Thường xuyên bị tê chân là bệnh gì? [Tin mới 2023]

Cập nhập: Thứ hai, 06/03/2023

Mục lục [Ẩn]

 

Câu hỏi

   Chào chuyên gia, gần đây chân tôi thường xuyên bị tê nhức, râm ran suốt cả ngày. Lúc thì tôi cảm giác như có kiến bò ở bàn chân dọc theo bắp chân, lúc thì lại như kim chích, thỉnh thoảng lại bị giật giật. Tôi cứ xoa bóp thì đỡ, một lúc sau lại bị tê lại. Chuyên gia cho hỏi, thường xuyên tê chân như vậy là bị bệnh gì? Tôi cần làm gì để khắc phục ạ?

                                                                                 (Hà Thương, 66 tuổi, Thái Bình)

 

Thường xuyên bị tê chân là bệnh gì?

Thường xuyên bị tê chân là bệnh gì? [Tin mới 2023]

 

Chuyên gia giải đáp

   Chào chị, tê chân là một vấn đề khá thường gặp ở những người có tuổi như chị. Nguyên nhân là do các mạch máu bị lão hóa, máu lưu thông trong cơ thể kém hơn, nhất là ở chân do mạch máu ở đây dài và phức tạp. Tình trạng tê chân có thể tăng lên khi chị đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Bên cạnh đó, tê chân cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

   Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ việc tê chân là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý kết hợp. Một số bệnh thường gây tê chân gồm có:

Tê chân do thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

   Đĩa đệm là một cấu trúc dạng sợi chứa nhân gelatin, nằm lót giữa các đốt sống, giúp cột sống trở nên linh hoạt, giảm chấn động và tăng khả năng chịu lực khi chúng ta vận động. Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng xảy ra khi các lớp nhân nhầy ở trong đĩa đệm tại đây bị thoát khỏi bao xơ, từ đó chèn ép lên các dây thần kinh, ví dụ như dây thần kinh tọa chạy dọc theo 2 chân. Điều này gây ra tình trạng tê chân, ngứa ran kèm theo đau nhức vùng thắt lưng, yếu cơ ở chân và bàn chân.

Tê chân do vôi hóa cột sống thắt lưng

   Trường hợp này có các triệu chứng tê chân, đau và yếu cơ khá tương tự với thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh lại khác nhau. Vôi hóa cột sống thắt lưng xảy ra do sự tích tụ canxi ở dây chằng bám vào thân đốt sống hoặc mấu ngang, mấu gai của cột sống. Các mảng canxi này cũng sẽ chèn ép vào dây thần kinh từ đó gây đau và tê nhức.

Tê chân do suy giãn tĩnh mạch chi dưới

    Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng tê chân, đặc biệt là với nữ giới. Nguyên nhân chính là do van tĩnh mạch bị hư hại, thành mạch đàn hồi kém, máu bị dồn ứ lại, khiến hệ thống thần kinh, gân cơ ở chân không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Trong trường hợp này, chị có thể sẽ gặp thêm các triệu chứng khác như nhức mỏi, nặng chân, chuột rút ban đêm, phù chân hay điển hình nhất là có tĩnh mạch nổi lên ở má trong bàn chân, hoặc dọc theo bắp chân.

 

Giãn tĩnh mạch chi dưới gây tê chân, nhức mỏi, chuột rút

Giãn tĩnh mạch chi dưới gây tê chân, nhức mỏi, chuột rút

 

Tê chân do xơ vữa động mạch chi dưới

    Xơ vữa động mạch chi dưới là tình trạng các mảng bám hình thành trong lòng mạch, khiến tiết diện mạch bị thu hẹp, máu lưu thông khó khăn, từ đó giảm lượng máu đến phần chi dưới. Trong trường hợp này, chị có thể bị tê chân, kèm theo đau cách hồi, tăng khi đi lại và đỡ khi nghỉ, cảm thấy lạnh ở chi, da khô và cơ bắp teo nhỏ.

Tê chân do bệnh tiểu đường

   Tê chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Đường huyết cao không chỉ khiến các mảng xơ vữa dễ hình thành hơn, mà còn làm tổn thương đến các dây thần kinh ngoại biên. Điều này sẽ nghiêm trọng hơn khi đường huyết lên xuống thất thường.

   Tình trạng tê bì có thể xuất hiện ở chân, tay, nhất là khi nằm nghỉ ngơi và đỡ hơn khi vận động. Trường hợp nặng hơn có thể bị mất cảm giác, không nhận biết được nóng lạnh. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh tiểu đường khác gồm có: mệt mỏi, thèm ăn, khát nước, tiểu nhiều, mờ mắt, sụt cân đột ngột,...

 

Phải làm gì khi bị tê chân thường xuyên?

    Như vậy, tê chân có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ sinh lý đến bệnh lý. Do đó, khi bị tê chân, chị nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân là gì, từ đó có cách khắc phục hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách có thể giúp chị giảm bớt tình trạng tê chân:

Thường xuyên vận động

    Chị nên tránh những thói quen xấu như: đứng lâu một chỗ, ngồi nhiều nhất là ngồi trong tư thế gập đầu gối, vì sẽ cản trở máu lưu thông, khiến tình trạng tê bì nặng hơn. Thay vào đó, chị nên thường xuyên hoạt động chân, bằng cách nhón gót khi ngồi, tập yoga hay đạp xe trên không,...

   Bên cạnh đó, chị cũng cần chú ý ngồi duỗi thẳng chân, kê cao chân khi ngồi làm việc và khi ngủ, đi giày đế mềm thay vì các loại giày cao gót.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

   Tê chân có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu canxi và các vitamin nhóm B (B1, B6, B9, B12),... Do đó, chị nên chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa những dưỡng chất này vào trong bữa ăn hàng ngày.

  • Thực phẩm giàu canxi: Hạnh nhân, hạt chia, hướng dương, hạt vừng, trứng gà,..
  • Thực phẩm giàu vitamin B: cá hồi, rau bina, củ cải, rau diếp, thịt gà, thịt bò, trứng, động vật có vỏ (hàu, trai, hến,...), các loại đậu, men bia,...

Giảm cân

   Nếu chị đang có cân nặng vượt mức cho phép thì cần phải giảm cân, vì trọng lượng dư thừa sẽ tạo nhiều áp lực lên chân, đồng thời mỡ máu cao cũng khiến mảng xơ vữa hình thành nhanh hơn. Để giảm cân, chị hãy giảm bớt việc sử dụng chất béo, đường, tinh bột, ăn những thực phẩm được chế biến bằng cách hấp, luộc với lượng vừa phải, tăng cường uống nước ép rau củ như nước ép cần tây, táo, nho,... và tập thể dục.

 

Nước ép cần tây, táo, nho sẽ giúp bạn giảm cân

Nước ép cần tây, táo, nho sẽ giúp bạn giảm cân

 

Kiểm soát các bệnh lý mắc phải

   Nếu nguyên nhân gây tê chân là do các bệnh mắc kèm, thì chị cần phải kiểm soát tốt những căn bệnh này. Chị nên dùng thuốc, tập vật lý trị liệu đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, Chị hãy dùng thêm các sản phẩm từ thảo dược để giúp giảm tình trạng tê chân, cũng như các triệu chứng tốt hơn.

  • Đối với suy giãn tĩnh mạch: Chị hãy sử dụng các thảo dược giúp chống viêm, chống oxy hóa, làm bền, bảo vệ thành mạch, hoạt huyết như diosmin và hesperidin có trong vỏ cam chanh, rutin từ hoa hòe, hạt dẻ ngựa, lý chua đen, bạch quả,... Các thảo dược này đều có trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ, chị có thể tham khảo sử dụng.
  • Đối với bệnh tiểu đường: Chị hãy sử dụng các thảo dược như mướp đắng, hạt methi, quế, dây thìa canh,... kết hợp với bổ sung kẽm, crom, selen, alpha lipoic acid,... để giúp hạ và ổn định đường huyết, mỡ máu. Sản phẩm BoniDiabet + có chứa tất cả những thành phần này.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về những bệnh lý có thể gây tê chân và cách khắc phục. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà