Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị (2023)

Cập nhập: Thứ hai, 08/05/2023

 

    Với mục tiêu giúp bạn đọc có đầy đủ những thông tin quan trọng về căn bệnh gan nhiễm mỡ, chúng tôi đã biên soạn bài viết sau đây với các nội dung như gan nhiễm mỡ là bệnh gì? Triệu chứng, đối tượng nguy cơ, mức độ nguy hiểm, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh và giải đáp một số câu hỏi thường gặp. Cùng theo dõi ngay để có cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

 

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

 

Gan nhiễm mỡ là bệnh gì?

    Gan nhiễm mỡ là bệnh mà có sự tích tụ chất béo (chủ yếu là triglycerid) ở tế bào gan (lượng mỡ tích tụ >5% trọng lượng gan).

    Thông thường, ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh sẽ không có hoặc có rất ít những dấu hiệu nhận biết. Vì vậy, đa phần trường hợp gan nhiễm mỡ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đang khám để kiểm tra các vấn đề khác trên sức khỏe.

    Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ và tỉ lệ mắc căn bệnh này hiện nay rất cao. Nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.

 

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ được chia làm 3 phân độ, mỗi phân độ sẽ có những đặc điểm về triệu chứng riêng:

Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 1

    Khi bị gan nhiễm mỡ độ 1 (giai đoạn 1) với lượng mỡ chiếm 5-10% tổng trọng lượng gan thì đây là giai đoạn nhẹ nhất, không nguy hiểm và người bệnh không có triệu chứng gì.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 2

    Bệnh gan nhiễm mỡ chuyển sang độ 2 khi lượng mỡ chiếm 10-20% tổng trọng lượng gan. Khi ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như:

  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Khó tiêu.
  • Đầy  bụng.
  • Buồn nôn.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

    Vì các triệu chứng này khá phổ thông nên nhiều người thường bỏ qua và ít khi đi khám.

 

Gan nhiễm mỡ độ 2 có thể gây chán ăn

Gan nhiễm mỡ độ 2 có thể gây chán ăn

 

Triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 3

    Khi tỷ lệ mỡ trong gan lên đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan nghĩa là người bệnh đã bị gan nhiễm mỡ độ 3. Lúc này, bệnh nhân sẽ có một số biểu hiện rõ rệt hơn như:

  • Đau tức hạ sườn phải.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • U mạch nổi trên da.
  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Sụt cân nhanh.

    Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng rối loạn nội tiết tố khác như phát triển tuyến vú, gặp vấn đề về cương dương, teo tinh hoàn (ở nam), tăng, giảm cân bất thường, tắc hoặc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

 

Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ

    Nguyên nhân hàng đầu gây gan nhiễm mỡ là uống nhiều rượu. Ở người thường xuyên uống rượu, ethanol trong rượu gây tăng NADH tại tế bào gan, kích thích tổng hợp chất béo, gây tăng tổng hợp triglycerid.

   Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc gan nhiễm mỡ không phải do uống rượu mà do gặp phải một số nguyên nhân sau đây:

  • Béo phì, tăng cân không kiểm soát.
  • Sụt cân quá nhanh (Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan).
  • Dùng một số loại thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline.
  • Mỡ máu cao, chế độ ăn giàu cholesterol.
  • Mắc bệnh tiểu đường.

    Những đối tượng nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ là người nghiện rượu, người thừa cân, béo phì hoặc giảm cân không khoa học, người bệnh tiểu đường, mỡ máu cao.

 

Người béo phì có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ

Người béo phì có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ

 

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

    Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu được coi là lành tính. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, đồng thời tuân theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

    Tuy nhiên, nếu không được điều chỉnh kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ sẽ trở nên rất nguy hiểm với những biến chứng như:

  • Viêm gan nhiễm mỡ: Việc có quá nhiều mỡ bao phủ tế bào gan khiến cho chức năng lọc và thải độc tố của gan bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan. Người bệnh có thể bị suy kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
  • Xơ gan: Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ và dần dần dẫn đến bệnh xơ gan. Cấu trúc gan bị thay đổi, hoại tử hình thành các mô sẹo trong bệnh xơ gan, khiến cơ quan này suy giảm chức năng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư gan: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan nhiễm mỡ và có nguy cơ tử vong cao.

 

Người bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ bị ung thư gan nếu không điều trị bệnh hiệu quả

Người bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ bị ung thư gan nếu không điều trị bệnh hiệu quả

 

Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ

     Để biết mình có bị gan nhiễm mỡ không, người bệnh cần đi khám sớm. Như đã trình bày ở phần triệu chứng gan nhiễm mỡ, ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có dấu hiệu gì trên lâm sàng, việc chẩn đoán thường dựa vào tiền sử uống rượu, tình trạng béo phì, một số bệnh lý mắc kèm, hình ảnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm và kết quả xét nghiệm máu.

    Một số xét nghiệm được thực hiện trong chẩn đoán gan nhiễm mỡ là  Cholesterol, Triglycerid trong máu, định lượng men gan (AST, ALT, GGT), Bilirubin, Albumin, các yếu tố đông máu cơ bản, protein máu. Ngoài ra, người bệnh còn được làm xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B, C nhằm tìm kiếm sự có mặt của virus gây ra các bệnh viêm gan mạn tính như viêm gan virus B, viêm gan virus C và những bệnh lý về gan khác.

 

Điều trị gan nhiễm mỡ

    Hiện nay, vẫn chưa có phác đồ cụ thể nào trong điều trị gan nhiễm mỡ. Phương pháp cải thiện bệnh đó là kết hợp hiệu quả 4 phương pháp:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt (sẽ được trình bày cụ thể hơn ở phần tiếp theo của bài viết).
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm như tiểu đường.
  • Giảm cân (nếu thừa cân, béo phì) và giảm mỡ máu.
  • Sử dụng các chất chống oxy hóa, chiết xuất thảo dược: Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả giảm mỡ trong gan của các chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C (sử dụng kết hợp 2 loại vitamin này sẽ cải thiện được đáng kể mô học gan, giảm tình trạng viêm gan nhiễm mỡ và xơ hóa gan), Probucol (giúp hạ lipid máu, làm giảm men gan), Silymarin (thường được chiết xuất từ cây kế sữa).

 

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì và sinh hoạt như thế nào?

    Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, hoặc phòng ngừa bệnh này ở người chưa mắc.

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

    Người bệnh nên ăn:

  • Các loại rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hoá, giàu chất xơ, có tác dụng giảm cholesterol, tốt cho gan, đặc biệt là nghệ, chanh, trà xanh, dưa bắp cải, nấm vân chi, mầm hành tây, mầm rau cải xoăn, cải xoong, bông cải xanh, cải bó xôi, cải bruxen, một số loại quả như nho, xoài xanh, lựu, quả sung.
  • Dùng dầu thực vật như dầu mè, đậu nành… có chứa các axit béo không no, làm giảm cholesterol.
  • Tăng khẩu phần cá, đặc biệt là cá hồi, cá mòi, cá ngừ.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt khác như quả bơ, hạt óc chó, hạt hướng dương, bột yến mạch.

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần kiêng gì?

  • Người bệnh cần kiêng rượu bia, bỏ rượu bia (bằng BoniAncol + của Mỹ) nếu đang nghiện.
  • Không ăn đồ ăn dầu mỡ, mỡ động vật hoặc dầu thực vật đã chiên đi chiên lại nhiều lần.
  • Tránh các loại thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng, …
  • Giảm khẩu phần thịt đỏ như thịt bò, thịt heo… vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều protein và buộc gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa.
  • Tránh tiêu thụ siro ngô, hạt ngô, mật ong, củ cải đường, nước ngọt vì chúng có chứa nhiều fructose, chất này được chứng minh là gián tiếp làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tích tụ mỡ tại gan.

 

Người bệnh cần kiêng đồ ăn dầu mỡ

Người bệnh cần kiêng đồ ăn dầu mỡ

 

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần sinh hoạt, tập luyện như thế nào?

    Người bệnh gan nhiễm mỡ cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, giảm cân nếu đang béo phì, thừa cân. Tuy nhiên, việc giảm cân quá nhanh thậm chí sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, vì vậy bạn cần giảm cân một  cách từ từ.

 

Một số câu hỏi thường gặp khác về bệnh gan nhiễm mỡ

  • Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?: Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý xảy ra do sự tích tụ mỡ trong tế bào gan, mà không phải do virus hoặc vi khuẩn, vì vậy, đây không phải bệnh lý lây truyền.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không?: Như đã trình bày ở trên, bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được nếu bạn thực hiện nghiêm chỉnh các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, khi bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể được điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Gan nhiễm mỡ ăn chuối được không?: Chuối chín có hàm lượng đường và tinh bột tương đối cao, là những thành phần đáng lo ngại cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Vì vậy, chuối không hẳn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ nếu ăn nhiều. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn loại quả này ra khỏi thực đơn hàng ngày là một lựa chọn không đúng đắn. Bạn vẫn có thể ăn chuối nhưng với lượng vừa phải, từ 1-2 quả/ngày và không nên ăn quá thường xuyên.
  • Phụ nữ đang bị gan nhiễm mỡ có nên mang thai không?: Gan nhiễm mỡ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng lại có thể gây một số tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mang thai nhưng lời khuyên tốt nhất là nên điều trị hiệu quả căn bệnh này trước khi mang thai.

     Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn nắm được đầy đủ những thông tin quan trọng về bệnh gan nhiễm mỡ như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như giải đáp một số câu hỏi thường gặp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì hiệu quả?

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Bị gan nhiễm mỡ uống thuốc gì hiệu quả?

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng ngừa bệnh lý này?

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý như thế nào? Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào? Phòng ngừa gan nhiễm mỡ bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và cách khắc phục nhé!

Mách bạn các món ăn của người Nhật giúp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Một trong những yếu tố khiến người Nhật sống thọ hơn những dân tộc khác đó là họ có chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Với gan nhiễm mỡ, nghiên cứu đã chỉ ra 6 món ăn của người dân đất nước Mặt trời mọc sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844