WHO cảnh báo virus Marburg lây lan nhanh ở nhiều quốc gia

Cập nhập: Thứ ba, 28/03/2023

 

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, số ca nhiễm virus Marburg đang gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia cho thấy khả năng lây truyền của virus rộng lớn hơn. WHO cũng khuyến cáo giới chức tăng cường ứng phó để ngăn chặn đợt bùng phát do đây là virus đặc biệt nguy hiểm.

 

virus Marburg

Quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm virus Marburg là Tanzania

 

Marburg đang lây lan nhanh

   Ông Matshidiso Moeti, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi cho biết, hiện virus Marburg ở nhiều khu vực, trong phạm vi 160km - điều này “cho thấy khả năng lây truyền virus rộng hơn”. Quốc gia mới nhất ghi nhận ca nhiễm là Tanzania, đây là đợt bùng phát đầu tiên tại quốc gia này với 8 người xuất hiện triệu chứng trong đó 5 người đã tử vong. Trước đó, 9 người ở Guinea Xích đạo tử vong vì virus này. Cameroon phát hiện 2 trường hợp nghi mắc.

   Ông Moeti cho biết: “Sự phân bố địa lý rộng rãi của các ca bệnh và mối liên hệ dịch tễ học không chắc chắn ở các vùng cho thấy khả năng lây lan virus trong cộng đồng mà không bị phát hiện”.

   "Nỗ lực của các cơ quan y tế Tanzania trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy quyết tâm ứng phó hiệu quả với đợt bùng phát. Chúng tôi đang hợp tác với chính phủ để nhanh chóng tăng cường kiểm soát, nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và chấm dứt đợt bùng phát càng sớm càng tốt"

   WHO đang hỗ trợ Bộ Y tế Tanzania triển khai đội cấp cứu đến thành phố Kagera để thực hiện thêm các cuộc điều tra dịch tễ học. Nhóm cấp cứu sẽ tập trung vào việc tích cực tìm kiếm ca bệnh trong cộng đồng và các cơ sở y tế để xác định thêm người tiếp xúc và cung cấp dịch vụ chăm sóc thích hợp cho họ.

 

chưa có vaccine để dự phòng

Hiện tại vẫn chưa có vaccine để dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu virus Marburg

 

Chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc hiệu để điều trị Virus Marburg

   WHO cho biết, hiện tại vẫn chưa có vaccine để dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu virus Marburg. Người mắc bệnh sẽ phải cách ly nghiêm ngặt và phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ như bù nước điện giải, chống xuất huyết, truyền máu... Nếu có biểu hiện nặng, bệnh nhân cần thở oxy, hồi sức chống suy đa tạng…Cho dù áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực, người mắc bệnh đều có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao

   Theo PGS. TS. Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai: Virus có thể lây nhiễm từ động vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm bệnh, lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người bệnh hoặc các bề mặt nhiễm mầm bệnh. Thời gian ủ bệnh dao động từ 2 đến 21 ngày, bắt đầu với sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau cơ.

   Khoảng ngày thứ năm sau khi khởi bệnh, có thể xuất hiện ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng). Buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện. Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan. Chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn do bệnh này có triệu chứng tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác (sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết do Ebola…).

 

Cảnh giác phòng ngừa lây nhiễm virus Marburg

   TS.BS Phùng Mạnh Thắng - Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy khuyến cáo: Cần cảnh báo cho mọi người về khả năng lây nhiễm của bệnh. Tăng cường cảnh giác, phát hiện sớm các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam thông qua khai thác tiền sử dịch tễ và triệu chứng lâm sàng:

  • Yếu tố dịch tễ: Đi về từ khu vực Tây Phi hoặc có tiếp xúc với ca nghi ngờ hoặc ca xác định nhiễm virus Marburg mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp.
  • Triệu chứng lâm sàng: sốt cao, ớn lạnh, đau đầu dữ dội, đau cơ, ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng), buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy…mà không lý giải được đầy đủ bệnh lý lâm sàng bằng một nguyên nhân khác.
  • Đồng thời, lập tức tiến hành cách ly người bệnh. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc và giọt bắn. Tăng cường vệ sinh các bề mặt hay tiếp xúc (2 lần/ngày và khi bẩn).
  • Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây: Tăng cường thực hiện vệ sinh tay (theo 6 bước, 5 thời điểm). Các khoa có khả năng tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Marburg cần dự trù phương tiện phòng hộ cá nhân: áo choàng hoặc tạp dề dài tay, găng tay, khẩu trang, tấm chắn… Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi tiếp xúc với ca nghi ngờ.

 

Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm virus Marburg

   PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho hay trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Marburg, Việt Nam đã có cảnh báo để kịp thời phát hiện ca bệnh.

   Đây là dịch bệnh được lưu hành từ rất lâu trên thế giới. "Tuy nhiên, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm virus Marburg. Trước đây, chúng ta cũng chưa từng xuất hiện ca bệnh", PGS Phu nói.

   Hiện virus Marburg cũng chưa xuất hiện tại khu vực châu Á. Với sự giao thương hiện tại, nguy cơ lây truyền hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang, lo lắng.

   Trước đó, Bộ Y tế có công văn số 1452 yêu cầu các địa phương trên cả nước có biện pháp tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc virus Marburg.

   Hành khách nhập cảnh từ các nước châu Phi có dịch Marburg sẽ phải giám sát y tế trong vòng 21 ngày. Đồng thời, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng...

 

XEM THÊM:

 

Chủ đề: virus Marburg
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844