Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ như thế nào?

Cập nhập: Thứ năm, 09/02/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Trái tim là một cơ quan nội tạng đặc biệt quan trọng, đảm nhận chức năng bơm máu nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Chúng ta mất một bên thận, cắt một phần của phổi, gan thì vẫn sống được bình thường. Tuy nhiên, với tim thì hoàn toàn khác. Chỉ một phần nhỏ của tim bị hư hại, cũng có thể khiến chúng ta gặp nguy hiểm. Đó chính xác là những gì mà bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể gây ra.

 

Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ như thế nào?

Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ như thế nào?

 

Đau thắt ngực ổn định - Triệu chứng bệnh tim thiếu máu cục bộ điển hình

   Bệnh tim thiếu máu cục bộ là kết quả của việc động mạch vành bị hẹp. Tim không còn nhận được đủ máu, oxy, chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này khiến một phần cơ tim bị tổn thương, thậm chí là chết đi nếu như tình trạng này tái diễn trong thời gian dài.

   Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ chính là những cơn đau thắt ngực ổn định. Cơn đau này thường xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức đến một mức độ nhất định, hoặc xúc động mạnh. Nếu xuất hiện trong thời gian nghỉ ngơi thì là đau thắt ngực không ổn định.

    Khi cơn đau xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy như tim bị bóp nghẹt, thắt lại, hoặc có lúc âm ỉ trong lồng ngực. Vị trí đau nằm ở sau xương ức, phần giữa ngực hoặc ngay tim. Cơn đau có thể khu trú hoặc lan đến cổ, vai, cánh tay trái. Mỗi cơn đau chỉ diễn ra trong khoảng 10 - 30 giây, hay cũng có thể là vài phút.

    Bên cạnh cơn đau thắt ngực ổn định, bệnh tim thiếu máu cục bộ còn có một số triệu chứng khác như: tức ngực, khó thở, đau lưng, ngực, hàm, các cơ quan, buồn nôn, đổ mồ hôi, ho, nhịp tim nhanh,...

 

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?

    Ở giai đoạn sớm, các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ thường ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, nên đôi khi chúng đã bị bỏ qua. Cho đến khi các tế bào cơ tim bị hủy hoại ở mức nhất định, chức năng của tim sẽ sụt giảm đáng kể.

    Lúc này, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, suy tim. Nguy hiểm nhất, bệnh có thể tiến triển thành hội chứng mạch vành cấp. Người bệnh sẽ gặp những con đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, đột tử.

   Theo thống kê, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ chiếm đến 40% các trường hợp tử vong do bệnh lý tim mạch trên toàn thế giới. Không chỉ những người có tuổi, ngay cả người trẻ 25 - 40 tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh này.

 

đột tử

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có thể dẫn đến đột tử

 

Nguyên nhân thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

    Như đã nhắc đến, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là kết quả của việc mạch vành bị hẹp. Nguyên nhân là do các mảng xơ vữa hình thành trong lòng động mạch. Do đó, những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch cũng chính là yếu tố thúc đẩy bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ xuất hiện.

    Những nguyên nhân này có thể kể đến như:

  • Tuổi cao khiến các động mạch bị lão hóa, dễ bị tổn thương, và các mảng xơ vữa tích tụ từ lâu đã có kích thước lớn hơn.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất béo có hại, giàu cholesterol dẫn đến mỡ máu, thừa cân, béo phì.
  • Lối sống không khoa học, lười vận động thể chất, thường xuyên căng thẳng, stress, mất ngủ, thiếu ngủ.
  • Sử dụng các chất kích thích, uống rượu nhiều, nghiện rượu, nghiện thuốc lá.
  • Người mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường, kháng insulin, tăng huyết áp.

 

Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ như thế nào?

   Mục tiêu trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ nằm ở 3 điểm chính:

  • Thứ nhất là làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
  • Tăng khả năng tưới máu cho tim.
  • Ngăn ngừa hội chứng mạch vành cấp và giảm nguy cơ tử vong.

  Các biện pháp để thực hiện điều này có thể kể đến như:

Dùng thuốc để giảm triệu chứng và các biến cố tim mạch

  Khi bắt đầu quá trình điều trị, người bệnh sẽ được sử dụng một hoặc hai loại thuốc chống đau thắt ngực, và phối hợp với các thuốc phòng ngừa thứ phát khi cần thiết. Thuốc ức chế beta hoặc chẹn kênh canxi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị giảm đau thắt ngực theo khuyến cáo của Hội Tim Châu Âu năm 2019.

   Các loại thuốc khác như: thuốc chống kết tập tiểu cầu, hạ mỡ máu, ức chế men chuyển, dẫn xuất nitrates,... sẽ được dùng để phối hợp với các thuốc trên. Sự lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc vào khả năng dung nạp, tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân và tương tác thuốc. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Nong mạch vành và đặt stent

   Đây là kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da, giúp mở rộng lòng mạch để cải thiện lưu thông máu. Các bước thực hiện như sau:

  • Sát trùng và mở đường vào mạch máu thông qua động mạch quay hoặc động mạch đùi.
  • Chụp động mạch vành để chọn lọc và xác định vị trí cần đặt.
  • Đặt ống thông can thiệp và kết nối ống với đường đo áp lực.
  • Thổi phồng bóng để làm giãn nở lòng mạch, đặt stent.
  • Kiểm tra stent đã giãn nở tốt hay chứa.
  • Chụp lại động mạch vành và rút dây.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

   Bác sĩ sẽ dùng một đoạn động mạch từ lồng ngực, cẳng tay, vú, tĩnh mạch chân, của người bệnh để làm cầu nối. Khi quá trình ghép nối kết thúc, máu sẽ có đường đi mới, vòng qua phần động mạch bị tắc. Từ đó, lưu lượng máu sẽ được cải thiện, giúp giảm các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Ưu điểm của phương pháp này là giúp khắc phục tình trạng nhiều đoạn động mạch bị hẹp cùng lúc và có thể điều trị được cho cả hội chứng mạch vành cấp.

 

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

 

Phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ như thế nào?

   Để phòng ngừa bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bạn cần hạn chế những yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch như:

  • Ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu và thuốc lá. Để bỏ thuốc lá, bạn có thể sử dụng nước súc miệng Boni-Smok. Để bỏ rượu, bạn có thể sử dụng BoniAncol +.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột, nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, nhiều muối, đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều lần.
  • Tập thể dục đều đặn, thường xuyên phù hợp với thể trạng.
  • Giảm căng thẳng, stress, và ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng BoniDiabet + để kiểm soát đường huyết, mỡ máu tốt hơn.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về bệnh tiểu đường, cách bỏ rượu, bỏ thuốc lá, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính để được các dược sĩ giải đáp chi tiết nhé!

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà