Sỏi mật có nguy hiểm không? Cần làm gì để cải thiện bệnh?

Cập nhập: Thứ ba, 23/05/2023

 

    Nếu bạn đang muốn biết, những viên sỏi nhỏ bé trong bệnh sỏi mật có nguy hiểm không thì hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ giúp bạn có đáp án chính xác và đưa ra giải pháp đơn giản, hiệu quả. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sỏi mật có nguy hiểm không?

 

Sỏi mật có nguy hiểm không?

   Thống kê cho thấy, trong 100 người thì có đến 20 người sẽ phát triển sỏi mật trong cuộc đời của mình. Trong đó, chỉ có 20-30% là có các triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, không phải vậy mà bạn có thể chủ quan với căn bệnh này vì trong trường hợp bị bệnh mà không điều trị hiệu quả, số lượng và kích thước sỏi tăng dần lên sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:

Viêm túi mật

     Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh sỏi mật. Thống kê cho thấy, có hơn 95% bệnh nhân viêm túi mật cấp tính có bệnh sỏi mật.

     Khi sỏi mật gây tắc ống mật sẽ khiến dịch mật bị ứ lại trong túi mật, từ đó làm giải phóng các enzyme viêm (như phospholipase A, chuyển lecithin thành lysolecithin, sau đó có thể gây viêm), làm niêm mạc bị tổn thương. Lúc này, tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn có thể xảy ra. 

   Viêm túi mật khiến người bệnh gặp các triệu chứng như cảm thấy đau nhói, đột ngột ở phía trên bên phải bụng (đau vùng hạ sườn phải), đau ở lưng hoặc bên xương bả vai phải, buồn nôn, nôn, sốt, đầy hơi, vàng da, vàng mắt, phân lỏng có màu nhạt.

     Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi ăn nhiều chất béo. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ bị nhiễm trùng túi mật, hoại tử, chết mô, túi mật bị thủng và dễ bị tử vong.

 

Sỏi túi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

Sỏi túi mật là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi mật

 

Viêm đường mật

   Khi những viên sỏi mật gây tắc nghẽn ống dẫn mật thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn (vi khuẩn gram âm như chủng Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, gram dương như chủng Enterococcus), vi khuẩn kỵ khí như chủng Bacteroides, Clostridia)  từ tá tràng tấn công đường mật gây viêm và nhiễm trùng. 

   Với viêm đường mật, nếu không chữa trị kịp thời thì nó dễ gây các biến chứng như viêm gan, áp xe đường mật, nhiễm trùng máu, viêm tụy, suy thận…

    Trong trường hợp bị viêm đường mật cấp tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, vàng da, sốt và ớn lạnh, suy giảm tri giác và hạ huyết áp với tỷ lệ tử vong cao (có thể lên đến 50%).

Nhiễm trùng huyết

    Khi biến chứng viêm túi mật, viêm và nhiễm trùng đường mật không được điều trị hiệu quả thì người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, tiến triển nhanh với các triệu chứng như sốt cao, rét run. Cơn sốt có thể liên tục nhưng có trường hợp sốt cao, dao động hoặc đôi khi sốt thất thường không theo một quy luật nào và kèm theo đau khắp mình, mê sảng, lơ mơ, li bì, thở nhanh và nông. 

    Hậu quả của nhiễm khuẩn huyết là hết sức nặng nề như gây viêm nội mạc mao quản, gan, lách sưng to, có thể gây nên các ổ áp xe ở phổi, tràn mủ màng phổi…. và tử vong.

Viêm tụy cấp

    Tụy có cả hai chức năng đó là tiết ra hormon điều hòa đường huyết và tiết men tiêu hóa thức ăn. Gan mật và tụy cùng thuộc bộ máy tiêu hóa và có vị trí nằm gần nhau, các hoạt động của chúng cũng có liên quan chặt chẽ đến nhau.

    Khi viên sỏi bị kẹt ở vị trí ngã 3 mật tụy, gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch tụy và làm ứ đọng dịch trong ống tụy. Hoặc trường hợp tắc ống mật, dịch mật sẽ trào ngược vào ống tụy, làm thay đổi pH của dịch tụy. Tình trạng này kéo dài thì sẽ diễn ra sự hoạt hoá các tiền enzym thành các enzyme có hoạt tính ngay trong lòng tuyến tụy, gây huỷ hoại nhu mô tuỵ, từ đó kéo theo một loạt các phản ứng viêm và gây viêm tụy cấp.

     Người bệnh có các triệu chứng như đau bụng đột ngột và dữ dội vùng trên rốn, đau lan rộng, buồn nôn và nôn, trướng bụng, bí trung đại tiện, hoảng hốt, lo sợ, vật vã, ý thức lơ mơ… Nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân rất dễ tử vong.

 

Tắc nghẽn ống mật do sỏi mật có thể gây viêm tụy cấp

Tắc nghẽn ống mật do sỏi mật có thể gây viêm tụy cấp

 

Ung thư túi mật

    Thống kê cho thấy, 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử sỏi mật. Căn bệnh này rất nguy hiểm bởi nó phát triển nhanh và dễ di căn với tỷ lệ tử vong cao.

    Đến đây, chắc hẳn bạn đã biết sỏi mật nguy hiểm không và nguy hiểm đến mức nào. Vậy, khi bị sỏi mật thì cần làm gì?

 

Cần làm gì khi bị sỏi mật?

Khi bị sỏi mật, bạn cần:

  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Có thể uống một số cây thuốc nam trị sỏi mật như hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác, kim tiền thảo, chi tử, uất kim (củ nghệ).
  • chế độ ăn giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, bổ sung chất xơ và vitamin, tăng protein và giảm đường, tinh bột.

    Những biến chứng trong bài viết này đã giúp bạn biết được sỏi mật có nguy hiểm không, từ đó có những cảnh giác nhất định với căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Thủy đậu ở người lớn ít gặp hơn trẻ em nhưng lại có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, như viêm da bội nhiễm, viêm não hoặc viêm màng não,...

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

Chuyên gia giải đáp: Khi nào thì cần nhổ răng khôn?

8 dấu hiệu của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp. Dưới đây là 8 dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng ngừa. 

Ung thư bàng quang - Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Ung thư bàng quang nằm trong nhóm 10 loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nữ giới. Mỗi năm, nước ta phát hiện khoảng 2000 ca mắc mới.

Gia tăng ca viêm phổi ở trẻ do vi khuẩn Mycoplasma

Tại Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai), tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm phổi do Mycoplasma chiếm 30-40% số bệnh nhân viêm phổi phải nhập viện điều trị.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844