Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Cập nhập: Thứ hai, 17/04/2023

 

   Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể. Theo thống kê, có khoảng 8% nam giới bị mù màu đỏ và xanh lá ở Bắc Âu, còn người Châu Á và Châu Phi thì khoảng 3%. Tỷ lệ mù màu xanh dương và màu vàng chỉ rơi vào khoảng 1/10.000 dân số.

   Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cũng như cách chữa căn bệnh này nhé!

 

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

 

Mù màu là căn bệnh như thế nào?

   Võng mạc của chúng ta có chứa tế bào hình que và hình nón. Trong đó, tế bào hình que giúp chúng ta quan sát trong bóng tối, nhưng không cảm thụ màu. Tế bào hình nón xuất hiện ở trung tâm võng mạc lại giúp cảm nhận về màu sắc.

    Bệnh mù màu xảy ra khi một hoặc nhiều tế bào hình nón không có, hoặc không hoạt động, khiến người bệnh cảm nhận màu khác với bình thường. Các loại mù màu có thể kể đến như:

Mù màu đỏ – xanh lá cây

   Đây là tình trạng này phổ biến nhất, với 4 dạng là:

  • Bất thường ở tế bào cảm nhận sắc tố màu xanh lục khiến người bệnh nhìn màu vàng và xanh lá cây thành đỏ, khó phân biệt tím và xanh lam.
  • Bất thường ở tế bào cảm nhận sắc tố đỏ khiến người bệnh nhìn đỏ, cam, vàng thành xanh lục và màu sắc không được tươi sáng.
  • Các tế bào cảm nhận sắc tố đỏ ngừng hoạt động khiến màu đỏ bị nhìn thành đen.
  • Các tế bào cảm nhận sắc tố màu xanh lá cây ngừng hoạt động khiến màu đỏ bị nhìn thành vàng nâu, xanh lục thành màu vàng đậm.

Mù màu xanh – vàng

   Tình trạng này ít phổ biến hơn và có 2 loại là:

  • Các tế bào cảm nhận sắc tố màu xanh bị giảm chức năng khiến màu xanh lam nhìn thành xanh lá cây, khó phân biệt đỏ và vàng.
  • Các tế bào không cảm nhận được sắc tố xanh lam khiến cho màu xanh lam bị nhìn thành xanh lá cây, hồng thành tím hoặc nâu nhạt.

Mù màu đơn sắc

   Trong tình trạng này, người bệnh không nhìn thấy màu. Các tế bào hình que có thể không chứa bất kỳ sắc tố nào khiến người bệnh chỉ nhìn thấy 3 màu: trắng, đen, xám, đồng thời cảm thấy khó chịu trong điều kiện nhiều ánh sáng. Một trường hợp khác là do hai trong ba sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động.

 

Người bệnh mù màu sẽ có cảm nhận sai lệch về màu sắc

Người bệnh mù màu sẽ có cảm nhận sai lệch về màu sắc

 

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì?

   Nguyên nhân gây bệnh mù màu phổ biến nhất là do các vấn đề về di truyền, cụ thể là bất thường liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính. Những người bệnh mù màu có sự đột biến, hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, gây ra rối loạn ở tế bào hình nón cảm thụ ánh sáng ở mắt.

   Chính vì vậy, bệnh thường phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới. Bởi lẽ, nam giới có chỉ có 1 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y. Trong khi đó, nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc để lấn át gen mù màu trên nhiễm sắc thể X.

  Còn nữ giới thì có 2 nhiễm sắc thể X, nên nếu việc 1 trong 2 bị bất thường thì nhiễm sắc thể còn lại vẫn có thể đảm nhiệm việc sản xuất tế bào cảm nhận màu sắc.

   Bên cạnh nguyên nhân di truyền, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến mù màu là:

  • Tuổi tác và quá trình lão hóa khiến số lượng các tế bào giảm sút, thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm theo.
  • Biến chứng của một số bệnh như: Tiểu đường, tim mạch, tăng nhãn áp, alzheimer, parkinson, bạch cầu, thoái hóa điểm vàng,…
  • Sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống động kinh tiagabine được chứng minh làm giảm khả năng nhìn màu ở khoảng 41% số người dùng, hay thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn thần kinh,…
  • Phơi nhiễm với một số hóa chất độc hại như styrene hay disulfua cacbon cũng có thể gây ra chứng mù màu.

 

Chẩn đoán bệnh mù màu bằng cách nào?

   Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh mù màu bằng cách sử dụng các bài test như:

Bài test mù màu Ishihara

   Người bệnh được nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số dấu chấm sẽ tạo thành hình dạng hoặc số. Nếu bị mù màu đỏ - xanh lá, họ sẽ khó nhận ra những hình dạng và số đó, thậm chí là không nhìn thấy.

Bài test mù màu HRR

   Bài test này được thiết kế tương tự như bài test Ishihara, nhưng dùng để phát hiện người bị mù màu xanh - vàng.

 

Bài test mù màu Ishihara và HRR

Bài test mù màu Ishihara và HRR

 

Bài test mù màu Cambridge

   Người bệnh sẽ được tìm một hình chữ C với màu sắc khác với nền. Nếu nhìn thấy, người bệnh nhấn một trong bốn phím như hướng dẫn.

Bài test mù màu bằng kính loạn sắc

   Người bệnh được nhìn qua một thấu kính có vòng tròn với nửa trên là ánh sáng vàng, và nửa dưới là đỏ và xanh lá. Người bệnh điều chỉnh kính cho đến khi cả hai nửa có cùng màu và độ sáng, từ đó các bác sĩ sẽ biết được họ có bị mù màu hay không.

Bộ dụng cụ test mù màu Farnsworth–Munsell 100

   Bộ dụng cụ này gồm các khối hoặc chốt có những sắc thái khác nhau của cùng một màu. Nhiệm vụ của người bệnh là sắp xếp chúng theo một thứ tự nhất định. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ biết được người bệnh có thể cảm nhận được những thay đổi sắc thái của màu sắc hay không.

 

Cách điều trị bệnh mù màu là gì?

   Bệnh mù màu không thể điều trị nếu là nguyên nhân do bẩm sinh. Nếu tình trạng mù màu bắt nguồn từ thuốc, hoặc biến chứng từ những bệnh khác thì có thể cải thiện được khi ngừng dùng thuốc, hoặc các bệnh lý giảm nhẹ.

   Hiện nay, để hỗ trợ người bị mù màu, các nhà khoa học đã phát minh ra kính lọc màu sắc. Loại kính này không chữa dứt điểm bệnh, nhưng sẽ giúp cho người bệnh phân biệt màu sắc dễ dàng hơn.

   Một ví dụ là kính Enchroma với bộ lọc quang học đặc biệt, có khả năng loại bỏ những bước sóng ánh sáng nhất định. Từ đó, tỷ lệ ánh sáng sẽ được điều chỉnh chính xác hơn trước khi đi vào mắt. Những người mắc bệnh mù màu có thể phân biệt được màu sắc rõ ràng hơn rất nhiều. Cùng với đó, một số loại kính áp tròng cũng giúp người bệnh phân biệt được màu sắc.

  Đồng thời, người thân nên hỗ trợ người bệnh sắp xếp và đánh dấu lên những bộ quần áo có màu giống nhau. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, một loạt các ứng dụng hỗ trợ phân biệt màu sắc đã được phát triển và tích hợp trên nền tảng Android và IOS, giúp người dùng có thể tải xuống để sử dụng.

 

kính chuyên dụng để nhận biết màu sắc

Người bệnh mù màu được dùng kính chuyên dụng để nhận biết màu sắc dễ hơn

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về nguyên nhân gây bệnh mù màu và cách điều trị. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Run tay là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Run tay có thể là biểu hiện của các bệnh như parkinson, sau đột quỵ hoặc chấn thương não, bệnh xơ cứng rải rác hoặc do nghề nghiệp

Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Với bệnh parkinson, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có những biện pháp giúp trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về chủ đề này

Mách bạn công thức siêu nước ép thải độc cơ thể, phòng chống bệnh tật

Nước ép thải độc cơ thể từ táo, củ dền đỏ, cà rốt, cần tây, gừng và dưa chuột là công thức tuyệt vời giúp bạn sống khỏe mỗi ngày.

Hưởng ứng tuần lễ Glocom thế giới - Căn bệnh khiến 24.000 người Việt mù lòa

Hưởng ứng tuần lễ Glocom thế giới - Căn bệnh khiến 24.000 người Việt mù lòa

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, cũng như các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844