Sốt siêu vi là một bệnh lý vô cùng phổ biến trên lâm sàng. Bệnh được ghi nhận ở mọi độ tuổi, trong đó, trẻ em và người già chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy, sốt siêu vi là gì? Bệnh có lây hay không? Nhận biết và phòng ngừa bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính, xảy ra khi một số loại virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Do đó, bệnh còn được gọi là sốt virus. Khái niệm sốt siêu vi được sử dụng để phân biệt với sốt do vi khuẩn hoặc sốt do ký sinh trùng.
Có nhiều chủng loại virus gây ra tình trạng sốt siêu vi. Ví dụ như: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Virus cúm, Norovirus, Enterovirus, virus viêm gan B,... Các loại virus này có thể gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau, thường gặp nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.
Triệu chứng sốt siêu vi
Tùy từng loại virus gây bệnh, bạn sẽ có biểu hiện khác nhau. Đồng thời, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng khác nhau ở một người. Tuy nhiên, một số triệu chứng chung khi bị sốt siêu vi có thể kể đến như:
- Sốt là triệu chứng điển hình nhất cho thấy cơ thể đang phản ứng với sự nhiễm trùng. Việc tăng thân nhiệt giúp hệ miễn dịch loại bỏ virus hiệu quả hơn. Một số người có thể chỉ bị sốt nhẹ (trên 37 độ C), nhưng cũng có người bị sốt cao (hơn 39 độ C).
- Cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi, mất nước, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, ăn không ngon, phát ban, sưng mặt,...
- Các triệu chứng hô hấp: Hắt hơi, ho, đau Amidan, khó thở, viêm họng, chảy nước mũi,...
- Các triệu chứng tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
Sốt là triệu chứng rõ ràng nhất của sốt siêu vi
Sốt siêu vi có lây không?
Sốt siêu vi là một bệnh rất dễ lây nhiễm từ người sang người. Một số loại virus có khả năng lây lan nhanh còn có thể gây ra các ổ dịch. Virus gây bệnh có thể lây truyền qua các con đường sau đây:
- Lây qua đường hô hấp do hít phải những giọt bắn chứa virus, khi người bệnh ho, hay hắt hơi ở gần.
- Lây qua đường tiếp xúc khi bạn chạm vào các bề mặt, vật dụng có chứa virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Lây qua đường tiêu hóa khi bạn ăn, uống các thực phẩm có chứa virus.
- Lây qua vật chủ trung gian như: muỗi truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, hay chó, mèo mang virus gây bệnh dại,...
- Lây qua đường truyền máu, truyền dịch, quan hệ tình dục, truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh,...
Sốt siêu vi có nguy hiểm không?
Thông thường, các trường hợp mắc sốt siêu vi đều có thể tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Những đối tượng dễ gặp phải biến chứng sốt siêu vi thường là trẻ nhỏ, người già, mắc nhiều bệnh lý nền, sức đề kháng suy giảm,...
Các biến chứng của sốt siêu vi có thể kể đến như: Mất nước nghiêm trọng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm gan, viêm não, viêm màng não, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, thậm chí là tử vong.
Do đó, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu nếu gặp các biểu hiện như: Sốt cao trên 39 độ C không đáp ứng thuốc, sốt kéo dài trên 2 ngày, da tím tái, tức ngực, khó thở, đau đầu liên tục và tăng dần mức độ, nôn mửa nhiều, li bì, mê sảng, co giật, hôn mê,...
Sốt siêu vi có thể dẫn đến hôn mê
Điều trị sốt siêu vi bằng cách nào?
Chỉ có một số ít virus có thuốc điều trị, ví dụ như tamiflu dùng cho bệnh cúm mùa. Phần lớn các loại virus khác đều không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, việc điều trị sốt siêu vi thường tập trung vào việc giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng.
Các cách điều trị có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol (hay acetaminophen),...
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước, nước trái cây tươi để bù nước, bù điện giải.
- Chườm ấm để giúp làm giảm thân nhiệt.
Cách phòng ngừa sốt siêu vi
Vì virus rất dễ lây lan, nên tất cả mọi người cần chủ động phòng tránh, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng cách:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh,… đồng thời hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Nếu không cần thiết, bạn cần hạn chế đến gần hay tiếp xúc với người bệnh.
- Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách đóng kín cửa vào buổi tối, giữ không gian xung quanh thoáng đãng, che kín nơi đựng nước, loại bỏ những vị trí ao tù, nước đọng,...
- Đeo khẩu trang thường xuyên, chú ý che miệng và mũi mỗi khi ở gần người có biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
- Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng; ăn thực phẩm sạch, hữu cơ, không ăn đồ ôi thiu, đồ để lâu,... để tránh nhiễm virus gây bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên, tắm nắng, bổ sung lợi khuẩn, ngủ đủ giấc để cải thiện hệ miễn dịch.
- Tiêm phòng vacxin: Hiện nay, nhiều loại sốt siêu vi đã có thể được ngăn ngừa bằng việc tiêm vacxin (ví dụ như cúm).
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược như: BoniDetox giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp; BoniKiddy + giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp, tiêu hóa cho trẻ em.
Sản phẩm BoniKiddy + của Mỹ
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các triệu chứng nhận biết và cách phòng ngừa tình trạng sốt siêu vi. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM:
- Cúm mùa là gì? Tiêm phòng cúm mùa có tốt không?
- Tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi