Thuốc điều trị Alzheimer Lecanemab có thể ngăn chặn các sợi beta amyloid trôi nổi trong não

Cập nhập: Thứ bảy, 13/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Sau khi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt Aducanumab trong điều trị Alzheimer vào năm 2021 và nhận nhiều ý kiến tranh cãi thì mới đây, tháng 01 năm 2023, cơ quan này đã phê duyệt thêm Lecanemab cho điều trị căn bệnh này dựa trên kết quả từ nghiên cứu giai đoạn 3 cho thấy Lecanemab làm giảm mảng bám beta amyloid ở trong não người bệnh. Vậy thực sự, hiệu quả và tính an toàn của Lecanemab như thế nào? Đây liệu có phải là “hy vọng mới” cho người bệnh Alzheimer hay không? Hãy cùng giải đáp trong bài viết dưới đây.

 

Thuốc điều trị Alzheimer Lecanemab

Thuốc điều trị Alzheimer Lecanemab

 

Beta amyloid có vai trò gì trong cơ chế gây bệnh Alzheimer?

   Sa sút trí tuệ là một trong những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng nhiều nhất tới chất lượng cuộc sống cũng như hoạt động thường ngày của người bệnh và cả người chăm sóc. Ước tính trên thế giới hiện nay, sa sút trí tuệ đang ảnh hưởng tới khoảng 55 triệu người. Trong đó Alzheimer được xem là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm từ 60 đến 80% trường hợp sa sút trí tuệ.

Cơ chế bệnh sinh của Alzheimer được giải thích theo hai giả thuyết:

  • Giả thuyết ngoại bào: Do sự hình thành và tích tụ của các mảng bám beta amyloid từ quá trình thoái biến của protein tiền chất amyloid (amyloid precursor protein - APP).

Các mảng amyloid này gây cản trở quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin giữa các tế bào thần kinh. Vì vậy mà người bệnh có các triệu chứng mất trí nhớ, suy giảm khả năng lập luận, khó khăn trong giải quyết các vấn đề, rối loạn chức năng ngôn ngữ… 

 

Cơ chế gây bệnh Alzheimer

Cơ chế gây bệnh Alzheimer

 

  • Giả thuyết nội bào: Sự hình thành các đám rối thần kinh (NFT) bên trong tế bào do quá trình phosphoryl hóa quá mức protein TAU. Những đám rối thần kinh này tích lũy ngày càng nhiều, dẫn đến sự sụp đổ của bộ khung tế bào, gây chết tế bào thần kinh. Do đó, ức chế quá trình phosphoryl hóa protein TAU được xem là một trong những mục tiêu của điều trị Alzheimer.

   Như vậy, beta amyloid là một trong hai yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của Alzheimer. Ngăn cản sự hình thành, kết dính của beta amyloid chính là hướng đi cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc điều trị bệnh.

 

Lecanemab - thuốc được FDA chấp thuận, liệu có thực sự là niềm hy vọng cho người bệnh Alzheimer?

   Trước khi đến với Lecanemab, hãy cùng điểm qua một số loại thuốc đã và đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị Alzheimer.

   Đầu tiên phải kể tới đó là nhóm thuốc điều trị triệu chứng, nhóm này bao gồm:

  • Donepezil, galantamine, rivastigmine: Các thuốc này thuộc nhóm kháng men acetylcholinesterase tham gia vào quá trình phân hủy acetylcholine. Do đó làm tăng cả nồng độ và thời gian hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, nhờ vậy mà có tác dụng điều trị triệu chứng của Alzheimer ở mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Memantine: Được chỉ định điều trị triệu chứng ở mức độ trung bình đến nặng trong bệnh Alzheimer.

   Tuy vậy, kể từ trước năm 2020 thì chưa có bất kỳ một loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị căn nguyên của Alzheimer đó là sự tích tụ của beta amyloid và đám rối thần kinh.

   Cho tới ngày 07/06/2021, Aducanumab của công ty công nghệ sinh học Biogen đã trở thành thuốc điều trị căn nguyên bệnh Alzheimer đầu tiên được FDA phê duyệt. Đây là một loại thuốc tiêm tĩnh mạch có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer nhờ cơ chế hoạt động dựa trên giả thuyết beta amyloid.

Tuy vậy, sự xuất hiện của Aducanumab nhanh chóng nhận được nhiều phản ứng trái chiều bởi một số nguyên nhân:

  • Thứ nhất: Quá trình phê duyệt Aducanumab của FDA diễn ra quá nhanh. Loại thuốc này mới chỉ có hai nghiên cứu chất lượng trên một cỡ mẫu không đủ lớn tại thời điểm được phê duyệt.

 

Tiến trình phê duyệt Aducanumab của FDA

Tiến trình phê duyệt Aducanumab của FDA

 

  • Thứ hai: Tỷ lệ rủi ro cao so với lợi ích. Khi mà lợi ích thực tế của Aducanumab trên lâm sàng vẫn chưa thực sự được sáng tỏ thì loại thuốc này đã xuất hiện một tác dụng phụ nghiêm trọng đó là gây xuất huyếtphù nề trong não (ARIA). Tỷ lệ ARIA trong các thử nghiệm sau đó được báo cáo là có thể lên tới 40%.

   Chính vì những lý do như vậy mà Aducanumab đã vấp phải một làn sóng phản đối và từ chối đưa vào danh mục chi trả bảo hiểm của hầu hết các công ty bảo hiểm tư nhân và hệ thống y tế lớn.

   Trong bối cảnh đó, ngày 06/01/2023, FDA tiếp tục phê duyệt cho một loại thuốc khác trong điều trị Alzheimer, đó là Lecanemab. Cũng giống như Aducanumab thì loại thuốc mới này cũng tác động vào một trong hai căn nguyên chính gây Alzheimer là beta amyloid.

   Trước khi các mảng beta amyloid này được kết tụ thành những mảng lớn, gây cản trở tới sự giao tiếp giữa các tế bào thần kinh thì chúng tồn tại dưới dạng các mảng nhỏ hơn. Những mảng beta amyloid nhỏ này sẽ “trôi nổi” trong não bộ. Trong khi đó, Lecanemab được xem là có thể loại bỏ các khối kết dính beta amyloid này, ngăn không cho chúng kết tụ thành mảng lớn. Nhờ vậy mà Lecanemab có tác dụng điều trị Alzheimer trong giai đoạn sớm của bệnh, khi mà chưa có sự kết tụ của quá nhiều mảng amyloid.

   Một nghiên cứu giai đoạn 3 được công bố vào tháng 11 năm 2022 trên Tạp chí Y học New England, Van Dyck và các cộng sự đã kiểm tra tác dụng của Lecanemab (10mg mỗi 2 tuần) so với giả dược ở những bệnh nhân từ 50-90 tuổi mắc Alzheimer mức độ nhẹ, với 898 và 897 bệnh nhân trong mỗi nhóm thử nghiệm.

   Kết quả thử nghiệm cho thấy, Lecanemab đã làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer nhẹ tới 27% so với giả dược. Kết quả thử nghiệm của Lecanemab cũng được coi là đáng hứa hẹn hơn so với Aducanumab.

   Về mặt tác dụng phụ, Lecanemab cũng gây phù, xuất huyết não (ARIA) ở 12,6% bệnh nhân so với chỉ 1,7% ở nhóm dùng giả dược. Như vậy, Lecanemab có thể là một loại thuốc hứa hẹn cho bệnh nhân Alzheimer thể nhẹ trong tương lai nhưng người bệnh sẽ cần phải chụp MRI não thường xuyên để theo dõi tác dụng phụ của loại thuốc này, và điều này có thể sẽ rất tốn kém cho người bệnh.

   Như vậy, cuộc chiến giữa nền y học hiện đại và Alzheimer vẫn đang diễn ra từng ngày. Chúng ta hãy cùng chờ đợi thêm kết quả từ các nghiên cứu về tác dụng, tính an toàn của Lecanemab và hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị mới trong tương lai. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Mỹ phát hiện nguyên nhân mới gây ung thư, tiểu đường, Alzheimer

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra vi khuẩn porphyromonas gingivalis (Pg) (vi khuẩn sinh sôi trong miệng và gây ra bệnh bệnh nha chu - gum disease) có thể là nguyên nhân gây ung thư, tiểu đường và chứng mất trí nhớ (Alzheimer).

Làm cách nào để não bộ sản xuất nhiều tế bào thần kinh hơn?

 Làm cách nào để não bộ sản xuất nhiều tế bào thần kinh hơn?

Nghiên cứu mới: Vệ sinh răng miệng tốt làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Thần kinh học Neurology cho thấy đánh răng giúp tăng cường trí não và giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Trứng cá tầm có tác dụng gì? Hé lộ bí mật đằng sau loại thực phẩm xa xỉ nhất hành tinh

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của trứng cá tầm, cũng như vì sao nó lại đắt đỏ như vậy nhé!

Thêm thuốc mới hứa hẹn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer

Thuốc Donanemab kỳ vọng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer, căn bệnh gây sa sút trí tuệ và tử vong sớm đang tăng nhanh trên khắp thế giới.
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà