Vàng da là bệnh gì? Cần làm gì khi có dấu hiệu vàng da?

Cập nhập: Thứ tư, 03/05/2023

 

  “Vàng da là bệnh gì?” là câu hỏi mà không ít người thắc mắc khi vô tình quan sát thấy da trên cơ thể ngả vàng bất thường. Đặc biệt, tình trạng này thường đi kèm việc kết mạc mắt cũng chuyển vàng, đem đến sự hoang mang và lo lắng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây vàng da, cũng như những việc cần làm khi gặp dấu hiệu này nhé!

 

Vàng da là bệnh gì

Vàng da là bệnh gì? Cần làm gì khi có dấu hiệu vàng da?

 

Vàng da là bệnh gì?

   Vàng da, vàng mắt là tình trạng xảy ra khi nồng độ bilirubin trong máu tăng lên cao hơn nhiều so với mức bình thường. Bilirubin là sắc tố có màu vàng cam được giải phóng ra khi tế bào hồng cầu bị phá hủy. Bình thường, gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa bilirubin - các sản phẩm chuyển hóa này sẽ theo dịch mật đổ vào tá tràng, rồi được đào thải ra ngoài theo phân.

   Chính vì vậy, khi lượng bilirubin được tạo ra tăng lên, hoặc quá trình đào thải bị gián đoạn, thì sẽ dẫn đến tình trạng vàng da. Trong đó, vàng da được bắt gặp trong các bệnh lý như:

Các bệnh khiến hồng cầu bị phá hủy quá mức

  Cứ mỗi 4 tháng, những tế bào hồng cầu cũ trong cơ thể sẽ chết đi và được thay thế bằng những hồng cầu mới. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, một lượng lớn hồng cầu chết đi quá nhanh. Lượng bilirubin giải phóng ra vượt qua khả năng chuyển hóa của gan, từ đó gây vàng da, vàng mắt.

   Các nguyên nhân đứng sau điều này là:

  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm: Đây là bệnh lý do đột biến gen sản xuất hemoglobin, khiến hồng cầu trở nên cứng, dính, có hình như lưỡi liềm và nhanh chóng bị phá vỡ sau khoảng 10 - 20 ngày.
  • Tan máu bẩm sinh: Đây là bệnh lý do đột biến gen liên quan đến sự tổng hợp các chuỗi globin, khiến cho hồng cầu vỡ sớm.
  • Thiếu men G6PD: Men G6PD khiến cho các tế bào hồng cầu dễ dàng bị tấn công và phá hủy nhanh chóng bởi các chất oxy hóa trong cơ thể.
  • Hội chứng tăng ure máu tán huyết: Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng hồng cầu và tiểu cầu bị phá hủy gây thiếu máu và giảm tiểu cầu.
  • Sốt rét: Bệnh lý này gây ra bởi ký sinh trùng sốt rét Plasmodium do muỗi truyền sang người. Ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào tế bào gan, sau đó đi vào máu và phá hủy các tế bào hồng cầu.

 

Thiếu máu hồng cầu hình liềm gây vàng da

Thiếu máu hồng cầu hình liềm gây vàng da

 

Các bệnh lý làm giảm chức năng gan

   Khi các tế bào gan bị tổn thương, khả năng chuyển hóa và đào thải bilirubin sẽ bị giảm sút khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng lên và gây vàng da. Các nguyên nhân gây tổn thương gan có thể kể đến như:

  • Viêm gan cấp tính: Đây là tình trạng số lượng các tế bào gan bị hủy hoại quá mức do nhiễm virus, vi khuẩn, lạm dụng rượu, dùng thuốc hay các bệnh tự miễn.
  • Xơ gan: Đây là hiện tượng các tế bào gan chết đi, không phục hồi được và bị thay thế bằng các mô xơ. Số lượng và diện tích các mô xơ càng lớn thì chức năng của gan càng bị giảm sút.
  • Ung thư gan: Tình trạng này xảy ra khi các tế bào ác tính xuất hiện tại gan. Nguyên nhân là do các tế bào gan bị đột biến (nguyên phát), hoặc do di căn từ các bộ phận khác (thứ phát).
  • Một số hội chứng di truyền như hội chứng Crigler-Najjar, hội chứng Dubin-Johnson và Rotor.

Các bệnh lý làm giảm đào thải bilirubin

   Hẹp hoặc nghẽn ống mật chủ khiến cho việc chuyển dịch mật chứa bilirubin từ các ống dẫn mật nhỏ trong gan về ống mật chủ bị cản trở. Dịch mật tràn vào máu gây vàng da. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là:

  • Sỏi mật hình thành trong túi mật, sau đó thoát ra và mắc kẹt tại ống mật chủ, khiến dịch mật không thể đổ vào tá tràng.
  • Ung thư đầu tụy: Các khối u phát triển lớn, chèn ép vào ống mật và làm tắc dòng chảy của dịch mật.
  • Viêm tụy cấp gây phù nề, tắc dòng chảy của dịch mật. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp là do nghiện rượu nặng, dùng thuốc, bệnh tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương,
  • Viêm đường mật dẫn đến xơ hóa, làm thu hẹp đường dẫn mật.
  • Ung thư túi mật xâm lấn đến các ống mật chủ, và chèn ép gây tắc nghẽn.

 

Sỏi mật gây tắc ống mật chủ, dẫn đến vàng da

Sỏi mật gây tắc ống mật chủ, dẫn đến vàng da

 

Một số nguyên nhân gây vàng da không do bệnh lý

   Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng vàng da có thể xuất phát từ việc sử dụng thuốc hoặc nhiễm phải một số chất độc hại, ví dụ như:

  • Ngộ độc paracetamol gây tổn thương gan.
  • Tác dụng phụ của thuốc amiodarone (chống loạn nhịp tim), isoniazid và rifampicin (thuốc kháng lao), NSAIDs, amoxicillin - clavulanate, chloramphenicol, nitrofurantoin, probenecid (điều trị gút), statin (điều trị mỡ máu), Ethinyl estradiol (thuốc tránh thai),...
  • Ngộ độc hydrocacbon và dung môi dễ bay hơi, carbon tetrachloride, phốt pho, alkaloids pyrrolizidine,...

 

Cần làm gì khi bị vàng da?

    Khi nhận thấy màu sắc da và kết mạc mắt chuyển sang màu vàng bất thường, người bệnh cần đến những cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ thăm khám, sử dụng các xét nghiệm giúp định lượng bilirubin máu, siêu âm bụng và chụp CT nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh, và từ đó lên phương hướng điều trị.

   Trong một số trường hợp, người bệnh có sử dụng thêm các loại nước ép rau củ, trái cây để giúp tăng cường việc đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể, giảm hiện tượng vàng da. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. Các loại nước ép này có thể kể đến như:

  • Nước ép củ cải có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất giúp thanh lọc và loại bỏ lượng bilirubin ra khỏi gan và máu. Bạn có thể sử dụng 2 - 3 ly nước ép củ cải để giúp cải thiện tình trạng vàng da hiệu quả hơn.
  • Lá húng quế giúp cải thiện chức năng gan, chống lại sự oxy hóa các tế bào gan.
  • Nước chanh giúp lợi tiểu, gia tăng hoạt động của gan, thải trừ chất độc tích tụ ở mật, kích thích bàng quang co bóp, giúp đẩy mật vào trong ruột non.
  • Nước dừa cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp làm mát gan, thải độc gan, cải thiện chức năng gan.

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “vàng da là bệnh gì?”, cũng như những việc cần làm khi bị vàng da. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Bài viết cùng chủ đề

Tan máu bẩm sinh: Bạn biết gì về căn bệnh này?

Tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền có tỷ lệ mắc cao nhất trên thế giới. Theo thông tin từ Liên đoàn Thalassemia Thế giới năm 2012, có đến 7% dân số thế giới mang gen gây bệnh.

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Làm sao để cải thiện?

Bệnh truyền nhiễm do muỗi gia tăng vì hiện tượng El Nino

 Theo Bộ Y tế cho biết, năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...

7 dấu hiệu gan không tốt và cách phòng ngừa

Gan là một cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Việc nhận biết các dấu hiệu gan không tốt giúp bạn có phương pháp...
Ý kiến bạn đọc

Bài viết liên quan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Gọi ngay cho dược sĩ để được tư vấn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844