Thiếu máu não là một tình trạng vô cùng phổ biến, có thể bắt gặp ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Mặc dù chỉ chiếm khối lượng khá nhỏ, nhưng não bộ lại là một cơ quan cần được cung cấp lượng máu nhiều nhất trong cơ thể. Chính vì vậy, khi không có đủ máu, hoạt động của não bộ và cả cơ thể đều sẽ gặp nhiều vấn đề. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Thiếu máu não - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân thiếu máu não là gì?
Não bộ của một người trưởng thành sẽ cần đến lưu lượng máu rơi vào khoảng 750 - 900ml/ phút. Thiếu máu não hiểu đơn giản là tình trạng máu lên não không đủ. Hiện tượng này có thể xảy ra cục bộ tại một khu vực nhất định hoặc trên toàn bộ não.
Nguyên nhân gây thiếu máu não toàn bộ thường được biết đến là do hạ huyết áp toàn thân, hoặc bất thường trong chức năng và cấu trúc của tim. Đối với thiếu máu não cục bộ thường xảy ra do lưu lượng máu đến não giảm đi khi mạch máu bị thu hẹp và tắc nghẽn.
Trên thực tế, tình trạng thường gặp và được quan tâm nhiều nhất là thiếu máu não cục bộ. Trong đó, các nguyên nhân khiến mạch máu bị thu hẹp và tắc nghẽn có thể kể đến như:
- Xơ vữa động mạch: Đây là trường hợp thường gặp nhất gây thiếu máu não cục bộ. Có 3 loại động mạch lớn nhất bao gồm động mạch cảnh, động mạch vành và động mạch chi dưới. Theo đó, thiếu máu não cục bộ là do xơ vữa động mạch cảnh. Còn xơ vữa động mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim và xơ vữa động mạch chi dưới gây thiếu máu đến phần cơ thể dưới.
- Huyết khối (cục máu đông): Cục máu đông hình thành trong lòng mạch sẽ theo dòng máu và có thể di chuyển đến não bộ. Các mạch máu trong não có kích thước nhỏ nên rất dễ bị bít tắc bởi huyết khối, dẫn đến thiếu máu não.
- Dị dạng mạch máu não, thoái hóa đốt sống cổ chèn ép vào mạch máu,...
Cùng với đó, các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não có thể kể đến như: Nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu, bia; ăn nhiều đồ dầu mỡ, chất béo có hại, ít ăn chất xơ; lối sống ít vận động, lười tập thể dục; căng thẳng, stress kéo dài; tăng đường huyết, kháng insulin,...
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây thiếu máu não
Triệu chứng thiếu máu não là gì?
Não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, nhưng lại tiêu thụ đến 20% lượng oxy của toàn bộ cơ thể. Thiếu máu não sẽ khiến não không nhận được đủ oxy, khả năng trao đổi chất và hoạt động bị giảm đi đáng kể.
Các triệu chứng thiếu máu não điển hình có thể kể đến là:
- Đau nhức đầu: Đây là dấu hiệu thiếu máu não phổ biến nhất. Cơn đau thường sẽ xuất hiện tại vùng bị thiếu máu, với cảm giác nhói lên. Sau đó, cơn đau có thể lan ra gây đau nửa đầu hoặc toàn bộ vô cùng khó chịu. Đau đầu thường sẽ đi kèm với mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc.
- Hoa mắt chóng mặt: Tình trạng này có thể đột ngột xuất hiện khi lượng máu đến não bất ngờ bị sụt giảm, ví dụ như khi đứng lên một cách nhanh chóng (tụt huyết áp tư thế),... Triệu chứng này kéo dài trong khoảng thời gian từ vài giây, cho đến vài phút.
- Suy giảm nhận thức: Thiếu máu não sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Người bệnh có biểu hiện dễ bị mất tập trung, chậm nhớ, khó tiếp thu kiến thức mới, thường xuyên quên những việc mới xảy ra, mất phương hướng,...
Bên cạnh đó, với đặc trưng là cơ quan chỉ huy hầu hết các hoạt động của cơ thể, chức năng của não bộ giảm sẽ khiến các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng theo. Các ảnh hưởng này có thể kể đến như: Thường xuyên cảm thấy chân tay yếu hơn, tê mỏi, ngứa ran, tê bì, giảm khả năng vận động và phối hợp các chi; mờ mắt, nhìn đôi, suy giảm thị lực; ù tai, nghe kém, nói lắp bắp,...
Thiếu máu não thường khởi phát với những biểu hiện nhẹ, khó nhận biết và có thể tăng dần theo thời gian. Do đó, nhiều người thường không để ý tới, hoặc chủ quan không đi khám. Đây là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.
Theo WHO, thiếu máu não được coi là một tác nhân dẫn đến đột quỵ. Nếu bị thiếu oxy trong khoảng 4 phút, các tế bào não sẽ chết dần và không thể khôi phục được. Điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về thần kinh, vận động, nhận thức,...
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thiếu máu não
Cách trị thiếu máu não tại nhà?
Phần lớn các trường hợp thiếu máu não đều có thể điều trị ngoại trú, chỉ những trường hợp nặng, có nguy cơ biến chứng mới cần phải nhập viện. Khi điều trị tại nhà, người bệnh sẽ được dùng thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như:
Thiếu máu não uống thuốc gì?
- Cinnarizin giúp làm giảm hoạt tính của các chất gây co mạch góp phần làm tăng lưu thông máu lên não.
- Piracetam giúp tăng cường chuyển hóa oxy và glucose trên não, cải thiện hoạt động của não bộ trong môi trường thiếu oxy, từ đó phục hồi tổn thương, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, hoa mắt, chóng mặt,...
- Ginkgo biloba: Có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu đến não, cải thiện các triệu chứng như đau đầu, sa sút trí tuệ, mất ngủ,...
- Cerebrolysin giúp điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường máu lên não.
- Các loại vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, C và sắt giúp khắc phục tình trạng thiếu máu.
+Thuốc hạ đường huyết cho người tiểu đường, hạ cholesterol máu cho người bị máu nhiễm mỡ,...
+Thuốc chống đông máu, chống ngưng kết tiểu cầu cho người bệnh có nguy cơ cao hình thành huyết khối.
+Thuốc giúp làm chậm tình trạng thoái hóa khớp, châm cứu, bấm huyệt giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường lưu thông máu lên não cho người bệnh về cột sống cổ.
+Thuốc an thần giúp điều trị mất ngủ.
Ngoài các loại thuốc trên, người bệnh cũng nên dùng thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp kiểm soát các bệnh lý này hiệu quả hơn. Ví dụ như: BoniDiabet + giúp giảm và ổn định đường huyết, mỡ máu; BoniHappy + và BoniSleep + giúp cải thiện tình trạng mất ngủ,...
Thiếu máu não ăn gì?
Nhìn chung, chế độ ăn uống của người bệnh thiếu máu não đều sẽ xoay quanh việc kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu,... nhờ đó, cải thiện lưu thông máu đến não. Các thực phẩm tốt cho người thiếu máu não có thể kể đến như:
-Các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá tuyết,...) là nguồn cung cấp omega - 3 vô cùng dồi dào, giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa và làm chậm tốc độ hình thành các mảng xơ vữa, giảm nguy cơ xuất hiện huyết khối.
- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bó xôi,...) chứa nhiều vitamin nhóm B, beta carotene, lutein,... giúp tăng cường sản sinh tế bào hồng cầu, cũng như giảm mỡ máu, đường huyết.
- Hạt óc chó giàu protein và chất béo không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Acid alpha-linolenic còn giúp bảo vệ động mạch, cải thiện huyết áp, tăng cường máu tới não và các cơ quan khác.
- Quả mọng (việt quất, dâu tây, nho,...) có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mạch máu, giảm stress oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do có hại, đồng thời hạ mỡ máu, và giảm nguy cơ hình thành huyết khối.
- Ngũ cốc nguyên hạt có chứa lượng tinh bột và chất xơ dồi dào, nên rất thích hợp cho những người có đường huyết cao. Đồng thời, loại thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và não bộ.
Các loại cá béo rất tốt cho người thiếu máu não
Tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Ngủ sai tư thế có thể gây cản trở dòng máu đến não, khiến tình trạng thiếu máu não trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh lại tư thế ngủ cho phù hợp như:
- Ngủ ở tư thế nằm nghiêng được đề xuất là tư thế ngủ dành cho người thiếu máu não, vì giúp máu được lưu thông lên não tốt hơn. Việc nằm nghiêng trái hay phải sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Ví dụ, nếu người bệnh có mắc kèm tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản, hay mang thai, thì nằm nghiêng trái sẽ phù hợp hơn, với người bị suy tim thì nằm nghiêng phải sẽ thích hợp hơn.
- Ngủ ở tư thế nằm ngửa phù hợp hơn với những người bệnh thiếu máu não có thể bị đau nhức vai khi nằm nghiêng. Bên cạnh đó, nằm ngửa cũng giúp giữ cho cột sống thẳng hàng, ngăn ngừa được các cơn đau nhức ở lưng hoặc cổ.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh lý thiếu máu não. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM: