Câu hỏi:
Chào chuyên gia, gần đây bụng tôi hay ậm ạch, cảm giác bị chướng lên và xì hơi liên tục trong nhiều ngày. Điều này khiến tôi rất khó chịu, xấu hổ. Vậy tôi muốn hỏi xì hơi nhiều là bệnh gì? Làm sao để cải thiện? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!
Phạm Văn Thái, 51 tuổi, Cao Bằng
Xì hơi nhiều là bệnh gì?
Trả lời: Xì hơi nhiều là bệnh gì?
Chào anh Thái! Xì hơi (trung tiện) vốn là phản ứng thường gặp của cơ thể để thải khí ra ngoài. Nếu anh chỉ bị xì hơi trong khoảng 20 lần/ngày thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu số lần xì hơi nhiều hơn, kèm theo những triệu chứng khó chịu khác như bụng ậm ạch, khó chịu, chướng hơi thì lại là điều bất thường và có thể do một số nguyên nhân sau đây:
Xì hơi nhiều do bệnh lý
Hiện tượng xì hơi nhiều có thể do một số bệnh lý sau đây:
- Hội chứng ruột kích thích: Đại tràng của người bệnh co thắt bất thường, lúc nhanh lúc chậm gây tình trạng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, đầy hơi, khó chịu ở bụng và xì hơi nhiều.
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Đường ruột bị nhiễm khuẩn, các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển nhiều, trong đó có những vi khuẩn sinh khí, từ đó gây tình trạng xì hơi nhiều.
- Táo bón: Nếu anh đang bị táo bón thì đây có thể là nguyên nhân gây xì hơi nhiều. Bởi khi có nhiều phân tích tụ trong đại tràng, các vi khuẩn sẽ tiếp tục phân hủy cặn bã của phân và giải phóng khí. Càng bị táo bón kéo dài thì càng khiến phân tích tụ trong ruột lâu và kết quả là bị xì hơi nhiều, nặng mùi.
- Viêm loét đại tràng: Người bị viêm loét đại tràng có các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát, đầy bụng, khó chịu, nhiều trường hợp bị xì hơi nhiều.
- Xuất huyết tiêu hóa: Triệu chứng táo bón, xì hơi nhiều và nặng mùi, phân có màu đen là biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa.
- Loét dạ dày - tá tràng: Là tình trạng niêm mạc dạ dày - tá tràng có vết loét sâu, khiến bụng đau âm ỉ, dễ ợ chua, ợ hơi hoặc xì hơi nhiều.
Xì hơi nhiều có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
Xì hơi nhiều do nguyên nhân trong quá trình ăn uống, sinh hoạt
- Ăn nhiều thực phẩm gây xì hơi như:
- Thực phẩm chứa chất đường oligosaccharides: Hạt mít, khoai lang và các loại đậu cùng lúc dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu và xì hơi nhiều.
- Ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều nước ngọt có ga.
- Nhai nhiều kẹo cao su.
- Ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều khiến dạ dày bị quá tải, thức ăn không được tiêu hóa hết đã tràn xuống ruột non. Lúc này, hệ vi sinh đường ruột phải hoạt động nhiều hơn để phân giải thức ăn, song song với điều đó là khí cũng được sinh ra nhiều hơn và gây tình trạng xì hơi nhiều.
- Ăn không đúng bữa, bỏ bữa, kén ăn,... khiến nhịp sinh học và nhịp tiêu hóa của cơ thể bị rối loạn, giảm hiệu suất tiêu hóa của ruột, gây xì hơi nhiều.
- Vừa ăn vừa nói chuyện khiến khí vào được đường tiêu hóa.
- Thiếu men tiêu hóa khiến cơ thể hấp thụ kém các vi chất, làm các khối thức ăn tồn đọng trong ruột non tăng lên, từ đó gây chướng bụng đầy hơi, xì hơi nhiều.
- Căng thẳng, stress: Đường ruột và não bộ của con người có mối liên hệ chặt chẽ qua trục thần kinh não - ruột. Khi căng thẳng, chúng ta dễ bị đau bụng, đầy bụng và xì hơi nhiều.
Cần làm gì khi bị xì hơi nhiều?
Trước hết, anh cần nhìn lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình gần đây xem có gặp nguyên nhân gây xì hơi nào như trên không, từ đó khắc phục nó hiệu quả. Đồng thời, anh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung thực phẩm giàu enzyme tiêu hóa, các probiotic (lợi khuẩn) và prebiotic tốt cho đường ruột. Probiotic có nhiều trong những món ăn lên men như sữa chua Hy lạp từ nấm kefir, kim chi, dưa bắp cải…
Ngoài ra, anh có thể thử uống trà gừng. Gừng có tính ấm, vị cay, giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, xì hơi nhiều.
Nếu áp dụng các phương pháp trên không có hiệu quả, anh nên đi khám sớm để biết xì hơi nhiều là bệnh gì và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có băn khoăn gì khác, để được giải đáp nhanh nhất thì anh có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính. Chúc anh sức khỏe!
XEM THÊM: