Hưởng ứng tuần lễ Glocom thế giới - Căn bệnh khiến 24.000 người Việt mù lòa

Cập nhập: Thứ ba, 14/03/2023

 

   “Tuần lễ Glocom thế giới” là hoạt động được tổ chức hàng năm bởi Hiệp hội Glocom Thế giới (WGA) nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trước căn bệnh glocom (tăng nhãn áp) - căn bệnh được xem là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai, chỉ sau đục thủy tinh thể. Năm 2023, “Tuần lễ Glocom thế giới” được diễn ra từ ngày 12 - 18/03/2023 với chủ đề “Thế giới tươi sáng, hãy cứu lấy thị giác của bạn”.

 

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (Glocom) - Căn bệnh khiến gần 24.000 người Việt bị mù lòa

 

Tăng nhãn áp - Nguyên nhân gây mù lòa thứ hai trên thế giới

   Tăng nhãn áp (hay còn gọi là Glocom, cườm nước, thiên đầu thống) là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác qua cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thần kinh thị giác bị tổn thương ngày càng trầm trọng, cuối cùng dẫn đến mất thị lực không hồi phục (mù lòa vĩnh viễn).

   Tăng nhãn áp được mệnh danh là “kẻ đánh cắp thị lực” vì khi đã mắc phải, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ mù lòa bất cứ lúc nào. Theo thống kê, tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù lòa thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau đục thủy tinh thể.

   Tại “Tuần lễ Glocom thế giới 2023”, WGA đã đưa ra những con số báo động về căn bệnh này:

  • Trên thế giới đang có khoảng 78 triệu người mắc tăng nhãn áp; 111,8 triệu người được dự đoán mắc tăng nhãn áp vào năm 2040.
  • 50% người đang sống chung với bệnh tăng nhãn áp nhưng không biết mình mắc bệnh.
  • 90% người bệnh tăng nhãn áp không được phát hiện ở các nước đang phát triển.
  • 1 tỷ người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc mắt.

   Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Mắt Trung ương, cả nước có hơn 380.000 người bị mù hai mắt. Trong đó, có hơn 24.000 người bị mù do tăng nhãn áp, đây là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh mang ý nghĩa rất lớn.

 

Việt Nam hưởng ứng ngày tăng nhãn áp thế giới 2023

   Để hưởng ứng “Tuần lễ Glocom thế giới 2023”, bác sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, bệnh viện sẽ tổ chức chương trình khám tầm soát và tư vấn miễn phí về bệnh tăng nhãn áp cho 300 bệnh nhân vào ngày 17/03.

   Trước đó, Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã công bố nghiên cứu khoa học “Tầm soát bệnh glocom bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EyeDr”. Kết hợp với hoạt động khám tầm soát và tư vấn bệnh miễn phí, đây được xem là tín hiệu đáng mừng để người bệnh được sớm phát hiện và điều trị bệnh tăng nhãn áp, qua đó tránh nguy cơ dẫn đến mù lòa.

   Tuy nhiên, tăng nhãn áp là căn bệnh có dấu hiệu tương đối mờ nhạt và dễ gây nhầm lẫn ở những giai đoạn đầu, người bệnh thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng này. Do đó, nhận biết triệu chứng bệnh và đi khám kịp thời là điều rất quan trọng.

 

Người bệnh cần đi khám ngay

Người bệnh cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu của bệnh

  

Dự phòng sớm bệnh lý tăng nhãn áp

   Để nhận biết, dự phòng sớm bệnh lý tăng nhãn áp, mỗi người cần nắm rõ hai điều gồm: Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và triệu chứng của bệnh.

   Những người có nguy cơ cao mắc tăng nhãn áp:

  • Có người thân mắc bệnh tăng nhãn áp (Yếu tố di truyền)
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần corticoid kéo dài
  • Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, cao huyết áp hoặc từng bị chấn thương ở mắt
  • Người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu…
  • Người có nhãn áp cao trên 25 mmHg (đo bằng Maclakov)
  • Người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ bị tăng nhãn áp càng lớn. Phụ nữ có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao gấp 2 lần đàn ông

   Triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp:

  • Mắt nhìn mờ như có một màng sương che
  • Mất dần tầm nhìn ngoại vi: thấy vùng rìa của sự vật có màu xám đen
  • Thấy chói sáng, hào quang như cầu vồng quanh bóng đèn
  • Đau nhức hốc mắt, cộm mắt
  • Chảy nước mắt, mắt sưng, đỏ
  • Mắt căng tức, sờ vào thấy cứng như hòn bi
  • Đau nhức đầu, đặc biệt là vùng đỉnh đầu
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
  • Buồn nôn, nôn

 

Tăng nhãn áp có điều trị dứt điểm được không?

   Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tăng nhãn áp. Mục đích điều trị bệnh là làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tổn thương lên dây thần kinh thị giác. Cần xác định chính xác thể bệnh và giai đoạn bệnh bởi phương pháp điều trị là không giống nhau.

Sử dụng thuốc

   Người bệnh tăng nhãn áp có thể được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống có cơ chế hạ nhãn áp. Điều trị bằng thuốc mỗi ngày để kiểm soát áp lực trong mắt.

   Bên cạnh lợi ích, thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng mắt, sưng đỏ mắt, đau rát, nhìn mờ, mệt mỏi, châm chích… Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn gặp bất kỳ một phản ứng phụ nào trong quá trình dùng thuốc.

Can thiệp ngoại khoa

    Hiện nay có 4 phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị tăng nhãn áp.

  • Cắt bè củng giác mạc: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt, từ đó tạo đường cho thủy dịch thoát ra ngoài, ổn định áp lực trong mắt.
  • Cấy ghép ống thoát thủy dịch: Sử dụng một chiếc ống có chiều dài khoảng 1,3 cm từ chất liệu silicon ghép vào trong mắt bệnh nhân. Chiếc ống này đóng vai trò như một lối thoát cho thủy dịch đi ra ngoài mắt. Tuy nhiên phương pháp này khiến bệnh nhân khá khó chịu sau mổ, cần phải băng mắt và theo dõi tới vài tuần.
  • Quang đông thể mi: Chiếu laser vào thể mi (bộ phận sản xuất thủy dịch của mắt) để làm giảm lượng thủy dịch thoát ra, từ đó hạ nhãn áp.
  • Chiếu laser: Nhằm tạo ra các lỗ nhỏ trên mống mắt, hình thành kênh mới cho thủy dịch thoát ra ngoài, làm hạ nhãn áp. Đây là kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, được áp dụng rất phổ biến bởi hiệu quả cao, ít biến chứng. Tuy vậy, người bệnh tăng nhãn áp sau can thiệp vẫn cần theo dõi trong khoảng 2-5 năm tiếp theo để phòng bệnh tái phát.

 

Điều trị tăng nhãn áp

Điều trị tăng nhãn áp bằng phương pháp phẫu thuật

  

 “Tuần lễ Glocom thế giới 2023” vẫn đang được hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực. Bạn hãy chú ý tới những biểu hiện sớm của bệnh, tìm hiểu về tiền sử gia đình và các rủi ro khác, đi khám mắt định kỳ ít nhất 1 đến 2 năm/lần để ngăn ngừa nguy cơ mù lòa do bệnh lý tăng nhãn áp. Cám ơn các bạn đã đón xem!   

 

XEM THÊM:

Chủ đề: tăng nhãn áp

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là gì? Có chữa khỏi được hay không?

Mù màu là một căn bệnh rối loạn sắc giác khiến người bệnh không phân biệt được chính xác màu sắc của các vật thể.Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh quáng gà, cũng như các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa nhé!
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844