Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Cách xử trí và những điều cần lưu ý

Cập nhập: Thứ hai, 03/04/2023

 

    Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời sẽ gây ra những chứng rất nguy hiểm do rối loạn nước và điện giải, thậm chí có thể gây tử vong.

    Để có cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp và nắm được những lưu ý quan trọng nhằm tránh những sai lầm không đáng có, cha mẹ hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

 

Tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em

 

Tổng quan về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

    Tiêu chảy cấp ở trẻ em là tình trạng bé đột ngột tăng số lần đi ngoài (≥ 3 lần/ngày), phân lỏng, loãng như nước, hoặc giống đàm máu và kéo dài không quá 14 ngày.

    Với trẻ sơ sinh, nếu bé đi ngoài 5-7 lần/ngày, phân sệt, có mùi chua, hơi xanh thì đây có thể là biểu hiện của tiêu chảy cấp.

   Ngoài những thay đổi về số lần đi ngoài và tính chất phân, bé còn có thêm các biểu hiện khác như mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn.

 

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

    Vì đi ngoài nhiều lần, mỗi lần đều mất đi lượng nước và điện giải lớn nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải nghiêm trọng với những biểu hiện như:

  • Không uống được nước hoặc uống kém
  • Nếp véo da mất rất chậm
  • Li bì, mắt trũng, khó đánh thức
  • Vật vã, quấy khóc.

 

  Trẻ vật vã, quấy khóc

Trẻ vật vã, quấy khóc

 

    Khi tình trạng tiến triển nặng, bệnh nhân có thể bị trụy mạch do giảm thể tích và đối mặt với nguy cơ tử vong. Theo thống kê, ở các nước đang phát triển, có tới 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi hàng năm chết vì bệnh tiêu chảy, trong đó 80% trường hợp tử vong là trẻ dưới 2 tuổi. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi con mình bị bệnh này.

 

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em

    Tiêu chảy cấp xảy ra nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ có thể do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virus. Trong đó, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp mất nước, rối loạn điện giải có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 2 tuổi.

    Nguồn lây bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ em thường đến từ con đường lây truyền qua đường phân – miệng thông qua thức ăn hoặc nước uống bị mầm bệnh.

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy cấp có thể kể đến là:

  • Cho trẻ bú bình không hợp vệ sinh
  • Cha mẹ không rửa tay sau khi đi ngoài và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Sử dụng thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh
  • Gia đình xử lý phân không hợp vệ sinh.
  • Cách chế biến bảo quản thực phẩm không tốt rất dễ bị hỏng gây tình trạng tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn.
  • Thời tiết: Mùa hè hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông tiêu chảy thường do Rotavirus.

 

Trẻ bú bình không hợp vệ sinh

Trẻ bú bình không hợp vệ sinh dễ bị tiêu chảy cấp

 

Những trẻ có đặc điểm sau đây dễ bị tiêu chảy cấp:

  • Trẻ < 2 tuổi, đặc biệt trẻ từ 6-18 tháng.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch (suy dinh dưỡng, sau sởi, nhiễm HIV...).
  • Trẻ không được nuôi con bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, cai sữa quá sớm.

 

Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cấp

    Với những bé bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, gia đình có thể chăm sóc con tại nhà bằng cách:

  • Phòng mất nước cho trẻ: Đây là điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Bạn bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho con uống nước Oresol, nước cháo muối, nước cơm có ít muối. Với nước oresol, bạn cần pha đúng theo tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ. Khi cho uống, cha mẹ cần cho bé uống từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc thìa.
  • Với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa và dễ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ uống nước ngọt có đường, nước trà đường, nước trái cây sản xuất công nghiệp vì các dung dịch này có thể làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng thêm.
  • Cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung kẽm sớm ngay khi bắt đầu bị tiêu chảy.
  • Tránh cho trẻ dùng các thực phẩm chứa các chất béo khó hấp thụ, các thức uống thể thao chứa nồng độ glucose và điện giải không phù hợp;
  • Bổ sung men vi sinh nhằm cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.

 

Cho trẻ uống oresol

Cho trẻ uống oresol

 

Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cần đưa trẻ đi viện để được cấp cứu kịp thời.

 

Khi nào cần đưa trẻ đi viện?

   Cha mẹ cần đưa trẻ đi viện ngay khi con có một trong những biểu hiện:

  • Trong phân của trẻ có lẫn máu;
  • Bỏ ăn, uống;
  • Nôn ói nhiều lần.
  • Đi ngoài trên 8 lần/6 giờ.
  • Trẻ có các dấu hiệu mất nước: rất khát, môi, da khô, khóc không có nước mắt…
  • Đau bụng dữ dội, dai dẳng, xuất hiện theo từng cơn;
  • Trẻ yếu, mệt mỏi, thờ ơ;
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức;
  • Dịch nôn có màu xanh;
  • Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà.

   Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung nước và điện giải tích cực. Bé cũng có thể được dùng một số loại thuốc khi cần thiết như: thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chảy, thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa, Probiotic…

 

Những điều cần làm để ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan tiêu chảy cấp ở trẻ em

    Để ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, bố mẹ nên lưu ý:

  • Trước và sau khi chăm sóc cho bé, cha mẹ cần rửa tay và khử khuẩn cẩn thận.
  • Khi xử lý phân của trẻ, tã và giấy lau cần được xử lý cẩn thận, quần áo, khăn, nệm dính phân cần được giặt sạch;
  • Thức ăn cho bé cần có nguồn gốc rõ ràng, hợp vệ sinh, được nấu chín kỹ;
  • Không cho bé ăn lại thức ăn đã cũ.

     Như vậy, tiêu chảy cấp ở trẻ em rất nguy hiểm, cha mẹ cần biết cách chăm sóc đồng thời đưa bé đến viện khi cần thiết để tránh những hậu quả đáng tiếc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844