Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2019 cho thấy, trong số các ca tử vong do bệnh tim mạch tại quốc gia này thì có đến 41,3% là bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, cao hơn nhiều so với các bệnh khác như đột quỵ, cao huyết áp, suy tim…
Để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh đó, cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Bệnh động mạch vành là gì?
Bệnh động mạch vành là gì?
Động mạch vành là các động mạch cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim, giúp tim có thể đảm bảo được chức năng bơm máu của mình. Trong đó, hệ động mạch vành bao gồm động mạch vành phải và động mạch vành trái. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (1 - 3cm) sau đó lại chia thành hai nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mạch mũ.
Bệnh động mạch vành là bệnh có sự xuất hiện của những mảng xơ vữa trong lòng các mạch máu này, từ đó gây hẹp hoặc tắc lòng mạch. Hậu quả là, lưu lượng máu giàu oxy đến tim bị giảm xuống, cơ tim sẽ dần bị tổn thương do thiếu oxy nuôi dưỡng.
Nếu tình trạng thiếu máu ở tim kéo dài và không được cải thiện, cơ tim sẽ bị hoại tử, xuất hiện những tổn thương vĩnh viễn, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng bơm máu của cơ quan này và dẫn đến tử vong.
Bệnh động mạch vành có triệu chứng gì?
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch vành đó là những cơn đau thắt ngực với các đặc điểm như:
- Đau như bị bóp chặt lại, nặng nề vùng ngực như bị vật nặng đè lên.
- Cơn đau dễ xuất hiện hoặc tăng lên khi người bệnh gắng sức, đau giảm đi khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành.
- Cơn đau thường xuất hiện sau xương ức hay vùng giữa ngực, đôi khi có thể đau vùng bụng, một số trường hợp cơn đau lan sang vai trái, tay trái, lên cổ hoặc xương hàm.
- Cảm giác nóng rát, tê vùng ngực.
- Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà cơn đau có thể kéo dài 15 phút hoặc hàng giờ.
Người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như cảm thấy buồn nôn và nôn, khó thở hoặc vã mồ hôi.
Bệnh động mạch vành gây các cơn đau thắt ngực
Bệnh động mạch vành nguy hiểm như thế nào?
Người mắc bệnh động mạch vành có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhồi máu cơ tim và đột tử: Nếu bề mặt mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành bị vỡ, tiểu cầu sẽ kết tụ lại với nhau tại đây để cố gắng sửa chữa tổn thương, tạo thành cục huyết khối, gây bít hoàn toàn lòng mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Thống kê cho thấy, có 30 - 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị đột tử trước khi đến bệnh viện.
- Suy tim: Do cơ tim bị thiếu máu lâu ngày khiến tim suy yếu, không đảm bảo khả năng bơm máu cho cơ thể.
- Rối loạn nhịp tim: Như block nhĩ thất, rung nhĩ, ngoại tâm thu thất do sẹo cơ tim nhồi máu, nhịp nhanh thất hoặc rung thất.
- Đứt dây chằng van tim, sa lá van, giãn vòng van, tâm thất trái co bóp bất thường dẫn đến hở van tim nặng. Cuối cùng, tim của người bệnh ngày càng to ra và tình trạng suy tim tiến triển nặng thêm.
Nguyên nhân của bệnh động mạch vành là gì?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh động mạch vành đó là do sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa, làm hẹp hoặc tắc lòng động mạch vành. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên mảng xơ vữa đó là:
- Bệnh cao huyết áp.
- Không kiểm soát tốt đường huyết trong bệnh tiểu đường.
- Rối loạn lipid máu.
- Hút thuốc lá.
Những người hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, lười vận động, có các bệnh lý mắc kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính, tăng mỡ máu hay có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch vành sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với những người khác.
Có những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành nào?
Mục tiêu khi điều trị bệnh động mạch vành đó là tăng cường cung cấp máu cho tim, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ cần thay đổi lối sống kết hợp với các biện pháp như sau:
- Điều trị bằng thuốc: Các thuốc dùng trong điều trị bệnh động mạch vành là thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel), thuốc hạ mỡ máu, thuốc điều trị bệnh mắc kèm. Người bệnh cần uống thuốc đều đặn và lâu dài, trong đó thuốc chống kết tập tiểu cầu phải uống suốt đời, đặc biệt ở người đã có nhồi máu cơ tim, có đặt stent hay mổ bắc cầu mạch vành.
- Can thiệp động mạch vành qua da và đặt stent, trong đó đặt stent động mạch sẽ giúp mở rộng lòng mạch bị hẹp và giữ nó không hẹp lại.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Dùng một đoạn động hoặc tĩnh mạch làm cầu nối bắc qua vị trí mạch vành tổn thương, nối phía sau đoạn hẹp. Nhờ đó, máu sẽ được cung cấp cho vùng cơ tim bị thiếu máu sau chỗ hẹp thông qua cầu nối mới.
Trong quá trình điều trị bệnh động mạch vành, người bệnh cần lưu ý:
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Tái khám định kỳ theo hướng dẫn.
- Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh thì cần tái khám ngay.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ.
Làm cách nào để phòng ngừa bệnh động mạch vành?
Có thể thấy, bệnh động mạch vành rất nguy hiểm, vì vậy bạn cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả ngay từ bây giờ, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao, cụ thể:
- Bỏ thuốc lá nếu đang có thói quen hút thuốc. Bạn nên sử dụng sản phẩm Boni-Smok để bỏ thuốc lá dễ dàng và hiệu quả.
- Hạn chế uống rượu bia.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ăn dầu mỡ, tinh bột, thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Kiểm soát cân nặng: Tránh thừa cân, quá béo, duy trì BMI < 25.
- Theo dõi, kiểm tra định kỳ, điều trị và kiểm soát các bệnh nền theo hướng dẫn.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp những thông tin quan trọng về bệnh động mạch vành, giúp bạn biết được nó nguy hiểm như thế nào, có những triệu chứng gì, cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp. Chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ và cách phòng ngừa
- Suy giảm miễn dịch - Cần làm gì để vẫn luôn sống khỏe mạnh?