“Bút thần kỳ” khám vi chất dinh dưỡng cho trẻ - Cảnh giác chiêu trò bán hàng mới

Cập nhập: Thứ năm, 04/05/2023

Mục lục [Ẩn]

 

   Thiếu vi chất là tình trạng mà rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải, tuy nhiên để xác định được trẻ thiếu vi chất gì, có cần bổ sung hay không thì cần khám ở các cơ sở y tế và phải làm những xét nghiệm cần thiết.

   Thế nhưng gần đây lại xuất hiện nhiều quảng cáo về một loại “bút thần kỳ” giúp phát hiện trẻ thiếu các loại vi chất. Thực hư công dụng của chiếc bút này ra sao hay chỉ là chiêu trò bán hàng tinh vi bằng cách hù dọa các bậc phụ huynh từ kết quả thăm khám của loại bút này.

 

Thực hư “bút thần kỳ” khám vi chất dinh dưỡng cho trẻ

   Tại một gian hàng tư vấn mang tên “Trạm dinh dưỡng”, thăm khám sức khỏe dinh dưỡng trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, các nhân viên luôn miệng giới thiệu về một loại “bút thần kỳ” giúp phát hiện trẻ đang thiếu vi chất dinh dưỡng nào chỉ bằng cách lăn ngòi bút lên da bé. Chính vì vậy mà rất đông phụ huynh cho con em đến thăm khám tìm hiểu.

   Sau vài phút dùng ngòi bút di chuyển trên đầu ngón tay, chân, nhân viên thông báo đã có kết quả trên màn hình điện thoại. Các màu xanh, đỏ, vàng thể hiện tình trạng thiếu nhiều hay ít các vitamin và vi chất dinh dưỡng.

 

Thực hư “bút thần kỳ” khám vi chất dinh dưỡng cho trẻ

Nguồn: Vtv 24h

 

   Kết quả được chuyển đến bàn của một bác sĩ tư vấn. Phụ huynh sẽ được kê vào đơn thuốc một loạt các loại thực phẩm chức năng để bổ sung vi chất, cho dù theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng không được phép kê vào đơn thuốc. Với giá trung bình từ khoảng 300.000 - 500.000 đồng/1 hộp, mỗi đứa trẻ đến đây khám đều phải mua từ 2 - 3 hộp thực phẩm chức năng theo tư vấn của bác sĩ.

   TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay chưa có một xét nghiệm nào chạm vào tay hoặc vào chân em bé để phát hiện thiếu vi chất, mà vẫn phải dựa vào xét nghiệm máu thì mới đánh giá được là thiếu vi chất

   Qua tìm hiểu, đây thực chất là chiêu trò thu hút bán hàng của các đại lý phân phối thực phẩm chức năng. Tuy nhiên với chương trình được gọi tên là “Trạm dinh dưỡng”, rất nhiều các bậc phụ huynh đang bị đánh lừa bởi chiêu trò này.

 

Mạo danh cả bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để thu hút người dân

   Không chỉ dừng lại ở việc dùng “bút thần kỳ” để hù họa các bậc phụ huynh, cái gọi là “Trạm dinh dưỡng” còn đưa cả những poster giới thiệu có bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương, thường xuyên có mặt tại điểm tư vấn để kê đơn bán các loại thực phẩm chức năng.

 

Poster giới thiệu bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương

Poster giới thiệu bác sĩ đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương

 

   Một bác sĩ có mặt ở chương trình Trạm dinh dưỡng cho biết mình công tác ở khoa Nhi chung, Bệnh viện Nhi Trung ương. Thế nhưng trong số 22 chuyên khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương, không có bất cứ khoa nào có tên gọi là khoa Nhi chung. Sau khi tiếp nhận thông tin và tiến hành rà soát, Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định không có bác sỹ nào có tên gọi Nguyễn Thị Hiền đang công tác tại bệnh viện như các nội dung quảng bá của chương trình trạm dinh dưỡng.

 

Bác sĩ giả mạo khám, tư vấn và kê đơn thuốc là đủ loại thực phẩm chức năng cho trẻ sử dụng.

Bác sĩ giả mạo khám, tư vấn và kê đơn thuốc là đủ loại thực phẩm chức năng cho trẻ sử dụng.

 

   PGS.TS Phạm Thu Hiền – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Chúng tôi đã cho kiểm tra một cách tổng thể toàn bộ 500 cán bộ bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương, không có trường hợp nào tên là Nguyễn Thị Hiền. Có những trường hợp phát hiện không phải nhân viên của Bệnh viện Nhi Trung ương thì chúng tôi đã làm văn bản gửi cho Sở Y tế".

   Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý trường hợp mạo danh theo quy định của bệnh viện. Đồng thời khuyến cáo người dân không nên nghe theo tư vấn của các chương trình khám dinh dưỡng chưa được các cơ quan chức năng kiểm chứng. Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu thiếu vi chất cần đưa đến các bệnh viện đúng với chức năng chuyên môn để khám và điều trị.

 

Gợi ý một số thực phẩm bổ sung vi chất cho trẻ qua bữa ăn hàng ngày

   Thiếu vi chất là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Cha mẹ có thể bổ sung vi chất thông qua bữa ăn hàng ngày như sau:

 

Thành phần

Lợi ích

Công dụng

Nguồn thức ăn

Vitamin C

Chống oxy hóa, cần thiết cho việc hình thành collagen để giúp da săn chắc, tốt cho răng và lợi, giúp mạch máu khỏe mạnh, gia tăng việc hấp thu chất sắt và tăng khả năng chống nhiễm trùng.

Giảm sức đề kháng

Nhiều loại rau tươi và trái cây như bông cải xanh, ớt xanh, đỏ, cải bẹ xanh, giá đổ, chanh, bưởi, dâu tây

Sắt

Giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Hỗ trợ phát triển não bộ, tăng cường hệ miễn dịch

Thiếu máu, giảm sức đề kháng và chậm phát triển thể lực trí não.

Các loại thịt đỏ, trứng, rau xanh đậm, các loại đậu, ngũ cốc, các loại thực phẩm bổ sung sắt.

Kẽm

Cần thiết cho việc sinh sản, sự tăng trưởng, phục hồi tế bào và tăng cường miễn dịch

Biếng ăn, dễ nhiễm trùng, chậm phát triển giới tính.

Thịt, hải sản, gan, trứng, sữa, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt

Canxi

Cần thiết cho răng và xương khỏe mạnh, giúp kháng thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể và bảo tồn hệ thần kinh

Còi xương và chậm phát triển

Sản phẩm sữa, bông cải xoăn, cải xanh, bắp cải, đậu hủ cá mòi, cá hồi.

Vitamin D

Thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng canxi, phốt pho giúp xương và răng chắc khỏe.

Vàng da, còi xương

Phô mai, trứng, gan cá hồi, bơ thực vật, da có thể hấp thu vitamin D nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Vitamin A

Cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào mắt, giúp sáng da, sự tăng trưởng khỏe mạnh tăng độ sáng của mắt.

Khô mắt, có thể gây mù

Các loại rau quả màu xanh đậm hay màu vàng như cà chua, bí đỏ....

 

XEM THÊM:

 

Bài viết cùng chủ đề

Thiếu máu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thiếu máu nhé!

Làm cách nào để phát hiện thịt bò có nhiễm sán hay không?

Mặc dù có nhiều lợi ích với sức khỏe, nhưng thịt bò cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe, nhất là khi nó bị nhiễm ký sinh trùng như sán. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết thịt bò có nhiễm sán nhé!

Vướng thủ tục, 74 bệnh viện tại Đồng bằng sông Cửu Long báo động đỏ thiếu máu

Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ đang thiếu máu trầm trọng để cung ứng cho 74 bệnh viện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nguyên nhân được đưa ra là do những khó khăn trong công tác đấu thầu

Đưa máu từ Hà Nội vào chi viện cho các tỉnh miền Tây

Khoảng 1.000 đơn vị máu sẽ được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều chế thành các chế phẩm máu an toàn, cung cấp cho các bệnh viện ở khu vực Tây Nam Bộ nhằm giải quyết cấp bách tình trạng thiếu máu diện rộng tại đây.

Thiếu máu: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về tình trạng thiếu máu, hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Chương trình khuyến mãi, tích điểm tặng quà