nhịp sinh học, kiểm soát sự thèm ăn, và có liên quan đến giải phóng hormone GHRH - giúp kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng.

Tuyến yên

   Tuyến yên được chia thành 3 thùy trước, sau và giữa. Tuyến yên sản sinh ra nhiều loại hormone khác nhau như:

- ACTH giúp kích thích tuyến thượng thận sản xuất cortisol.

- Hormone tăng trưởng (HGH) giúp tăng chiều cao ở trẻ em, tăng khối lượng cơ bắp, và kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, tái tạo giấc ngủ sinh lý.

- Prolactin kích thích tuyến vú sản xuất sữa.

- TSH kích thích tuyến giáp sản xuất hormon tuyến giáp.

- FSH giúp kích thích buồng trứng sinh nang trứng và tinh hoàn sinh tinh trùng.

- LH kích thích sự rụng trứng và các tế bào trong tinh hoàn sản xuất testosterone.

- Oxytocin và ADH.

Trên thị trường có sản phẩm BoniHappy của Mỹ có tác dụng kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân mất ngủ.

Tuyến tùng

    Chức năng chính của tuyến tùng là điều hòa giấc ngủ theo nhịp sinh học ngày - đêm bằng cách sản xuất ra melatonin. Melatonin khiến chúng ta có cảm giác buồn ngủ, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, tuyến tùng cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, chi phối chức năng tuyến yên. Melatonin cũng là 1 trong những thành phần chính của sản phẩm BoniSleep.

Tuyến giáp

   Tuyến giáp gồm có hai thùy trái - phải được nối với nhau bởi eo tuyến. Tuyến giáp tiết ra 3 loại hormone bao gồm thyroxin, triiodothyronine và calcitonin. Trong đó, hormon thyroxin và triiodothyronin điều hòa sự phát triển của cơ thể, hệ thần kinh, tăng chuyển hóa chất béo, gluxit và điều hòa thân nhiệt. Calcitonin điều hòa quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho.

Tuyến cận giáp

    Tuyến cận giáp tiết ra hormone PTH đóng vai trò điều hòa làm tăng nồng độ ion Ca2+ và giảm nồng độ ion PO43- trong huyết tương. Nhờ đó, tuyến nội tiết này cung cấp năng lượng cho các xung điện thần kinh di chuyển, năng lượng cho cơ bắp và sự chắc khỏe của xương.

Tuyến ức

    Tuyến ức có hai thùy giống hệt nhau. Mỗi thùy chia thành một tủy trung tâm và vỏ não ngoại vi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào T. Đây là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Tế bào T trong tuyến ức được biệt hóa thành 3 loại tế bào gồm:

  • Tế bào T gây độc có nhiệm vụ tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm bệnh.
  • Tế bào T trợ giúp thúc đẩy tế bào B sản xuất kháng thể. Tế bào T trợ giúp được hoạt hóa khi các tế bào T khác tiếp xúc với dị nguyên và giúp chúng tấn công những tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
  • Tế bào T điều hòa có chức năng ngăn chặn các tế bào B và các tế bào T khác nếu chúng tấn công nhầm các mô lành trong cơ thể.

Tuyến thượng thận

   Tuyến thượng thận gồm có miền vỏ và miền tủy. Miền vỏ có 3 lớp cầu, sợi và lưới, trong đó:

  • Lớp cầu tiết hormon aldosteron có tác dụng giữ các ion Na+ và thải K+ trong máu, giúp điều hòa huyết áp.
  • Lớp sợi tiết hormon glucocorticoid (chủ yếu là cortisol) giúp ức chế và kích thích sự phiên mã gen xảy ra ở các tế bào và nhiều hệ cơ quan. Vai trò chủ yếu của glucocorticoid là chống viêm, và thúc đẩy quá trình phân giải đường tại gan.
  • Lớp lưới tiết hormon androgen và một lượng nhỏ estrogen. Androgen có tác dụng lên sự phát triển các đặc tính nam. Androgen được chuyển hóa thành testosterone và dihydrotestosterone, kích thích cơ quan sinh dục phát triển.

   Miền tủy tiết ra adrenalin và noradrenalin có tác dụng là làm tăng nhịp tim, lực co tim, nhịp thở, giãn phế quản, tăng huyết áp, và đường huyết.

Tuyến tụy

   Tuyến tụy là một tuyến đặc biệt, đảm nhận cả vai trò nội tiết và ngoại tiết. Đối với chức năng nội tiết, tuyến tụy tiết ra hormone insulin và glucagon. Trong đó, insulin giúp đưa đường vào tế bào để sinh năng lượng, và chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu thành glycogen để dự trữ tại gan. Glucagon giúp phân giải glycogen thành đường khi cơ thể cần đến. Thiếu hụt insulin gây ra bệnh tiểu đường - một bệnh lý rất phổ biến hiện nay.

    Với chức năng ngoại tiết, tuyến tụy sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá. Những enzyme này bao gồm trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein, amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo.

 

Cấu tạo của tuyến tụy

Cấu tạo của tuyến tụy

Buồng trứng

   Buồng trứng cũng đảm nhiệm cả chức năng nội tiết và ngoại tiết, trong đó:

  • Về nội tiết, buồng trứng sản xuất các hormone estrogen và progesterone. Estrogen có vai trò phát triển các đặc điểm của giới tính nữ, kích thích sự trưởng thành của nang noãn. Progesterone kích thích làm dày lớp niêm mạc tử cung để tạo môi trường thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu trong khoảng 2 tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thì thể vàng sẽ thoái hóa, lúc này lượng progesterone và estrogen giảm mạnh. Điều này khiến cho lớp nội mạc tử cung bong ra và hình thành kỳ kinh nguyệt mới.
  • Về ngoại tiết, buồng trứng có chức năng sản xuất ra tế bào trứng.

Tinh hoàn

   Nếu buồng trứng là tuyến nội tiết thứ 9 của nữ giới, thì với nam giới tuyến này là tinh hoàn. Theo đó, tinh hoàn cũng có cả chức năng nội tiết và ngoại tiết bao gồm:

  • Về nội tiết, tinh hoàn có chức năng sản xuất ra nội tiết tố nam testosterone. Nội tiết tố này cùng với androgen của vỏ thượng thận góp phần vào việc tạo đặc tính nam tính như: Giọng nói ồm trầm, mọc râu, mọc nhiều lông ở ngực và các chi, thân hình cơ bắp, ham muốn tình dục mạnh mẽ,...
  • Về ngoại tiết, tinh hoàn có chức năng sản xuất ra tinh trùng từ các tế bào mầm của các ống sinh tinh.

     Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả về các tuyến nội tiết và chức năng chính của chúng. Nếu bạn cần được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhé!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: tuyến nội tiết
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà