Bệnh Alzheimer - Một loại sa sút trí tuệ nghiêm trọng ở người cao tuổi

Cập nhập: Thứ năm, 27/04/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Những người có tuổi thường gặp nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe, trong đó có tình trạng suy giảm trí trớ, sa sút trí tuệ. Hiện nay, một trong những dạng mất trí nhớ được nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh Alzheimer. Người mắc bệnh sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer - Một loại sa sút trí tuệ nghiêm trọng ở người cao tuổi

 

Bệnh Alzheimer có đặc điểm gì?

   Bệnh Alzheimer là một trong 5 chứng sa sút trí tuệ thường gặp nhất, gây suy giảm trí nhớ ở những người có tuổi. Bệnh đặc trưng bởi sự mất mát các tế bào thần kinh, cũng như các liên kết giữa chúng, từ đó ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của não bộ.

   Bệnh Alzheimer có diễn biến chậm, tiến triển qua nhiều năm, với các triệu chứng nặng dần theo thời gian như:

  • Giai đoạn trước khi mất trí nhớ: Giảm sự tập trung, chú ý, thờ ơ hơn với mọi việc, giảm khả năng lên kế hoạch và tư duy trừu tượng, giảm nhận thức nhẹ, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện và giảm khả năng tiếp thu thông tin mới.
  • Giai đoạn nhẹ: Khả năng học hỏi và ghi nhớ sụt giảm nhiều hơn, quên một số việc trong quá khứ, quên cách dùng vật dụng nào đó, khó phối hợp vận động ở mức độ nhẹ, giảm vốn từ, nói chuyện không lưu loát.
  • Giai đoạn khá nặng: Mất dần khả năng thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày, không nhớ từ vựng, dùng sai từ để mô tả, luôn phải tìm từ để biểu đạt điều muốn nói, khả năng đọc viết giảm rõ, dễ bị ngã, đôi khi không nhận ra người thân, đi lang thang, cáu kỉnh, hoặc hung hăng, phản kháng lại sự chăm sóc của người thân, ảo giác.
  • Giai đoạn nặng: Không còn tự chăm sóc được bản thân, chỉ còn nói được những từ đơn giản, hoặc mất hoàn toàn khả năng nói và viết, thờ ơ, nằm liệt giường, ăn uống khó khăn,... và cuối cùng là tử vong.

 

Người bệnh Alzheimer sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, và sinh hoạt

Người bệnh Alzheimer sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, và sinh hoạt

 

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

   Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh Alzheimer vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Các nhà khoa học cho rằng, sự lão hóa là yếu tố hàng đầu dẫn đến Alzheimer. Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có khoảng 3000 tế bào thần kinh chết đi, làm gián đoạn quá trình dẫn truyền thần kinh.

   Ngoài ra, sự tích tụ các mảng protein amyloid beta tại các khớp thần kinh, và gia tăng các gốc oxy hóa trong cơ thể cũng được cho là tác nhân hủy hoại các tế bào thần kinh, cũng như làm đứt kết nối giữa chúng. Tất cả những điều này đều góp phần vào hình thành bệnh lý Alzheimer.

   Theo đó, những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này thường là người trên 65 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh, từng bị chấn thương sọ não, đặc biệt là ở giai đoạn cuối đời.

    Đồng thời, các chuyên gia cũng cho biết, những người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ví dụ như, tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên sẽ khiến cơ thể giải phóng ra nhiều gốc tự do hơn. Mất ngủ triền miên, dài ngày làm các mảng protein amyloid beta lắng đọng nhiều hơn tại các khớp thần kinh; những người phải dùng thuốc điều trị trầm cảm làm tăng tốc độ chết đi của tế bào thần kinh,...

   Ngoài ra, việc ít vận động, chế độ ăn ít rau xanh, trái cây, ít hoạt động trí tuệ, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, và dùng chất kích thích,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

 

Phòng ngừa bệnh Alzheimer bằng cách nào?

   Hiện nay, Alzheimer là một trong những căn bệnh chưa có cách nào điều trị khỏi hoàn toàn, mọi biện pháp đều nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển của bệnh. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất chính phòng ngừa từ ngay hôm nay, để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

   Các cách để thực hiện điều này có thể kể đến như:

Giảm stress, căng thẳng

   Căng thẳng, stress là vấn đề thường trực trong cuộc sống này. Nó đến từ khắp mọi nơi như công việc, tài chính, gia đình, hay các mối quan hệ xã hội. Để giảm căng thẳng, stress, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, thực hiện những sở thích cá nhân, dành thời gian cho gia đình, bạn bè, tham gia nhiều hoạt động xã hội và tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh.

   Nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc có được nhiều mối quan hệ lành mạnh sẽ giúp làm giảm tác hại của tuổi già, có được sức khỏe và trí nhớ tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

   Ngủ đủ giấc mỗi ngày là cách để làm sạch bộ não của chúng ta. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, ngủ là khoảng thời gian những tế bào hình sao dọn dẹp những phần hư hỏng, và chất thải trong não bộ. Ngược lại, khi bị mất ngủ, những tế bào này còn tấn công cả những tổ chức lành lặn trong não bộ, như các khớp thần kinh.

   Ngoài ngủ đủ giấc, bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, hãy đảm bảo rằng bạn luôn dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, khi thức dậy thấy tỉnh táo và sảng khoái. Còn nếu bị mất ngủ nhiều, bạn hãy tìm đến các biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ, ví dụ như dùng BoniHappy + hoặc BoniSleep +.

 

Ngủ đủ giấc sẽ giúp phòng ngừa Alzheimer

Ngủ đủ giấc sẽ giúp phòng ngừa Alzheimer

 

Làm tăng tốc độ sản sinh tế bào thần kinh mới

   Nhiều người lầm tưởng rằng, các tế bào thần kinh mới sẽ không sinh ra trong độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy, có khoảng 700 tế bào thần kinh mới được tạo ra ở hồi hải mã - nơi chịu trách nhiệm cho việc học tập, ghi nhớ, điều khiển cảm xúc và tâm trạng. Số tế bào thần kinh mới này sẽ giúp bù đắp lại cho số tế bào và liên kết bị mất đi.

   Quá trình này được gọi là sự phát sinh thần kinh. Tuy nhiên, tốc độ của quá trình này khác nhau ở mỗi người, và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, những cách giúp tăng tốc độ sản sinh tế bào thần kinh mới có thể kể đến như:

  • Tắm nắng mỗi ngày để cơ thể tổng hợp vitamin D.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, tinh bột, cũng như không sử dụng rượu, bia,...
  • Bổ sung thực phẩm giàu acid béo omega-3, vitamin D, A, kẽm, acid folic, curcumin, flavonoid,...
  • Đọc nhiều sách hơn, tìm hiểu những kiến thức mới.
  • Quan hệ tình dục đều đặn, phù hợp với tuổi tác và sức khỏe.
  • Tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục, chơi thể thao,...

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh Alzheimer, cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân đàn ông không ham muốn là do mất ngủ, đúng hay không?

Mất ngủ là nguyên nhân khiến đàn ông không còn ham muốn do suy giảm testosterone, rối loạn cương dương, không cảm thấy thỏa mãn trong lúc “cao trào”,...

Mụn nội tiết và cách điều trị

Mụn nội tiết là mụn xuất hiện do sự tăng - giảm bất thường của nội tiết tố trong cơ thể. Mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc..

4 bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bạn căng thẳng

Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn thông tin về 4 bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nhất khi bạn căng thẳng và cách đối phó với nó.

Trứng gà bao nhiêu calo? Ăn trứng gà nhiều có tốt không?

Trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mỗi quả trứng 50g chứa 72 calo và nhiều vitamin, khoáng chất,... nhưng ăn nhiều có thể không tốt cho sức khỏe...

Cảnh báo bệnh tim mạch tại Việt Nam: Người bệnh ngày càng trẻ hóa

Các chuyên gia tim mạch hàng đầu tại Việt Nam đã cảnh báo về tình trạng bệnh lý tim mạch tại nước ta đang ngày càng nghiêm trọng khi số bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày một nhiều hơn
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà