Bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng nhiễm trùng. Tiêu biểu như trường hợp của ông Long, 69 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, sốc nhiễm trùng nặng, bác sĩ chẩn đoán do viêm nướu răng gây thủng thành họng, lan đến lồng ngực. Theo bác sĩ điều trị, đây là ca bệnh tiên lượng tử vong cao do nhiễm trùng nặng trên cơ địa tiểu đường.
Bị áp xe lan rộng do biến chứng nhiễm trùng tiểu đường.
Bị áp xe từ cổ lan đến ngực do biến chứng nhiễm trùng tiểu đường
Mới đây, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM có tiếp nhận trường hợp của ông Long (69 tuổi) bị sốc nhiễm trùng nặng trên cơ địa tiểu đường. Bác sĩ chẩn đoán ông bị viêm nướu răng gây thủng thành họng, lan đến lồng ngực.
Vùng bên phải cổ của ông Long sưng to, từ bên trái cổ đến ngực đau dữ dội. Ông không tự ăn uống được, không thể nói, thở nhanh, lơ mơ. Phim chụp cắt lớp vùng cổ ngực bệnh nhân ghi nhận hình ảnh ổ dịch (áp xe) cùng nhiều hốc khí lan rộng từ sàn miệng qua vùng cổ bên phải đến chỗ vỡ xoang lê (thành trước bên họng). Ổ áp xe lan rộng toàn bộ vùng cổ, phía trước lan qua khí quản đến cổ bên trái, phía sau lan ra đến cột sống cổ và sau khí quản, phía dưới đi sâu vào trong trung thất trước (phần ngực ở giữa hai phổi, phía trước tim và ngay sau xương ức).
Ngày 12/1, Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Khiêm Huy, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM đánh giá đây là ca bệnh tiên lượng tử vong cao do nhiễm trùng nặng trên cơ địa tiểu đường. Người bệnh có đường huyết cao, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng lan rộng nhanh chóng.
Sau 13 ngày điều trị, vết thương của ông Long sạch, thể trạng cải thiện. Ông được tạo hình vạt cơ ức chũm có cuống để đóng kín lỗ thông giữa khoang miệng và vết thương; cắt lọc, đóng vết thương vùng cổ.
Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng nhiễm trùng?
Tình trạng nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường thường kéo dài, khó điều trị và có thể tái phát nhiều lần. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể diễn biến khó lường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân do:
- Đường huyết cao: Lượng đường trong máu cao là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển, sinh sôi và gây bệnh. Do đó, ở bệnh nhân tiểu đường, chỉ một vết xước nhỏ cũng có thể khiến họ nhiễm trùng dai dẳng.
- Mất cảm giác: Biến chứng thần kinh khiến người bệnh tiểu đường bị tê bì, mất cảm giác. Vì vậy, họ thường phát hiện ra các vết thương muộn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Lưu thông máu kém: Đường huyết cao khiến các mạch máu ngoại biên bị tổn thương. Máu lưu thông kém, giảm lượng máu đến các chi, điều này khiến các vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Suy giảm miễn dịch: Ở người bệnh tiểu đường, chức năng của các tế bào đa nhân trung tính, đại thực bào và các tế bào miễn dịch bị suy giảm đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi để những vi sinh vật có hại xâm nhập và gây bệnh.
Vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần chú ý phòng ngừa nhiễm trùng. Nếu bị các bệnh viêm nhiễm, bệnh nhân cần đi khám và điều trị kịp thời.
Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Để phòng tránh, người bệnh nên kiểm soát tốt đường huyết của bản thân. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM:
- WHO thông báo: 10.000 ca Covid tử vong trong 1 tháng!
- Tiêm tế bào gốc làm đẹp đón tết: Người phụ nữ bị sốc phản vệ