Tìm hiểu mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa

Cập nhập: Thứ bảy, 04/03/2023

 

   Trong những năm gần đây, số người mắc các bệnh về gan, tiêu biểu như xơ gan đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân là bởi sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, uống rượu bia nhiều và đặc biệt là lạm dụng thuốc tây bừa bãi. Điều này là một mối nguy ngại lớn vì gan bị tổn thương sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa nhé!

 

xơ gan

Tìm hiểu mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa

 

4 giai đoạn phát triển của xơ gan và dấu hiệu nhận biết

   Xơ gan là một bệnh lý gan mãn tính, trong đó tế bào gan bị thoái hóa hoại tử và được thay thế bởi những đám tế bào gan tăng sinh, tạo thành các cấu trúc mới, bao bọc bởi những sợi xơ, khiến hình thái và chức năng gan bị đảo lộn. Khi các mô xơ này xuất hiện ngày càng nhiều, dòng máu qua gan ngày càng bị hạn chế, từ đó làm giảm chức năng gan. Xơ gan phát triển qua 4 giai đoạn gồm:

Xơ gan giai đoạn F1

   Giai đoạn 1 là mức độ nhẹ nhất của xơ gan. Ở giai đoạn này, các mô xơ mới bắt đầu hình thành, các tế bào gan khỏe mạnh vẫn còn khả năng bù trừ chức năng cho các tế bào bị xơ hóa nên chưa gây ra nhiều ảnh hưởng. Các triệu chứng của xơ gan F1 thường vô cùng mờ nhạt, và chỉ xuất hiện lẻ tẻ, nên khiến nhiều người bỏ qua, hoặc nhầm là rối loạn tiêu hóa.

Xơ gan giai đoạn F2

  Ở giai đoạn này, gan xuất hiện nhiều tổn thương hơn và các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn. Các mô xơ hóa cũng được quan sát rõ nét hơn khi người bệnh đi khám.

  Triệu chứng cửa xơ gan F2 gồm có: đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ vào buổi chiều tối, nước tiểu vàng đậm, da tay chân bị vàng, đau hạ sườn phải, chảy máu cam, chảy máu chân răng, móng tay, móng chân khô lại, và có màu trắng hơn.

Xơ gan giai đoạn F3

   Tại giai đoạn 3, các vùng vị xâm chiếm bởi mô xơ đã tăng lên về số lượng lẫn kích thước. Các tế bào gan bình thường bị quá tải, không còn có thể bù đắp được cho những mô xơ, chất độc tích tụ trong gan nhiều hơn, dẫn đến chức năng gan suy giảm rõ rệt.

    Xơ gan F3 biểu hiện bằng các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng, đi ngoài phân đen, buồn nôn, và có thể nôn ra máu. Dịch tích tụ ở bàn chân gây phù chân, ấn vào có vết lõm, bụng to lên, ứ dịch, ấn vào thấy đau dữ dội. Vùng da bị vàng lan ra toàn thân, nhịp tim tăng, thường xuyên thấy chóng mặt, và dễ ngất xỉu.

 

Vàng mắt là dấu hiệu của xơ gan

Vàng mắt là dấu hiệu của xơ gan

 

Xơ gan giai đoạn F4

   Đây là giai đoạn nặng nhất của quá trình xơ hóa, các tế bào gan bị tổn thương hoàn toàn. Gan mất hoàn toàn chức năng, diễn biến của bệnh tồi tệ hơn và người bệnh có thể gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng dịch cổ chướng, hội chứng gan thận, vỡ rốn, xuất huyết tiêu hóa, tăng áp lực động mạch phổi, hôn mê gan, và ung thư gan. Giải pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh trong giai đoạn này là ghép gan.

 

Phòng ngừa xơ gan bằng cách nào?

    Hiện nay, y học đã xác định được rất nhiều yếu tố khác nhau gây xơ gan, trong đó phải kể đến là lạm dụng rượu, viêm gan virus, hay bị gan nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, và sử dụng quá nhiều thuốc tây, thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc...

    Từ những nguyên nhân này, chúng ta sẽ có những cách phòng ngừa xơ gan như sau:

Không sử dụng rượu thường xuyên

   Điều tốt nhất để phòng ngừa xơ gan là bạn hãy bỏ hẳn rượu, tuy nhiên điều này thực sự rất khó trong thời đại hiện nay. Do đó, bạn hãy hạn chế uống rượu nhiều nhất có thể. Nếu bắt buộc phải uống rượu, bạn hãy sử dụng sản phẩm BoniAncol + để giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa rượu và bảo vệ gan.

Ngừng hút thuốc lá

   Các chất độc trong khói thuốc lá gây hại đến toàn bộ cơ thể, trong đó có gan. Do đó, bạn cũng cần ngừng hút thuốc lá. Bạn hãy dùng nước súc miệng Boni-Smok để giúp bỏ thuốc lá dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tiêm phòng viêm gan B

   Việc tiêm vacxin viêm gan B sẽ giúp cho khả năng phòng bệnh lên tới 95%. Nhờ đó, bạn cũng sẽ giảm được nguy cơ mắc phải xơ gan và cả ung thư gan. Mũi đầu tiên sẽ được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Liều 2, 3 ,4 được tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều là 28 ngày. Liều cuối cùng được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. 

    Người lớn có thể chọn 1 trong 2 phác đồ sau:

  • Phác đồ: 0-1-6 nghĩa là liều thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 là 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).
  • Phác đồ 0-1-2-12 tức là tiêm 3 liều liên tiếp cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều thứ 3 là 1 năm.

   Bên cạnh đó, bạn nên xét nghiệm HbsAb (là một loại kháng thể có khả năng chống lại virus viêm gan B) sau tiêm phòng 5 năm một lần và nhắc lại 1 liều vacxin nếu xét nghiệm HBsAb < 10 mIU/ml.

Ăn uống lành mạnh

   Bạn nên lựa chọn những thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ và không chứa hóa chất độc hại, hóa chất bảo vệ thực vật. Bạn cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế sử dụng chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol, tinh bột tinh chế, đường, chất tạo ngọt nhân tạo,...

 

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có lá gan khỏe

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có lá gan khỏe

 

Tăng cường tập thể dục

   Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng chuyển hóa, bài tiết và đào thải các độc tố tích lũy. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 phút cho việc tập luyện, và duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần.

Giải độc gan

   Các cách đơn giản để giải độc gan có thể kể đến như:

  • Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Uống nước ép cần tây, các loại rau họ cải, chanh tươi, rau má, củ dền đỏ, bưởi, táo, bí đao, việt quất, bơ,...
  • Uống nước đậu xanh, đậu đen.
  • Sử dụng các thảo dược như cà gai leo, atiso, râu ngô, ...

Thăm khám định kỳ

    Bạn nên dành thời gian đi khám tổng quát định kỳ, đặc biệt là khi có các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tiền sử mắc viêm gan, hay nếu đang phải dùng nhiều loại thuốc tây y.

    Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về mức độ nguy hiểm của xơ gan qua 4 giai đoạn và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: xơ gan

Bài viết cùng chủ đề

Xơ gan là gì? Bệnh xơ gan có chữa được không?

Nguy hiểm, cần điều trị lâu dài và phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt nghiêm ngặt là những điều thường được nhắc về bệnh xơ gan.

Tỷ lệ mắc mới, tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam tăng nhanh

Tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, khoảng 182.000 ca mỗi năm kéo theo nhiều trường hợp tử vong.

Suy gan - Các giai đoạn, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Suy gan phát triển qua những giai đoạn nào? Phòng ngừa suy gan bằng cách nào?

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Chuyên gia giải đáp: Người bệnh tiểu đường bị gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?

Mách bạn các món ăn của người Nhật giúp phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Một trong những yếu tố khiến người Nhật sống thọ hơn những dân tộc khác đó là họ có chế độ ăn tốt cho sức khỏe. Với gan nhiễm mỡ, nghiên cứu đã chỉ ra 6 món ăn của người dân đất nước Mặt trời mọc sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844