Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

Cập nhập: Thứ hai, 15/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, tôi làm giáo viên thanh nhạc nên phải nói và hát rất nhiều. Tôi cũng có tiền sử mắc viêm họng mãn tính, và trào ngược dạ dày thực quản nhưng kể từ khi mắc covid-19, tình trạng đau họng tái đi tái lại rất nhiều. Có những lúc, tôi chỉ nằm điều hòa một đêm, uống nước đá thôi, là sáng hôm sau đã thấy cổ họng đau rát rất khó chịu, đôi khi còn kèm theo ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi nữa.

   Mỗi lần như vậy, có khi phải mất đến hơn tuần, tôi mới tự khỏi được. Chuyên gia cho hỏi, đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?

(V.T. Giang, 45 tuổi, Hà Giang)

 

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả nhất?

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả nhất?

 

Trả lời

   Chào chị, có thể thấy, việc tình trạng đau họng của chị tái đi tái lại như vậy, là do cổ họng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, đau họng xuất hiện như một triệu chứng hậu covid -19, cổ họng bị tổn thương và chưa hoàn toàn bình phục trở lại.

   Cùng với đó, chị có tiền sử viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản nên sẽ làm cho quá trình hồi phục trở lại chậm hơn.. Đồng thời, do cổ họng phải làm việc nhiều, hít phải bụi bẩn (như bụi phấn,...) cũng góp phần làm tình trạng đau họng dễ tái phát hơn, nhất là khi gặp lạnh,...

   Để trả lời cho câu hỏi, “đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả nhất?”, chúng ta sẽ phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra là gì. Cụ thể:

 

Dị ứng, kích ứng gây đau họng uống thuốc gì?

   Đau họng do dị ứng, kích ứng sẽ xảy ra sau khi tiếp xúc với các tác nhân lạ. Ví dụ như, thời tiết thay đổi, hít không khí lạnh khô, bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc, nấm mốc,...

   Trong trường hợp này, chị có thể chỉ bị đau họng nhẹ, ngứa rát, hoặc có đi kèm hắt hơi liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi. Đau họng do dị ứng, kích ứng thường nhẹ, tự khỏi được, nên chưa cần uống thuốc hay chăm sóc y tế.

    Phương pháp để khắc phục là giảm triệu chứng và hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Để giảm các triệu chứng, chị chỉ cần vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý 2 - 3 lần mỗi ngày, và dùng thêm các cách sau đây:

  • Ngậm vài lát gừng tươi, hoặc ngậm gừng tươi giã nát trộn với muối tinh; hay uống trà gừng khi còn ấm.
  • Pha mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 1:3 và uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Dùng vài lát tỏi mỏng, ngâm trong mật ong từ 3 - 5 phút, sau đó ngậm đến khi không còn cảm nhận được mùi vị của tỏi nữa.
  • Dùng nước cốt chanh hoặc quất pha mật ong, uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Dùng tía tô nấu cháo, hoặc đem hấp cách thủy với hoa khế, hoa đu đủ, đường phèn trong 15 - 20 phút, rồi uống 3 lần mỗi ngày.
  • Uống trà hoa cúc pha với mật ong.
  • Dùng trà bạc hà, bằng cách hãm lá bạc hà tươi với nước sôi trong 10 - 15 phút, uống khi còn ấm.
  • Nhai vài lát rễ cam thảo, nuốt nước và nhả bã, hoặc có thể hãm với nước sôi trong 15 - 20 phút để thành trà, sau đó uống từng ngụm nhỏ.
  • Dùng lê hấp táo đỏ, bằng cách, khoét bỏ ruột lê, cho gừng thái sợi, táo đỏ cắt lát, đường phèn hoặc mật ong vào trong lê, đem hấp cách thủy 25 - 20 phút với lửa nhỏ, sau đó ăn khi còn ấm.

    Để hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, kích ứng, chị nên thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn màn, dùng máy lọc không khí,... Đồng thời, chị nên sử dụng các loại phấn viết bảng không bụi, không để điều hòa nhiệt độ quá thấp, bảo vệ vùng họng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường.

 

Lê hấp táo đỏ là món ăn giúp giảm đau họng hiệu quả

Lê hấp táo đỏ là món ăn giúp giảm đau họng hiệu quả

 

Viêm nhiễm gây đau họng uống thuốc gì?

   Đau họng do viêm nhiễm gây ra bởi các tác nhân gây bệnh là virus và vi khuẩn. Trong đó, virus cúm (Influenza virus) và virus cảm lạnh thông thường (Rhinovirus, hoặc Enterovirus) là hai tác nhân siêu vi được bắt gặp nhiều nhất. Đối với vi khuẩn, tác nhân thường gặp nhiều nhất là do liên cầu khuẩn (Streptococcus pharyngitis).

   Trong trường hợp này, chị sẽ cần uống thuốc giúp điều trị nguyên nhân và giảm triệu chứng. Với trường hợp đau họng do vi khuẩn, chị sẽ cần uống thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Với trường hợp đau họng do virus, chị sẽ không cần dùng đến kháng sinh, vì loại thuốc này không có tác dụng với virus.

   Tình trạng đau họng do virus và vi khuẩn khá khó phân biệt vì đều có những triệu chứng và dấu hiệu như: sốt, ngứa họng, sưng họng, khản tiếng, ho,... Tuy nhiên, nếu do vi khuẩn thì, người bệnh sẽ không bị hắt hơi, chảy nước mũi,...

    Cùng với điều trị nguyên nhân, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng. Đây thường là các loại thuốc không kê đơn, như giảm đau chống viêm không corticoid - NSAIDs (như ibuprofen, naproxen,...) hay paracetamol; thuốc giúp giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi (clopheniramin, oxymetazoline, naphazoline,...).

   Tuy nhiên, với trường hợp có trào ngược dạ dày thực quản như chị, thì nên thận trọng khi dùng NSAIDs. Nếu dùng hai thuốc này khiến tình trạng trào ngược nặng hơn, thì chị nên chuyển sang dùng paracetamol.

 

Đau họng do nhiễm vi khuẩn sẽ được điều trị bằng uống thuốc kháng sinh

Đau họng do nhiễm vi khuẩn sẽ được điều trị bằng uống thuốc kháng sinh

 

Trào ngược dạ dày thực quản gây đau họng uống thuốc gì?

   Acid dịch vị trào ngược lên từ dạ dày có thể gây đau họng do kích thích. Bệnh lý này cùng với các yếu tố khác khiến tình trạng này tái phát thường xuyên và lâu khỏi hơn.

    Nếu trào ngược diễn ra thường xuyên, chị sẽ được chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, esomeprazole, pantoprazole,...) có khả năng ức chế bài tiết acid dịch vị.
  • Thuốc kháng histamin H2 (ranitidin, famotidin,...) giúp giảm bài tiết acid dịch vị thông qua ức chế thụ thể H2.
  • Thuốc trung hòa acid (nhôm hydroxit, magie hydroxit,...).
  • Thuốc prostaglandin giúp ức chế bài tiết acid thông qua giảm hình thành AMP vòng, thường dùng để giảm tổn thương do NSAIDs gây ra.

   Các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ nhất định. Do đó, chị nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, và thông báo ngay nếu gặp phải vấn đề trong quá trình dùng. Bên cạnh đó, chị nên chú ý thêm những điều sau đây:

  • Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, nhiều chất béo, món ăn, qua quả có vị chua,...
  • Không uống cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas,...
  • Chia thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no.
  • Kê đầu cao từ 10 - 15cm khi nằm ngủ, hoặc dùng gối chống trào ngược.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng, stress, chú ý nghỉ ngơi thư giãn và ngủ đủ giấc.

 

 Trào ngược dạ dày thực quản cần dùng thuốc kháng acid và giảm tiết dịch vị

Trào ngược dạ dày thực quản cần dùng thuốc kháng acid và giảm tiết dịch vị

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề: “đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Nghiên cứu mới: Vệ sinh răng miệng tốt làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Thần kinh học Neurology cho thấy đánh răng giúp tăng cường trí não và giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Bệnh viện Chợ Rẫy tư vấn sức khỏe miễn phí cho sĩ tử mùa thi 2023

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) lần đầu tiên triển khai nhóm tư vấn, chăm sóc sức khỏe miễn phí mùa thi 2023

Sắp có thêm thuốc trị béo phì hiệu quả cao nhất từ trước đến nay

Mới đây, nghiên cứu tại Trường Y Yale ở New Haven, Connecticut (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại thuốc tiêm mới mang lại lợi ích giảm cân lớn hơn các loại thuốc béo phì hiện có.

Mụn nội tiết và cách điều trị

Mụn nội tiết là mụn xuất hiện do sự tăng - giảm bất thường của nội tiết tố trong cơ thể. Mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc..

6 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ

Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng và cách tăng chiều cao của trẻ nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà