Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Cập nhập: Thứ tư, 19/04/2023

 

 Câu hỏi

   Chào chuyên gia, tôi đọc trên mạng thấy có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc xiên gây đau đớn, viêm lợi, và thậm chí là xô lệch cả hàm răng. Trước đây, tôi cũng từng bị đau răng khôn mấy lần, nhưng sau khoảng vài ngày là tự hết. Tôi đi kiểm tra, thì phát hiện có hai chiếc răng khôn.

   Trong đó, chiếc bên trái cũng dự kiến mọc xiên, còn một chiếc răng bên phải mọc thẳng, khoảng hơn 1 năm nay chưa bị đau lại. Chuyên gia cho hỏi, bây giờ, tôi có nên đi nhổ hay không ạ? Và nếu nhổ xong, thì cần lưu ý những gì ạ?

(Nguyễn Minh Anh, 22 tuổi)

 

Khi nào thì nên nhổ răng khôn

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì nên nhổ răng khôn?

 

Răng khôn có chức năng gì?

   Răng khôn chính là những chiếc răng số 8 thường mọc khi con người đã trưởng thành (17 - 25 tuổi). Do xuất hiện muộn, không còn vị trí, rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không thuận lợi, khiến mọi người gặp không ít đau đớn và phiền toái.

   Răng khôn không có tác dụng về cả mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai, mà đôi khi còn có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Việc vệ sinh răng khôn rất khó vì nó nằm sâu ở bên trong. Về lâu dài, điều này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh thân răng, viêm nướu trùm, áp xe, cứng hàm.

   Khi tình trạng trên tái phát nhiều lần, vùng xương xung quanh răng khôn có thể bị hỏng và còn lan sang răng bên cạnh, dẫn đến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…

   Răng khôn mọc lệch, tựa vào răng hàm kế cận cũng khiến việc vệ sinh răng này khó khăn hơn, và dẫn đến sâu răng, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn. Đồng thời, quanh chân răng khôn cũng có rất nhiều dây thần kinh, nên khi mọc ngầm, nó có thể chèn ép các dây thần kinh.

   Việc này dẫn tới những thay đổi về cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng; hay gây nên hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt. Vậy, khi nào thì cần nhổ răng khôn?

 

Khi nào thì cần phải nhổ răng khôn?

   Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, bình thường, không ảnh hưởng đến răng kế cận và có thể vệ sinh dễ dàng bằng cách đánh răng hay dùng chỉ nha khoa, bạn sẽ không cần thiết phải nhổ bỏ.

   Hoặc, trường hợp mắc các bệnh lý như tiểu đường, máu khó đông, tim mạch,..., thì bác sĩ có thể cân nhắc bảo tồn giữ răng khôn. Ngoài các trường hợp trên, bạn sẽ bắt buộc phải nhổ răng khôn ngay khi:

  • Răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc dưới nướu,… gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, viêm và nhiễm trùng tái phát dai dẳng. Tuy nhiên, việc nhổ răng không thể thực hiện khi đang bị đau nhức, bạn  được sử dụng thuốc để giảm đau, giảm sưng và tiến hành nhổ răng sau đó.
  • Răng khôn bị sâu có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương hay nướu cản trở, nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, tạo bậc thang giữa các răng, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm.

   Do đó, để biết được việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

 

răng bị sâu

Bạn cần nhổ răng khôn trong trường hợp răng bị sâu

 

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

   Sau khi nhổ răng khôn, điều mà bạn sẽ gặp phải là tình trạng sưng đau, khó ăn uống bình thường trong khoảng 1 tuần. Để giảm cảm giác đau, bạn có thể chườm đá ngoài má để giảm độ sưng. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau 24 - 48 giờ nhổ răng. Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng. Chú ý, bạn không nên súc miệng mạnh, liên tục hoặc đánh răng trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật nhổ răng để tránh làm vỡ cục máu đông.
  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Ăn đồ mềm, dễ nuốt, không ăn kẹo cao su, bánh kẹo cứng, đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh, để tránh gây đau nhiều hơn.
  • Không chạm vào vị trí nhổ bằng tay hoặc lưỡi vì nó có thể làm bong cục máu đông, gây chảy máu và nhiễm khuẩn vết thương.
  • Nghỉ ngơi, tránh lao động nặng, hoạt động mạnh.
  • Không uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng.
  • Không ngậm đá hoặc uống nước lạnh để tránh gây ảnh hưởng lên khu vực vết nhổ răng.
  • Hạn chế tác động mạnh lên khoang miệng.
  • Nếu thấy có dấu hiệu sốt trên 39 độ C, đau dữ dội ngay cả khi đã dùng thuốc thuốc giảm đau, khó thở, khó nuốt, chảy máu nhiều không cầm được bằng gạc, sưng nặng hơn sau 2 - 3 ngày thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về việc khi nào cần nhổ răng khôn và những lưu ý sau khi nhổ. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

8 dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp. Dưới đây là 8 dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng ngừa. 

Ung thư bàng quang - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Ung thư bàng quang nằm trong nhóm 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới. Mỗi năm, nước ta phát hiện khoảng 2000 ca mắc mới.

Triệu chứng Covid ngày càng giống cảm cúm – Làm sao để phân biệt?

Theo các chuyên gia y tế, một số triệu chứng của cảm cúm thông thường và Covid-19 nói chung là tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt nhờ các xét nghiệm.

Sỏi mật có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Nếu bạn đang muốn biết, những viên sỏi nhỏ bé trong bệnh sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đáp án chính xác và đưa ra giải pháp đơn giản, hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Thủy đậu ở người lớn ít gặp hơn trẻ em nhưng lại có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, như viêm da bội nhiễm, viêm não hoặc viêm màng não,...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844